Bệnh rễ thần kinh cổ khiến cho người bệnh phải gánh chịu những cơn đau nhức ê ẩm tại vùng cổ, gây ảnh hưởng đáng kể đến chất lượng cuộc sống hàng ngày. Mặc dù vậy, không phải ai cũng hiểu rõ những đặc điểm của bệnh lý này cũng như cách khắc phục ra sao. Do đó, ở phần bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ giúp bạn tìm hiểu rõ về chứng bệnh này.
Bệnh rễ thần kinh cổ là gì?
Hệ thần kinh ngoại biên gồm có 31 đôi dây thần kinh tủy sống. Trong số đó, rễ thần kinh cổ lại gồm 8 đôi dây thần kinh được đánh số từ C1 đến C8. Chúng thoát ra ở hai bên phải và trái từ lỗ gian đốt cùng với đốt sống cổ tương ứng. Tuy nhiên, riêng đối với rễ C8 thì được thoát ra từ lỗ gian đốt giữa ngực và cột sống cổ số 7.
Bệnh rễ thần kinh cổ
Thông thường, các rễ dây thần kinh cổ đảm nhận chức năng chi phối cảm giác và vận động tại vùng cánh tay, vai và cổ… Bệnh rễ thần kinh cổ là tình trạng rễ thần kinh ở tủy cổ bị thương tổn ở một hoặc nhiều rễ thần kinh.
Khi rễ dây thần kinh bị tổn thương, người bệnh sẽ gặp phải những triệu chứng tại chỗ. Bên cạnh đó, triệu chứng bệnh còn lan sang các khu vực khác theo hướng của dây thần kinh.
Nguyên nhân bệnh rễ thần kinh cổ
Nguyên nhân gây ra căn bệnh rễ thần kinh cổ là do một số bệnh lý như thoái hóa cột sống cổ, thoát vị đĩa đệm cổ sau chấn thương, thoát vị đĩa đệm đĩa đệm cổ bệnh lý. Ở đa số các trường hợp, thông thường chỉ có một bên cánh tay, vai và cổ bị đau. Tuy nhiên, có một vài trường hợp bệnh xảy ra ở cả 2 tầng với 2 rễ dây thần kinh đau cùng 1 bên.
- Thoát vị đĩa đệm bệnh lý: Mặc dù không nhận thấy có sự tác động từ chấn thương bên ngoài ở những người mắc phải căn bệnh này nhưng lại xuất hiện nhân nhầy của đĩa đệm bị thoát ra bên ngoài. Đĩa đệm có thể thoát ra sau hoặc đổ sang bên và gây ra sự chèn ép lên 1 bên của rễ dây thần kinh bên phải hoặc bên trái, thậm chí là cả hai. Rất ít trường hợp nhân nhầy của đĩa đệm vừa chèn lên mặt sau của rễ thần kinh, vừa gây ra sự chèn ép lên mặt trước của tủy sống. Do đó, tình trạng này được gọi là bệnh lý phối hợp rễ thần kinh – tủy sống do thoát vị đĩa đệm.
- Thoát vị đĩa đệm sau chấn thương: Căn bệnh thường xuất hiện sau những chấn thương đột ngột hoặc bê vác đồ vật quá nặng. Bệnh nhân chỉ có thể phát hiện sau khi chụp cộng hưởng từ.
- Một số nguyên nhân gây bệnh rễ thần kinh cổ: Viêm rễ thần kinh, u rễ, u cột sống và cạnh sống, thoái hóa cột sống.
Triệu chứng bệnh rễ thần kinh cổ
Căn bệnh rễ thần kinh cổ thường gặp nhất là ở những người nằm trong độ tuổi từ 30 đến 40. Một số triệu chứng điển hình của căn bệnh này gây ra đó là:
- Đau cổ: Triệu chứng đau cổ thường xảy ra nhiều nhất khi bệnh nhân cúi cổ hoặc ngửa cổ. Không những vậy, việc xoay cổ qua bên trái hay phải cũng khiến cho người bệnh bị đau nhiều. Ở một số trường hợp, cơn đau xảy ra vô cùng dữ dội và khiến cho bệnh nhân cảm thấy vô cùng khó chịu, mệt mỏi.
Đau cổ – dấu hiệu chính của đau rễ thần kinh cổ
- Cơn đau vai lan xuống ngón tay, bàn tay, cẳng tay, cánh tay: Những cơn đau này thường xảy ra rất rõ nét và đặc trưng mà người bệnh có thể cảm nhận được rõ. Cơn đau có thể vẽ thành từng đường riêng biệt. Căn cứ vào đặc điểm này, bác sĩ sẽ nhận biết được rễ thần kinh nào đang bị chèn ép.
- Mỏi cổ: Là triệu chứng bệnh điển hình và rất đáng quan tâm, gây nhiều mệt mỏi cho người bệnh.
- Đường cảm giác rễ dây thần kinh chèn ép bị tê nhức: Triệu chứng tê nhức còn lan xuống ngón cái, ngón thứ ba hoặc ngón thứ 5.
- Theo cơ nhanh, cơ bị chi phối yếu: Cơ bị teo 2 đầu, 3 đầu hoặc teo cơ theo kẽ xương của bàn tay.
Cách chữa bệnh rễ thần kinh cổ
Để điều trị căn bệnh rễ thần kinh cổ, bạn có thể áp dụng theo những cách như sau:
- Sử dụng các loại thuốc tây: Điển hình như thuốc kháng viêm, thuốc giảm đau, thuốc giãn cơ. Những thuốc này thường dùng để điều trị những cơn đau cấp tính, nhất là khi xảy ra hiện tượng co cứng cơ. Bên cạnh đó, bệnh nhân có thể dùng corticoid, vitamin nhóm B, thuốc trầm cảm ba vòng…
- Thực hiện vật lý trị liệu: Những bài tập vật lý trị liệu có tác dụng tăng cường chức năng của cột sống. Khi bệnh ở giai đoạn cấp tính, các bài tập thư giãn cơ và kéo cơ sẽ đem lại hiệu quả cao trong việc cải thiện những triệu chứng của bệnh rễ thần kinh cổ.
- Liệu pháp tiêm Steroid: Việc tiêm Steroid ở ngoài màng cứng và vùng rễ thần kinh sẽ giúp cải thiện tình trạng bệnh lý một cách hiệu quả, giúp giảm đau và giảm sưng đáng kể.
- Thực hiện việc phẫu thuật: Việc phẫu thuật sẽ được chỉ định thực hiện nếu như những phương pháp điều trị khác không mang lại hiệu quả tối ưu và tình trạng bệnh lý không có sự cải thiện. Trong trường hợp rễ thần kinh bị tổn thương nhiều, cột sống bị chèn ép nhiều thì cần phải có biện pháp can thiệp. Bên cạnh đó, việc phẫu thuật còn giúp cho cột sống được ổn định, hạn chế nguy cơ bị tái phát lại, đồng thời tăng cường khả năng hoạt động của các dây thần kinh.
Bên cạnh đó, để cải thiện tình trạng bệnh lý, bạn cần phải thực hiện nghiêm túc các vấn đề sau:
- Tăng cường tập luyện thể dục, thể thao để tăng sức mạnh và sự linh hoạt tại vùng cổ.
- Dành ra thời gian để giải lao giữa giờ khi xem tivi, lái xe, ngồi máy tính quá lâu.
- Sử dụng dây thắt an toàn mỗi khi lái xe.
- Tăng cường bổ sung thực phẩm giàu chất dinh dưỡng cho cơ thể như thực phẩm giàu vitamin, sắt, canxi…
Bệnh rễ thần kinh cổ khiến cho bạn phải gánh chịu những cơn đau nhức ê ẩm, khó chịu, gây ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng cuộc sống và sinh hoạt hàng ngày. Do đó, chủ động phòng tránh và điều trị sẽ giúp bạn hạn chế nguy cơ bệnh tiến triển ngày càng nặng hơn.