Bà bầu ho có đờm là hệ quả của việc sức đề kháng bị suy giảm hoặc do mắc phải các bệnh lý về đường hô hấp. Vậy tình trạng ho ra đờm có gây ra vấn đề nguy hiểm gì không và hướng khắc phục ra sao? Hãy cùng tìm hiểu về vấn đề này thông qua những nội dung trong bài viết sau.
Bà bầu ho có đờm đặc có sao không?
Việc phụ nữ trong thời kỳ mang thai bị cảm cúm, ho, cảm lạnh là triệu chứng thường xảy ra khá phổ biến. Khi bị ho ra đờm, mẹ bầu sẽ luôn cảm thấy ngứa cổ, cơ thể khó chịu. Điều này sẽ gây ảnh hưởng lớn đến việc nghỉ ngơi cũng như sinh hoạt hằng ngày.
Trên thực tế, chứng ho có đờm ở bà bầu thường không quá nguy hiểm. Trong trường hợp nặng, đờm sẽ chuyển sang màu xanh hoặc vàng. Khi ấy, mẹ bầu cần phải lựa chọn hướng điều trị sao cho phù hợp. Nếu tình trạng này để lâu sẽ khiến cho bệnh ngày một trở nặng và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm khác.
Mẹ bầu bị ho ra đờm trong thời kỳ mang thai nếu không điều trị kịp thời sẽ gây ra những hậu quả sau:
- Mẹ bầu bị ho nhiều, đau ngực, cổ họng bị sưng đau. Khi ấy, lớp niêm mạc ở hầu họng sẽ bị tấy đỏ và gây ra triệu chứng khó nuốt, cơ thể mệt mỏi, chán ăn.Tình trạng này nếu xảy ra thường xuyên sẽ khiến cho thai nhi không được cung cấp đủ lượng dinh dưỡng, từ đó cơ thể sẽ bị chậm phát triển.
- Bà bầu khi ho mạnh, gắng sức ho sẽ khiến cho tử cung bị kích thích. Lúc này, nguy cơ gây ra động thai và sinh con non sẽ khá cao.
- Nếu ho có đờm ở mẹ bầu xảy ra do cơ thể bị nhiễm trùng bởi vi rút, vi khuẩn, thai nhi có thể bị ảnh hưởng. Trường hợp nghiêm trọng hơn có thể gây mất tim thai một cách đột ngột.
- Tình trạng ho trong thời gian 3 tháng đầu khi mang thai có thể khiến mẹ bầu bị sảy thai nếu như phôi thai chưa thực sự ổn định.
Bên cạnh đó, ho trong thời gian mang thai cũng có thể là triệu chứng của một số căn bệnh viêm nhiễm nguy hiểm như:
- Viêm xoang: Trong trường hợp ho có đờm ở bà bầu xảy ra trong thời gian dài sẽ có thể gây ra tình trạng nhiễm trùng cấp. Đây chính là nguyên nhân gây ra chứng viêm xoang. Khi ấy, bệnh nhân sẽ xuất hiện các triệu chứng đi kèm như ngạt mũi, khó thở, xoang mũi bị chảy dịch, vùng mặt bị đau nhức. Nếu tình trạng này không được khắc phục một cách kịp thời sẽ gây ra chứng xoang mãn tính.
- Viêm phổi: Khi bà bầu bị ho liên tục theo từng cơn, đờm sẽ chuyển sang màu vàng hoặc xanh. Có thể nói đây là tình trạng viêm nhiễm ở mức độ cấp tính, bệnh đang diễn tiến nặng và cần điều trị theo phác đồ của bác sĩ.
- Viêm phế quản mãn tính: Ho có đờm ở mẹ bầu có thể là dấu hiệu bệnh viêm phế quản mãn tính vốn là căn bệnh rất khó chữa khỏi dứt điểm, do đó có thể gây ảnh hưởng tiêu cực đến thai nhi.
- Lao phổi: Tình trạng ho ra đờm có lẫn máu tươi, đờm có màu trắng đục thường khiến cho bệnh nhân bị sốt vào mỗi buổi chiều. Chính vì vậy, mẹ bầu nên khắc phục sớm tình trạng bệnh, tránh gây ảnh hưởng đến sức khỏe của mình và thai nhi.
Cách trị ho có đờm cho bà bầu
Đề điều trị bệnh, mẹ bầu có thể áp dụng các bài thuốc dân gian hoặc sử dụng thuốc Tây y.
Bài thuốc dân gian trị ho có đờm
- Tắc chưng mật ong: Bạn lấy 4 đến 5 quả tắc rồi cắt đôi. Sau đó bạn cho tắc vào trong bát rồi đổ mật ong vào. Bạn đem chưng hỗn hợp cách thủy trong thời gian khoảng 20 phút. Sau khi chưng, bạn ăn cả nước lẫn cái. Duy trì thực hiện mỗi ngày từ 2 đến 3 lần để thấy được sự cải thiện rõ rệt.
- Trị ho có đờm với bài thuốc từ tỏi nướng: Bạn lấy 2 củ tỏi rồi đem đi rửa cho thật sạch và đem nướng trong thời gian từ 15 đến 20 phút. Sau đó, bạn bóc phần vỏ ở bên ngoài rồi dùng phần thịt ở bên trong. Duy trì mỗi ngày dùng một lần vào mỗi buổi sáng trong thời gian từ 3 đến 5 ngày để làm thuyên giảm những triệu chứng ho.
- Sử dụng dầu khuynh diệp: Bạn cho 3 đến 5 giọt dầu khuynh diệp vào trong bồn tắm. Sau đó bạn ngâm mình trong thời gian từ 10 đến 15 phút. Bên cạnh đó, bạn có thể dùng dầu để xoa vào lòng bàn chân. Tiếp theo bạn mát xa một cách nhẹ nhàng rồi đeo tất vào đi ngủ để giúp cho cơ thể được giữ ấm.
- Giảm ho với trà bạc hà: Bạn lấy một nắm lá bạc hà tươi, đem đi rửa cho thật sạch và vò nát, cho vào trong ấm. Bạn hãm trong thời gian khoảng 15 phút rồi cho thêm mật ong hoặc đường vào, sử dụng khi còn ấm.
Sử dụng các loại thuốc Tây trị ho có đờm ở bà bầu
Trong trường hợp tình trạng bệnh chuyển biến nặng, ho do căn bệnh viêm phổi, đờm có màu vàng hoặc xanh, bác sĩ sẽ chỉ định bà bầu sử dụng những nhóm thuốc sau:
- Siro long đờm, giảm ho: Thông thường, những nhóm thuốc có nguồn gốc từ thảo dược, điển hình như thuốc ho Prospan và một số loại siro ho từ thảo dược khác thường lựa chọn ưu tiên cho phụ nữ có thai.
- Thuốc kháng sinh trị ho có đờm ở bà bầu: Thuốc kháng sinh bao gồm nhóm thuốc kìm khuẩn, thuốc diệt khuẩn. Trong đó phải kể đến như Erythromycin, Amoxicillin, Penicillin. Loại thuốc này bắt buộc phải dùng đến thuốc kháng sinh kèm theo, tuy vậy không được bác sĩ khuyến khích bệnh nhân sử dụng.
- Vitamin tổng hợp, thuốc bổ: Thuốc bổ và vitamin có tác dụng bổ sung lượng vi chất đầy đủ cho cơ thể và tăng cường sức đề kháng. Từ đó giúp người bệnh nhanh chóng đẩy lùi bệnh tật.
Sử dụng thuốc Tây y để điều trị ho có đờm có thể gây ra một số phụ gây ảnh hưởng đến thai nhi và sức khỏe của mẹ. Do đó, mẹ bầu tuyệt đối không nên sử dụng thuốc. Đồng thời cần phải tuân thủ theo hướng dẫn chỉ định của bác sĩ.
Bà bầu ho có đờm tưởng là triệu chứng bình thường nhưng lại tiềm ẩn rất nhiều rủi ro. Do đó, mẹ bầu nên đến các cơ sở y tế để được điều trị kịp thời nhằm hạn chế những tác động tiêu cực có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe.