• Login
No Result
View All Result
WHO Việt Nam - Bảo vệ sức khỏe của bạn
  • Trang chủ
  • Cơn ho
  • Cột sống
  • Dinh dưỡng
  • Đĩa đệm
  • Lưng
  • Phế quản
  • Thuốc
  • Tin tức
  • Trang chủ
  • Cơn ho
  • Cột sống
  • Dinh dưỡng
  • Đĩa đệm
  • Lưng
  • Phế quản
  • Thuốc
  • Tin tức
No Result
View All Result
WHO Việt Nam - Bảo vệ sức khỏe của bạn
No Result
View All Result
Home Vấn đề về phế quản

Các bài tập yoga cho người bị hen suyễn và lưu ý trong quá trình tập

WHO VietNam by WHO VietNam
27/07/2023
in Vấn đề về phế quản
0
0
SHARES
0
VIEWS
Share on FacebookShare on Twitter

Yoga là một môn thể thao giúp cải thiện cả sức khỏe cả về thể chất lẫn tinh thần, giúp cơ thể đạt đến trạng thái hài hòa trong cả hơi thở và tâm hồn. Vì thế, chúng không chỉ đơn giản là những bài tập thông thường mà còn được ứng dụng rất nhiều trong việc chữa bệnh. Vậy, những bài tập yoga cho người bị hen suyễn có gì khác biệt? Chúng ta cần lưu ý gì khi luyện tập những bài yoga này? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp thắc mắc của bạn.

Bài tập yoga cho người bị hen suyễn

Như chúng ta đã biết, người bệnh thường dễ lên cơn hen khi phải gắng sức liên tục trong thời gian dài. Vì thế, các bài tập yoga cho người bị hen suyễn cũng có một vài điểm khác biệt nhất định so với các bài tập thông thường. Theo các chuyên gia, người bệnh nên luyện tập những bài yoga dưới đây, vì chúng rất phù hợp với họ.

Bài tập thở Yogic

Không có gì ngạc nhiên khi các bài tập thở trong yoga đứng đầu danh sách về mức độ phù hợp với người bị hen suyễn. Trong đó, đơn giản nhất chính là bài tập thở Yogic, hay còn gọi là thở luân phiên hai bên mũi. Để thực hiện bài tập, bạn ngồi chân sàn phẳng trong tư thế bắt chéo chân.

Nếu đặt ngón tay cái lên mũi phải thì hít vào bằng mũi trái. Nếu đặt ngón áp út lên mũi trái thì thở ra bằng mũi phải. Thực hiện luân phiên như vậy nhiều lần, sức bền hô hấp và chức năng phổi của người bệnh sẽ được cải thiện. Bài tập này giúp người bệnh giảm đáng kể nhịp tim và nhịp thở. Do đó, chúng có thể rèn luyện cả sức khỏe tim mạch.

Bài tập  Victorious cho người bệnh hen suyễn

Bên cạnh bài tập thở Yogic, bạn cũng có thể thử luyện tập với bài tập thở Victorious, hay còn gọi là thở bằng cơ bụng, cơ hoành. Tư thế thực hiện bài tập này tương đối giống với Yogic. Tuy nhiên, lần này bạn hít vào từ từ bằng cả hai bên mũi, sau đó thở ra bằng miệng sao cho luồng hơi xuất phát từ phía sau cổ họng.

Do hơi thở rất sâu, trong bài tập này, chúng ta có thể nghe được cả tiếng thở nhẹ nhàng của cơ thể. Nếu luyện tập trong thời gian dài, bạn sẽ thấy chức năng phổi được cải thiện đáng kể.

Tư thế cây cầu

Bài tập Yoga với tư thế cây cầu cho người bệnh hen suyễn

Bài tập Yoga với tư thế cây cầu cho người bệnh hen suyễn

Để thực hiện tư thế cây cầu, bạn hãy nằm ngửa và đặt hai chân sao cho rộng bằng vai. Sau đó, gập đầu gối lại và từ từ nâng đầu gối lên cao, hai tai duỗi thẳng sao cho lòng bàn tay úp lên mặt sàn. Từ từ di chuyển vùng chậu lên trên sao cho đầu gối, hông và ngực tạo thành một đường thẳng, chú ý đầu và vai không di chuyển.

Trong tư thế này, bạn hãy hít từ từ sao cho thật sâu. Khi hạ phần xương chậu xuống, hãy từ từ thở ra. Bài tập yoga cho người bị hen suyễn này có thể giúp người bệnh mở rộng lồng ngực, từ đó giúp việc hô hấp trở nên sâu hơn, hiệu quả hơn.

Tư thế con mèo

Tư thế con mèo có lẽ khá quen thuộc với nhiều tín đồ yoga bởi lợi ích tuyệt vời của nó đối với sự dẻo dai của cột sống. Không chỉ vậy, bài tập này còn giúp cơ thể lưu thông máu tốt hơn, giúp chức năng hô hấp được cải thiện đáng kể và giảm stress hiệu quả.

Để thực hiện bài tập yoga cho người bệnh hen suyễn này, bạn hãy chống hai tay và đầu gối xuống sàn sao cho hai cánh tay song song với hai chân và vuông góc với mặt sàn. Lúc này, phần lưng giống như một cây cầu thẳng nối vai và phần hông vậy. Ở động tác con bò, hãy giãn cổ và hướng mắt lên trần nhà, đồng thời nhón ngón chân, đẩy xương chậu về sau, phần mông nhô cao lên một chút, bụng hạ thấp xuống và hít vào thật sâu.

Sau đó, bạn chuyển sang tư thế con mèo với động tác thở ra và hóp bụng lại. Song song với đó, bạn áp ngón chân sàn nhà, đẩy xương chậu về phía trước, thả đầu xuống sao cho mắt nhìn về phía rốn. Lặp đi lặp lại hai tư thế con bò và con mèo nhiều lần, bạn sẽ cảm thấy sự thay đổi trong cơ thể.

>>> Xem thêm: Hen phế quản có nên tập gym? Các bài tập và những lưu ý

Người bị hen suyễn khi tập yoga cần lưu ý gì?

Một số lưu ý khi áp dụng những bài tập Yoga cho người bệnh hen suyễn

Một số lưu ý khi áp dụng những bài tập Yoga cho người bệnh hen suyễn

Chúng ta không thể phủ nhận những tác dụng tuyệt vời mà yoga có thể mang lại cho sức khỏe, đặc biệt là với những ngườibệnh. Tuy nhiên, cũng giống như những môn thể thao khác, bất cứ khi nào phải gắng sức quá mức, người bệnh đều có thể lên cơn hen.

Vì thế, bạn cần phải lưu ý luyện tập ở tần suất và mức độ hợp lý. Chú ý luôn mang theo thuốc xịt hen bên mình khi tập để xử trí kịp thời những tình huống xảy ra. Đồng thời, giữ môi trường luyện tập thật thông thoáng với nhiệt độ, độ ẩm phù hợp để tránh các kích thích lên hệ hô hấp của người bệnh.

Bên cạnh đó, các bài tập yoga cho người bị hen suyễn cũng không thể trực tiếp điều trị bệnh, mà chỉ có tác dụng bổ trợ cho các phương pháp khác. Vì thế, bạn nên kết hợp yoga với điều trị bằng thuốc và chế độ ăn uống, luyện tập để đạt hiệu quả chữa trị cao nhất. Tốt nhất, người bệnh nên trao đổi trực tiếp về tình trạng của mình và xin ý kiến các chuyên gia hoặc bác sĩ để nhận được tư vấn phù hợp.

Trên đây là tổng hợp một số thông tin cơ bản về các bài tập yoga cho người bị hen suyễn cũng như những lưu ý khi tập luyện. Hi vọng qua bài viết, các bạn đã có thêm những kiến thức bổ ích về sức khỏe. Cảm ơn các bạn đã đón đọc!

Previous Post

Hen phế quản có nên tập gym? Các bài tập và những lưu ý

Next Post

Bệnh giãn phế quản là gì, có lây không? Thuốc trị bệnh hiệu quả

WHO VietNam

WHO VietNam

Next Post

Bệnh giãn phế quản là gì, có lây không? Thuốc trị bệnh hiệu quả

Recommended

Xét nghiệm Thalassemia: Phân loại – Chi phí – Quy trình chi tiết

Xét nghiệm Thalassemia: Phân loại – Chi phí – Quy trình chi tiết

22 giờ ago
Xét nghiệm ADN ở đâu tại Việt Nam?  Danh sách địa điểm xét nghiệm uy tín?

Xét nghiệm ADN ở đâu tại Việt Nam? Danh sách địa điểm xét nghiệm uy tín?

22 giờ ago

Trending

Rốn Phổi Đậm: Hiện Tượng Nguy Hiểm và Điều Cần Biết để Bảo Vệ Sức Khỏe

Rốn Phổi Đậm: Hiện Tượng Nguy Hiểm và Điều Cần Biết để Bảo Vệ Sức Khỏe

1 tháng ago
Thuốc Trưởng Thành Phổi Là Gì, Tiêm Khi Nào Và Có Đắt Không?

Thuốc Trưởng Thành Phổi Là Gì, Tiêm Khi Nào Và Có Đắt Không?

2 năm ago

Popular

Rốn Phổi Đậm: Hiện Tượng Nguy Hiểm và Điều Cần Biết để Bảo Vệ Sức Khỏe

Rốn Phổi Đậm: Hiện Tượng Nguy Hiểm và Điều Cần Biết để Bảo Vệ Sức Khỏe

1 tháng ago
6 cách trị đờm trong mũi đơn giản cực hiệu quả

6 cách trị đờm trong mũi đơn giản cực hiệu quả

2 năm ago
Thuốc Trưởng Thành Phổi Là Gì, Tiêm Khi Nào Và Có Đắt Không?

Thuốc Trưởng Thành Phổi Là Gì, Tiêm Khi Nào Và Có Đắt Không?

2 năm ago
Nhu mô phổi là gì? Cấu trúc như thế nào?

Nhu mô phổi là gì? Cấu trúc như thế nào?

2 tháng ago
Các mục tiêu phát triển bền vững SDGs là gì

Các mục tiêu phát triển bền vững SDGs là gì

5 năm ago
WHO Việt Nam – Bảo vệ sức khỏe của bạn

“WHO – Vì sức khỏe cộng đồng” ra đời đem đến cho bạn đọc nguồn thông tin y học chính thống, có giá trị và giúp ích cho mọi người trong việc bảo vệ sức khỏe.

Chuyên mục

  • Bệnh
  • Thuốc
  • Tin tức
  • Vấn đề về cơn ho
  • Vấn đề về cột sống
  • Vấn đề về dinh dưỡng
  • Vấn đề về đĩa đệm
  • Vấn đề về gai xương
  • Vấn đề về gan
  • Vấn đề về họng
  • Vấn đề về lưng
  • Vấn đề về phế quản
  • Vấn đề về phổi
  • Vấn đề về thần Kinh Tọa

Follow chúng tôi

  • Liên Hệ
  • Giới thiệu
  • Chính sách bảo mật

Copyright © 22023, WHO VietNam.

No Result
View All Result
  • Chính sách bảo mật
  • Home 2
  • Home 3
  • Home 4
  • Home 5
  • Liên Hệ
  • Trang chủ
  • WHO VIỆT NAM – Vì sức khỏe cộng đồng

Copyright © 22023, WHO VietNam.

Welcome Back!

Login to your account below

Forgotten Password?

Retrieve your password

Please enter your username or email address to reset your password.

Log In