Bé ho nhiều nhưng không sốt khiến các bậc phụ huynh lo lắng không biết đây là bệnh gì? Tình trạng này có nguy hiểm không? Cách khắc phục ra sao? Để giải đáp những băn khoăn trên, mời bạn cùng theo dõi ngay thông tin trong bài viết sau!
Bé ho nhiều nhưng không sốt là bệnh gì?
Theo các bác sĩ chuyên khoa, bé ho nhiều nhưng không sốt có thể là phản ứng tự nhiên trong cổ họng của trẻ khi cổ họng có dịch nhầy. Hoặc khi trẻ ăn no bị nôn trớ nhiều, dị ứng ngoài da cũng có thể gây ho nhiều, không sốt.
Ngoài ra, đây cũng có thể là triệu chứng liên quan tới những bệnh về đường hô hấp, dạ dày. Điển hình trong số đó là những căn bệnh sau:
- Viêm tiểu phế quản
Nguyên nhân gây bệnh là do virus hợp bào hô hấp tấn công hệ hô hấp, tạo thành hiện tượng nhiễm trùng ở dưới phổi của trẻ. Bệnh thường xuất hiện vào thời gian cuối mùa đông, đầu mùa xuân. Khi mắc bệnh, bé ho nhiều nhưng ít sốt, thở khò khè, cổ họng nhiều đờm.
- Trào ngược dạ dày
Trào ngược dạ dày cũng là một bệnh lý khiến trẻ ho kéo dài, không sốt. Bên cạnh đó trẻ có dấu hiệu khó chịu, quấy khóc, thở đứt quãng.
- Viêm tắc thanh quản
Nếu các bậc phụ huynh phát hiện bé ho tiếng khô khốc vào ban đêm thì rất có thể bé đã bị viêm tắc thanh quản. Cơn ho kéo dài dai dẳng nhưng không gây sốt.
- Ho gà
Nguyên nhân tiếp theo khiến trẻ ho nhiều nhưng không sốt là do ho gà. Khi mắc bệnh, bé thường ho khan, hít mạnh như tiếng gà.
- Hen phế quản
Bệnh là “hung thủ” điển hình gây ra cơn ho dai dẳng, tiếng thở rít. Trẻ ho nhiều vào ban đêm, quấy khóc, khó ngủ.
- Cảm lạnh
Khi trẻ bị cảm lạnh, cơ thể sẽ mệt mỏi, ho nhưng không sốt, chảy nước mắt, thở khò khè.
Bé ho nhiều nhưng không sốt có nguy hiểm không?
Như bài viết đã phân tích rõ bên trên, hiện tượng bé ho nhiều, ho dai dẳng nhưng không sốt là dấu hiệu nhận biết nhiều bệnh lý khác nhau. Tình trạng này có nguy hiểm hay không còn phụ thuộc vào mức độ cơn ho, bệnh ký bé gặp phải và thể trạng mỗi bé.
Nếu bệnh mới tái phát thì không nguy hiểm. Ngược lại, bệnh đã tiến triển nặng, cơn ho ngày càng dày đặc kèm khiến bé xanh xao, ăn uống kém thì các bố các mẹ cần hết sức lưu ý. Tốt nhất bạn nên nhanh chóng đưa trẻ tới các cơ sở y tế để bác sĩ chẩn đoán và đưa ra hướng điều trị phù hợp với từng căn bệnh.
Những sai lầm thường gặp khi bé ho nhiều nhưng không sốt
Nhiều bậc phụ huynh thấy trẻ bị ho nhiều nhưng không sốt tỏ ra lo lắng không biết xử lý như thế nào nên rất dễ mắc phải một trong những sai lầm tai hại dưới đây:
- Tự ý mua siro, thuốc kháng sinh trị ho mà không hỏi ý kiến của bác sĩ: Đây là sai lầm tai hại có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Việc sử dụng thuốc bừa bãi không có tác dụng chữa bệnh mà còn dễ khiến bệnh nặng thêm, gây ra tình trạng nhờn thuốc.
- Tự ý áp dụng các mẹo dân gian: Sai lầm này thường gặp ở những gia đình sống theo phong tục ngày xưa. Thay vì đưa trẻ tới cơ sở y tế, một số bậc phụ huynh cho trẻ dùng các bài thuốc dân gian tại nhà mà không biết bài thuốc đó có thực sự phù hợp với bé không, có chữa đúng bệnh không.
- Coi tình trạng bé ho nhiều không sốt là bệnh: Trên thực tế, tình trạng này là một dấu hiệu nhận biết bệnh, không phải là bệnh.
Bé ho nhiều nhưng không sốt phải làm sao?
Khi bé bị ho nhiều nhưng không phát sốt mà trẻ vẫn ăn uống, chơi đùa bình thường thì các bố các mẹ có thể yên tâm, không cần quá lo lắng. Có thể là do trẻ bị cảm lạnh hoặc phản ứng tự nhiên của cơ thể. Để cải thiện tình trạng này, các bố các mẹ có thể áp dụng theo một số lời khuyên sau đây:
Hỏi ý kiến dược sĩ về siro trị ho cho trẻ em
Các bậc phụ huynh có thể tìm mua những loại siro trị ho có nguồn gốc thảo dược để hỗ trợ làm giảm cơn ho cho bé. Siro ho vừa lành tính, dễ uống, vừa có tác dụng hỗ trợ tiêu đờm, giảm ho và kháng viêm tốt. Nếu trẻ bị nôn trớ thì các bố các mẹ nên dùng thêm một ít tinh dầu gừng và kết hợp vệ sinh mũi sạch sẽ cho trẻ.
Hoặc bố mẹ có thể tham khảo một số cách trị ho dân gian bằng các thảo dược tự nhiên an toàn cho bé.
Không cho bé ăn sát giờ đi ngủ
Ngoài việc dùng siro ho có nguồn gốc thảo dược, các bậc phụ huynh cũng cần lưu ý không cho bé ăn sát giờ ngủ. Bởi vì lúc này thức ăn chưa kịp tiêu hóa có thể dẫn tới tình trạng chướng bụng, trào ngược dạ dày thực quản khiến bé ho nhiều nhưng không sốt. Trẻ sẽ quấy khóc, mất ngủ hoặc ngủ không sâu giấc, khó chịu trong cơ thể.
Giữ ấm cơ thể cho bé
Vào mùa đông hoặc khi tiết trời giao mùa, bạn nên giữ ấm cơ thể cho trẻ, nhất là khi đi ngủ hoặc ra ngoài. Bởi nếu trẻ bị nhiễm lạnh rất dễ ho lâu ngày.
Chú ý chăm sóc trẻ kỹ hơn
Để làm giảm cơn ho, các bố các mẹ nên cho bé uống nhiều nước trong ngày. Thức ăn cần nghiền nhão, loãng để trẻ tiêu hóa tốt hơn. Nên tránh xa những thực phẩm dễ gây dị ứng hoặc kích thích cổ họng của bé như cua, tôm và các tác nhân gây hại cho hệ hô hấp như lông thú cưng, nước hoa, phấn hoa, khó thuốc lá.
Khi trẻ nằm ngủ, các bậc phụ huynh nên kê cao gối của bé lên sao cho phần đầu cao hơn phần thân người. Mẹo này là cách ngăn dịch đờm chảy xuống họng.
Trường hợp trẻ mắc các bệnh về hô hấp thì bạn cần đưa trẻ tới các cơ sở y tế. Tại đây nếu trẻ cần dùng thuốc thì các bố các mẹ cần tuân thủ tuyệt đối chỉ dẫn của bác sĩ. Không tự ý kết hợp các loại thuốc cho trẻ uống khi chưa hỏi ý kiến của bác sĩ để tránh những phản ứng phụ không mong muốn.
Trên đây là nguyên nhân và cách khắc phục tình trạng bé ho nhiều nhưng không sốt bạn nên biết. Bạn hãy lưu lại ngay bài viết để sử dụng khi cần thiết nhé. Hẹn gặp lại bạn trong những chuyên mục tiếp theo của chúng tôi!