Bé ho có đờm thở khò khè kèm theo một số triệu chứng thông thường khác như sổ mũi, không sốt có thể là dấu hiệu của một bệnh nào đó về hô hấp mà phụ huynh không thể chủ quan. Bài viết này dưới đây chúng tôi sẽ giúp các bạn tìm hiểu kỹ về tình trạng bé bị ho có đờm để nắm bắt về tình hình sức khỏe của bé.
Bé ho có đờm thở khò khè
Bố mẹ nên nhận biết chính xác thở khò khè là như thế nào? Khò khè là hiện tượng trẻ thở phát ra tiếng bất đường, cơ quan hô hấp bị tắc nghẽn ở một vị trí nào đó.
Nguyên nhân gây nên tình trạng trẻ ho có đờm kèm theo thở khò khè hầu hết là do các bệnh về hô hấp như hen suyễn, viêm phế quản, viêm phổi… Đặc biệt ở các trẻ sơ sinh nguyên nhân phổ biến là do mắc bệnh viêm tiểu phế quản. Do đó, khi nhận thấy trẻ có triệu chứng này, bạn nên đưa trẻ đến bác sĩ kiểm tra, tìm ra nguyên nhân và tìm phương pháp chữa trị phù hợp.
Nếu hiện tượng ho có đờm khò khè diễn ra quá lâu có thể là do đường thở bị tắc nghẽn bởi dị vật, hoặc các bệnh lao, phù phổi hoặc một số bệnh bẩm sinh.
>>>Xem thêm: https://who.org.vn/thuoc-tri-ho-co-dom-hieu-qua.html
Bé ho có đờm đi kèm sổ mũi xanh
Bé bị ho có đờm và sổ mũi xanh là tình trạng phổ biến ở trẻ nhỏ, thường diễn ra vào thời điểm giao mùa, khi thời tiết diễn biến bất thường. Nếu tình trạng này kéo dài sẽ khiến trẻ trở nên khó chịu, cảm thấy cơ thể mệt mỏi, biếng ăn, hay quấy khóc…
Theo ý kiến của các chuyên gia, trẻ bị ho có đờm sổ mũi xanh thường là triệu chứng của các bệnh viêm đường hô hấp, chẳng hạn như viêm họng, viêm phế quản, viêm phổi. Triệu chứng này rất hay xuất hiện vào các đợt thay mùa, đặc biệt là vào khoảng thời gian từ cuối tháng 12 tới mùa hè năm sau.
Bé bị ngạt mũi và ho có đờm
Trẻ bị ngạt mũi và ho có đờm là biểu hiện viêm đường hô hấp với các bệnh cụ thể như viêm mũi, viêm phế quản. Nếu thấy bé không có hiện tượng khó thở hay sốt, vẫn vui chơi, sinh hoạt bình thường thì chỉ cần quan sát kỹ diễn biến của bệnh. Có thể cho bé uống thuốc long đờm như Acetylcystein hay siro ho. Nếu những ngày sau, bệnh của bé càng nghiêm trọng như: sốt, khóc nhiều, bỏ ăn, khó thở, hoặc ho lâu ngày… thì nên đưa trẻ đến bệnh viện thăm khám để được điều trị đúng cách. Nếu không cần thiết, cha mẹ nên để cơ thể bé tự chống lại và khỏi bệnh sẽ tốt hơn, sau này trẻ cũng khỏe mạnh hơn.
Không nên cứ hễ thấy bé hơi ho một chút là vội mua thuốc về cho bé uống, sau 1-2 ngày lại thôi. Như vậy sẽ chỉ làm tăng nguy cơ trẻ bị nhờn thuốc và khả năng chống đỡ bệnh tật kém hơn. Khi cho bé uống thuốc theo toa thì nên uống đủ liều, cho đến ngày cuối cùng, không nghỉ thuốc đột ngột để tránh tình trạng kháng thuốc, không phải cứ dùng thuốc kháng sinh là sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn phải biết cách sử dụng phù hợp và uống theo chỉ định của chuyên gia.
Bé ho có đờm nôn trớ
Bé bị ho có đờm nôn trớ là triệu chứng thông thường ở trẻ nhỏ, nhất là trẻ dưới 1 tuổi. Tình trạng này có thể là một phản ứng sinh lý nhưng cũng có thể là dấu hiệu của bệnh lý nào đó. Vì vậy, phụ huynh cần trang bị cho mình kiến thức thật vững nhằm tìm ra nguyên nhân chính xác và biết khi nào nên đưa trẻ đến bệnh viện.
Ho là một hình thức tự bảo vệ của cơ thể, thường xảy ra khi có quan hô hấp có vật lạ gây tắc nghẽn hay dịch ứ đọng quá nhiều. Khi ho, cơ thể sẽ tạo ra lực giúp thông thoáng chỗ tắc nghẽn và cải thiện hoạt động của hệ hô hấp. Tuy nhiên, nếu tình trạng ho quá nghiêm trọng ảnh hưởng tới giấc ngủ, hoặc đi kèm một số triệu chứng khác như sốt, thở khò khè, khó thở … thì nên đưa trẻ đi thăm khám ngay. Các bệnh lý phổ biến gây ho ở trẻ nhỏ là viêm phổi, viêm họng, viêm phế quản…
Nôn trớ cũng là tình trạng thường gặp ở trẻ nhỏ khi các chất trong dạ dày bị đẩy ngược lên miệng, khiến trẻ rất khó chịu. Nguyên nhân là do khi vừa ăn quá no bé đã vội rướn người hoặc đổi tư thế quá nhanh. Với trường hợp như vậy, bé không phải đang mắc bệnh lý nào đó mà là do sai lầm trong cách cho ăn.
Tuy nhiên, đôi khi bé bị ho có đờm nôn trớ lại là triệu chứng của một trong những bệnh lý như: bệnh tiêu hóa ( rối loạn tiêu hóa, viêm ruột…), bệnh lý về thần kinh (viêm não…), những bệnh về hô hấp ( viêm phổi, viêm họng, viêm phế quản…). Bố mẹ có thể phân biệt bé đang mắc bệnh thông qua các dấu hiệu như: Nôn tất cả thức ăn, không tăng cân, bỏ bú, lười ăn, sốt, mệt mỏi, tiêu chảy…đây là những triệu chứng cảnh báo và cần đưa trẻ đi khám, điều trị ngay.
Trên đây chúng tôi đã chia sẻ về tình trạng bé ho có đờm thở khò khè và một số triệu chứng đi kèm. Bố mẹ nên tìm hiểu kỹ và biết rõ khi nào cần đưa trẻ đi khám và điều trị nhé.
Theo: who.org.vn