Bị đờm ở cổ họng lâu ngày gây nhiều phiền toái cho đời sống sinh hoạt và sức khỏe của con người. Hơn nữa, bác sĩ cho biết, đây có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh lý về đường hô hấp. Vậy, nguyên nhân nào gây ra triệu chứng này? Cách điều trị ra sao? Mời bạn đọc tìm hiểu vấn đề này trong bài viết dưới đây.
Bị đờm ở cổ họng lâu ngày là bệnh gì?
Đờm là một chất nhầy tồn tại trong cổ họng. Đây là tổ hợp của nước, muối và nhiều kháng thể. Sự xuất hiện của chất nhầy này giúp tiêu diệt và ngăn chặn sự xâm nhập của vi khuẩn. Mặc dù vậy, bị đờm ở cổ họng lâu ngày lại không phải là dấu hiệu tốt bởi đó có thể là triệu chứng của một trong số các căn bệnh dưới đây.
Cảm cúm
Cảm cúm là căn bệnh thường xuyên xuất hiện khi thời tiết có sự thay đổi bất thường. Nguyên nhân gây bệnh là do virus cúm. Nó khiến đờm ứ đọng ở cổ họng kèm theo nghẹt mũi, hắt hơi, sốt,…
Viêm thanh quản
Viêm thanh quản biểu thị cho các tổn thương do viêm nhiễm tạo nên ở vị trí này. Người bệnh sẽ bị mất tiếng, sinh đờm ở họng trong thời gian dài. Nếu người bệnh không điều trị dứt điểm, bệnh có thể tiến triển thành mãn tính.
Viêm phổi
Đờm ở cổ họng lâu ngày có thể là dấu hiệu ban đầu của viêm phổi. Căn bệnh này được phân ra làm nhiều dạng. Tuy nhiên, chúng vẫn có biểu hiện chung là đờm. Ngoài ra, người bệnh còn gặp nhiều triệu chứng khác như khó thở, ho khan,…
Hen suyễn
Theo nhiều nghiên cứu, hầu hết những người bị hen suyễn đều bị đờm ở cổ họng trong thời gian khá dài. Đây là căn bệnh dai dẳng, hành hạ người bệnh suốt cả cuộc đời. Kèm theo chất nhầy, người bệnh còn có thể bị đau ngực, khó thở, ho thường xuyên.
Viêm xoang
Tai mũi họng là các bộ phận trong cơ thể có liên quan mật thiết với nhau. Việc chất nhầy được sản sinh quá nhiều trong cổ họng chính là môi trường để vi khuẩn xâm nhập và tấn công cơ thể. Điều này khiến người bệnh mắc chứng viêm xoang và hôi miệng.
Đờm ở cổ họng lâu ngày có nguy hiểm không?
Bị đờm ở cổ họng lâu ngày có nguy hiểm không là thắc mắc của nhiều người bệnh. Bác sĩ cho biết, hầu hết các trường hợp bị đờm trong họng đều sẽ khỏi bệnh trong thời gian ngắn chỉ với các bước điều trị đơn giản. Tuy nhiên, triệu chứng này vẫn tiếp tục diễn ra sau khoảng thời gian dài sau đó, người bệnh có thể sẽ gặp nhiều biến chứng khó lường, cụ thể như sau:
- Nhiễm trùng đường hô hấp: Viêm amidan hoặc nhiễm trùng thanh quản là hệ quả mà người bệnh có thể gặp phải khi bị đờm lâu ngày. Nó gây nên tình trạng ho nhiều, đặc biệt là về đêm. Vì vậy, người bệnh bị mất sức, mất ngủ, ảnh hưởng nhiều đến tâm lý và sức khỏe.
- Tắc nghẽn phổi mãn tính: Tắc nghẽn phổi là biến chứng có thể xảy ra khi người bệnh không điều trị đờm ở họng dứt điểm. Biểu hiện đặc trưng của bệnh là ho nhiều kèm theo chất nhầy màu trắng. Bệnh có thể tiến triển thành khí phế thũng, gây cản trở đường thở.
Cách làm tan đờm trong cổ họng lâu ngày
Bị đờm ở cổ họng lâu ngày khiến người bệnh đối mặt với nhiều phiền toái và mối nguy hại cho sức khỏe. Vậy làm thế nào để chấm dứt tình trạng này. Hãy tìm hiểu một số cách làm giảm đờm tại nhà dưới đây.
Dùng chanh để làm giảm đờm trong họng
Chanh là một loại quả có công dụng ngăn chặn vi khuẩn, nấm xâm nhập vào cơ thể và gây hại. Nguyên liệu này đã được áp dụng và lưu truyền cho tới ngày nay. Cách thực hiện như sau:
- Chanh muối: Bạn cần dùng 1-2 quả chanh, rửa sạch và thái mỏng thành nhiều lát, thêm một vài hạt muối trắng và ngậm trước khi đi ngủ. Việc này sẽ giúp đờm bị loãng ra và bạn có thể đào thải nó ra ngoài thông qua việc ho.
- Chanh hấp cùng mật ong: Dùng nước muối loãng để sát khuẩn vài quả chanh. Sau đó thái chúng ra thành những miếng nhỏ vừa ăn. Tiếp theo, cho chanh cùng 2-3 thìa mật ong vào bát và đem hấp cách thủy. Để nguội và ăn trước bữa cơm sẽ giúp đờm tiêu tan nhanh chóng.
Sử dụng mật ong loại bỏ đờm
Mật ong được biết đến là một loại kháng sinh tự nhiên giúp làm dịu cơn đau rát và long đờm ở cổ họng. Hơn nữa, mật ong còn giúp nâng cao sức đề kháng cho cơ thể. Sau đây là 2 cách dùng mật ong chữa bệnh hiệu quả nhất.
- Dùng mật ong nguyên chất: Chỉ với một bước thực hiện đơn giản là ngậm một thìa cà phê mật ong nguyên chất, nuốt thật chậm, bạn sẽ thấy đờm ở họng biến mất nhanh chóng. Hãy kiên trì sử dụng mỗi ngày trong ít nhất 1 tuần để thấy sự thay đổi này.
- Quất xanh, mật ong, gừng: Chuẩn bị 3 quả quất, 1 củ gừng và vài thìa mật ong. Sau đó đem rửa sạch các nguyên liệu và sơ chế chúng: Quất cắt đôi, cạo sạch vỏ gừng và thái sợi. Đặt tất cả các nguyên liệu trong một bát sứ, thêm mật ong và hấp cách thủy trong khoảng 10-15 phút. Khi dùng, bạn chỉ cần lấy 1-2 thìa nhỏ uống vào mỗi buổi sáng và tối.
- Nước ép cà rốt với mật ong: Nước ép cà rốt mật ong không chỉ là thức uống thơm ngon mà còn có tác dụng giúp long đờm, giảm ho. Đầu tiên, dùng một củ cà rốt đã sơ chế, cắt nhỏ và ép lấy nước cốt. Thêm vào đó một 1 thìa mật ong, khuấy đều và thưởng thức. Phương pháp này cần được thực hiện mỗi ngày để nó có thể phát huy tác dụng.
Kẹo ngậm trị đờm ở cổ họng lâu ngày
Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều sản phẩm kẹo ngậm có chứa tinh chất lá bạc hà. Đây là một loại thảo dược có tính mát, hơi cay, được sử dụng trong các bài thuốc long đờm, giảm ho, ngứa họng.
Người bệnh có thể dễ dàng mua được kẹo ngậm này tại các hiệu thuốc trên toàn quốc. Tuy nhiên, cần tuân thủ hướng dẫn sử dụng, tránh lạm dụng gây tác dụng phụ. Để thận trọng, người bệnh nên tham khảo từ bác sĩ chuyên khoa trước khi mua.
Dùng thuốc Tây y điều trị đờm
Trong một vài trường hợp đờm nhiều, người bệnh có thể được chỉ định sử dụng một số thuốc Tây y có kháng sinh giúp làm tiêu đờm, loãng đờm rất hiệu quả. Chẳng hạn như: Terpin hydrate, Guaifenesin, Bromhexin, Acetylcystein,….
Xem thêm Ngứa cổ họng có nguyên nhân do đâu? Điều trị thế nào?
Như vậy, có thể thấy bị đờm ở cổ họng lâu ngày ảnh hưởng lớn tới khả năng giao tiếp, tâm lý và cả sức khỏe tổng thể của người bệnh. Để phòng tránh, các bạn nên chủ động giữ ấm cơ thể khi thời tiết chuyển mùa, ăn uống và tập luyện đầy đủ để tăng cường hệ thống miễn dịch. Chúc các bạn luôn mạnh khỏe!