Cách trị đờm trong mũi đang là chủ đề sức khỏe nhận được nhiều sự quan tâm của mọi người. Tình trạng mũi xuất hiện đờm nhầy không chỉ mang lại cảm giác khó chịu mà còn gây cản trở cho hệ thống hô hấp của bệnh nhân. Chính vì vậy, bệnh nhân nên có các biện pháp xử lý kịp thời và hiệu quả.
Nguyên nhân gây đờm trong mũi
Đờm mũi, hay còn được biết đến với tên gọi dịch mũi, nước mũi, là chất nhầy được cơ thể sản sinh ra nhằm chống lại các những tác nhân gây hại cho sức khỏe. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, lượng đờm mũi trở nên nhiều bất thường, gây ra không ít ảnh hưởng đến cuộc sống của người bệnh.
Theo các chuyên gia, nguyên nhân gây đờm trong mũi phổ biến gồm có:
- Thời tiết thay đổi: Nhiều người có cơ địa nhạy cảm và rất dễ bị kích ứng đường hô hấp trên khi thời tiết thay đổi. Đa số những người bệnh này đều có biểu hiện chảy nước mũi, đờm mũi loãng và trong suốt.
- Cảm lạnh, cảm cúm: Đây được xem là nguyên nhân phổ biến gây ra đờm trong mũi. Khi virus cảm lạnh, virus cúm xâm nhập vào cơ thể, hệ miễn dịch sẽ phản ứng lại bằng cách sản xuất nhiều dịch mũi hơn nhằm hạn chế sự tấn công của tác nhân bên ngoài.
- Viêm mũi do vi khuẩn: Vi khuẩn cũng có thể xâm nhập vào lỗ mũi và gây ra tình trạng viêm niêm mạc. Những trường hợp này thường có triệu chứng chảy dịch mũi với chất đờm đặc và có màu xanh vàng. Ngoài ra, người bệnh còn có thể bị sốt hoặc ớn lạnh
- Dị ứng: Các dị nguyên như phấn hoa, bụi bẩn, lông thú nuôi,… có thể khiến cơ thể bị kích thích. Lúc này, theo phản xạ của hệ miễn dịch, đờm mũi được hình thành nên nhằm ngăn chặn dị nguyên cũng như đào thải chúng ra bên ngoài cơ thể.
Đờm trong mũi có nguy hiểm không?
Đờm trong mũi có nguy hiểm không là vấn đề được không ít người bệnh quan tâm. Theo các chuyên gia, phần lớn các trường hợp bị đờm trong mũi đều không quá nguy hiểm, nếu phát hiện sớm và có biện pháp xử lý hiệu quả thì có thể bình phục sau từ 3 đến 5 ngày. Tuy nhiên, cũng có không ít bệnh nhân gặp phải biến chứng ảnh hưởng đến sức khỏe, đa phần là do chủ quan và để bệnh kéo dài.
Người bệnh nên nhanh chóng đến gặp bác sĩ khi có các dấu hiệu sau đây:
- Tình trạng đờm nhầy trong mũi không cải thiện dù bệnh nhân đã uống thuốc và áp dụng một số biện pháp điều trị khác.
- Dịch mũi từ trong suốt và loãng trở nên đặc hơn cũng như chuyển sang màu vàng hoặc xanh lá. Đây rất có thể là dấu hiệu của nhiễm trùng nặng.
- Dịch mũi có lẫn máu tươi kèm theo đó là biểu hiện sốt, buồn nôn, ăn không ngon, cơ thể mệt mỏi.
- Đờm mũi quá nhiều khiến người bệnh cảm thấy khó hít thở như bình thường.
Cách trị đờm trong mũi đơn giản
Tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh mà các chuyên gia sẽ đưa ra biện pháp xử lý khác nhau. Hiện nay, các cách trị đờm trong mũi đơn giản, hiệu quả có thể kể đến là:
Dùng nước muối sinh lý
Dùng nước muối sinh lý để trị đờm trong mũi là phương pháp tại nhà mang lại tác dụng nhanh chóng trong khi cách thực hiện đơn giản và không tốn nhiều thời gian. Trong nước muối sinh lý có chứa natri clorid với khả năng kháng khuẩn, ngăn ngừa viêm nhiễm và làm sạch lỗ mũi hiệu quả.
Biện pháp này thích hợp sử dụng với nhiều đối tượng khác nhau, bao gồm cả bà bầu, người lớn tuổi hay trẻ em. Lưu ý là trước khi nhỏ nước muối sinh lý vào lỗ mũi, bệnh nhân nên làm sạch chất dịch nhầy trong mũi trước.
Uống nhiều nước
Cách trị đờm trong mũi đơn giản nhất chính là uống nhiều nước. Theo các chuyên gia, việc cung cấp cho cơ thể đầy đủ chất lỏng có thể giúp làm loãng dịch đờm bên trong lỗ mũi, giúp quá trình đào thải chúng thuận lợi hơn. Ngoài ra, uống nhiều nước cũng giúp hạ sốt, tăng cường đề kháng và miễn dịch cho cơ thể.
Người bệnh nên uống đủ 2 đến 2.5 lít nước hàng ngày, bao gồm từ nước lọc, nước trái cây, canh/súp,…
Xông hơi bằng lá trầu không
Xông hơi bằng lá trầu không là biện pháp trị đờm trong mũi dân gian được nhiều người áp dụng thành công. Theo đó, tinh dầu menthol có trong lá trầu không giúp chống viêm, kháng khuẩn, giảm đau nhức và tiêu đờm hiệu quả.
Cách thực hiện đơn giản như sau:
- Rửa sạch 10g lá trầu không sau đó bỏ vào nồi đun sôi cùng với 300ml nước sạch.
- Bấc nồi xuống, mở vung để cho hơi nước nóng bay ra. Lúc này, người bệnh kiểm tra nhiệt độ hơi nước rồi dùng để xông hơi từ 10 đến 15 phút.
Xông hơi bằng tinh dầu tràm trà
Ngoài lá trầu không, người bệnh cũng có thể xông mũi bằng tinh dầu tràm trà. Theo một số nghiên cứu, loại tinh dầu thảo mộc này có chứa một hàm lượng lớn hoạt chất chống viêm, giúp làm loãng dịch nhầy bên trong mũi, thông thoáng đường thở và người bệnh cảm thấy dễ chịu hơn.
Các bước thực hiện như sau:
- Đun sôi khoảng 500ml nước, sau đó đổ ra một cái chậu. Người bệnh nhỏ vào chậu nước 1 đến 2 giọt tinh dầu tràm trà.
- Bệnh nhân ghé sát mặt lại gần chậu nước để hít lấy hơi nóng tinh dầu bốc lên. Thực hiện mỗi ngày 1 lần.
Bài thuốc từ tỏi và mật ong
Mật ong và tỏi là bài thuốc dân gian hiệu quả với những người bị đờm trong mũi có liên quan đến cảm lạnh, cảm cúm hoặc thay đổi thời tiết. Cả hai vị thuốc này đều có khả năng chống viêm, giúp làm ấm cơ thể và loại bỏ dịch nhầy ra khỏi hệ hô hấp trên (bao gồm mũi, cổ họng).
Các bước thực hiện gồm có:
- Đem băm nhuyễn khoảng 10 đến 15 tép tỏi tươi. Cho tất cả tỏi băm vào một lọ thủy tinh, đổ thêm vào 200ml mật ong rồi đậy kín nắp.
- Người bệnh ngâm hỗn hợp khoảng 24h đến 48h là bắt đầu sử dụng được. Người bệnh nên uống từ 10ml đến 15ml mỗi ngày với nước ấm.
Sử dụng thuốc Tây y
Nếu các biện pháp tại nhà nêu trên không đem lại hiệu quả đáng kể, người bệnh có thể sử dụng những loại thuốc Tây y sau:
- Thuốc tiêu đờm: Giống như tên gọi, nhóm thuốc này có tác dụng tiêu trừ đờm nhầy bên trong cơ thể và được dùng trong các ca bệnh đường hô hấp trên. Ví dụ: Bromhexin, Acetylcysteine,…
- Thuốc chống viêm: Ibuprofen, Acetaminophen,… là thuốc chống viêm giúp giảm đau và hạ sốt. Chúng thường được dùng kèm với thuốc tiêu đờm.
- Thuốc chống dị ứng: Trong trường hợp bệnh nhân chảy nước mũi do dị ứng thì có thể sử dụng các loại thuốc ức chế kháng thể như Cetirizin, Loratadin,…
- Thuốc kháng sinh: Với người bệnh bị đờm trong mũi do vi khuẩn, thuốc kháng sinh có thể sẽ có ích. Ví dụ: Amoxicillin, Clarimycin,..
Có nhiều cách trị đờm trong mũi khác nhau, người bệnh nên lựa chọn tùy theo tình trạng sức khỏe. Trong trường hợp không có sự cải thiện, người bệnh cần nhanh chóng đến bệnh viện để thăm khám và kiểm tra.