Thoái hóa cột sống gây những ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống hàng ngày của chúng ta. Để ngăn ngừa bệnh tiến triển nặng hơn thì việc chăm sóc và điều trị bệnh là điều vô cùng quan trọng. Vậy chế độ chăm sóc bệnh nhân thoái hóa cột sống ra sao và nên lưu ý đến những vấn đề gì? Hãy cùng tìm hiểu nội dung này ở phần dưới của bài viết sau.
Chăm sóc bệnh nhân thoái hóa cột sống
Thoái hóa cột sống thường xảy ra khi cơ thể của người bệnh bước sang giai đoạn lão hóa. Thoái hóa cột sống thường liên quan đến một số vấn đề như thoái hóa hoặc tổn thương sụn khớp, sự thay đổi về cấu trúc của cột sống.
Khi bị thoái hóa cột sống, bệnh nhân sẽ phải gánh chịu những cơn đau lan tỏa hoặc kéo dài. Bên cạnh đó, thoái hóa cột sống còn có sự liên quan tới tình trạng cột sống khác như hẹp ống sống, thoát vị đĩa đệm.
Thực hiện kế hoạch chăm sóc bệnh nhân thoái hóa cột sống là điều rất quan trọng nhằm giúp cải thiện tình trạng bệnh lý một cách hiệu quả.
Dành ra nhiều thời gian để nghỉ ngơi
Với những bệnh nhân bị thoái hóa cột sống, cột sống có thể bị cứng khi mới vận động hoặc vào mỗi buổi sáng sau khi thức dậy. Nếu như bạn cảm thấy bị đau lưng với mức độ từ trung bình hoặc trầm trọng thì đây có thể là dấu hiệu cho thấy mô mềm và cột sống cần phải nghỉ ngơi.
Do đó, bạn có thể cải thiện triệu chứng bằng cách nằm với tư thế cuộn tròn trong vòng 1 vài giờ. Nếu như cơn đau gây ảnh hưởng đến việc sinh hoạt hàng ngày, bệnh nhân cần phải dành ra 1 đến 2 ngày để nghỉ ngơi.
Chườm lạnh và chườm nóng
Chườm lạnh và chườm nóng là giải pháp chăm sóc bệnh nhân thoái hóa cột sống khá đơn giản và hiệu quả. Khi thực hiện việc chườm nóng và chườm lạnh, bệnh nhân sẽ được thuyên giảm tình trạng cứng khớp, đau nhức, giúp cho cột sống được trở nên linh hoạt hơn.
Chườm lạnh sẽ giúp hỗ trợ giảm sưng, giảm viêm và giảm đau một cách hiệu quả. Trong khi đó, việc chườm nóng lại giúp cho các cơ được thư giãn, khớp được bôi trơn và cải thiện đáng kể tình trạng cứng khớp 1 cách hiệu quả. Bên cạnh đó, việc chườm nóng trước khi tập thể dục sẽ giúp làm dịu những cơn đau co thắt và ngăn ngừa chấn thương một cách rõ rệt. Tùy thuộc vào tình trạng bệnh lý mà bệnh nhân có thể thực hiện việc chườm lạnh hay chườm nóng luân phiên nhau.
Tuy nhiên, chườm nóng và chườm lạnh thực chất chỉ là những giải pháp điều trị kịp thời, có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh. Do đó sẽ không thể giải quyết mầm mống nguyên nhân gây bệnh bên trong và cải thiện chức năng khớp một cách lâu dài.
Tăng cường tập luyện thể dục thể thao
Việc thực hiện các bài tập kéo căng lưng và bài tập tăng cường sẽ giúp làm thuyên giảm các triệu chứng của thoái hóa cột sống. Theo đó, kế hoạch tập luyện thể dục thể thao cho người bị thoái hóa cột sống đó là:
- Bài tập aerobic: Tập thể dục dưới nước, đạp xe cố định, đi bộ… Những bài tập này có tác dụng tăng cường chức năng của cột sống, tăng cường hệ thống tuần hoàn và hô hấp và cải thiện sức khỏe.
- Bài tập tăng cường lưng: Giúp giảm áp lực lên vùng cột sống, hỗ trợ cột sống thắt lưng, xây dựng cơ bắp hiệu quả.
- Bài tập tăng cường phạm vi chuyển động: Bài tập tiến và lùi, duỗi nhẹ sang ngang… có tác dụng làm tăng phạm vi chuyển động, tăng sự dẻo dai cột sống, giảm tình trạng cứng khớp.
- Tùy thuộc vào mức độ bệnh lý mà bác sĩ nên xây dựng kế hoạch tập luyện thể dục sao cho phù hợp. Do đó, bạn nên tham khảo ý kiến của các bác sĩ trước khi tập luyện thể dục, thể thao.
Duy trì trạng thái tâm lý ổn định, thoải mái
Việc duy trì tâm lý thoải mái, ổn định không chỉ rất tốt đối với sức khỏe mà còn giữ một vai trò quan trọng đối với những bệnh nhân bị thoái hóa cột sống. Theo đó, người bệnh không nên thức khuya, suy nghĩ nhiều, stress hay căng thẳng. Bởi lẽ, sự căng thẳng sẽ khiến cho những hormon sinh lý bị thay đổi. Trong số đó có hormone dopamine có vai trò làm giảm đau.
Thay đổi chế độ ăn uống
Việc duy trì một chế độ ăn uống khoa học, phù hợp, có đầy đủ chất dinh dưỡng sẽ giúp cho cơ thể của bạn được khỏe mạnh, duy trì cân nặng ở mức phù hợp và cải thiện những vấn đề liên quan đến thoái hóa cột sống. Theo đó, các loại thực phẩm mà bệnh nhân thoái hóa cột sống nên bổ sung vào chế độ ăn uống hàng ngày đó là:
- Canxi: Canxi thường tìm thấy trong những thực phẩm như các loại rau lá xanh đậm (cải ngọt, cải xoăn), một số loại đậu, cá hồi, cá mòi, mật mía, cam, hạnh nhân, đậu phụ…
- Magie: Hàm lượng magie thường được tìm thấy trong các loại ngũ cốc, đậu, cá, bơ, sữa chua, chuối, sô cô la đen…
- Sắt: Thịt lợn, thịt ngan, thịt gia cầm, thịt đỏ, các loại đậu lăng, rau lá xanh, ngũ cốc nguyên hạt, trứng gà… là những thực phẩm chứa lượng sắt lớn mà bạn nên bổ sung vào chế độ ăn uống hàng ngày.
Thực hiện việc giảm cân
Một trong số những kế hoạch quan trọng khi chăm sóc bệnh nhân bị thoái hóa cột sống đó chính là thực hiện việc giảm cân. Bởi lẽ, khi khối lượng cơ thể quá mức cho phép thì cột sống sẽ phải gánh chịu nhiều áp lực. Điều này sẽ khiến cho các triệu chứng của thoái hóa cột sống ngày càng trở nên trầm trọng hơn.
Nếu như bạn gặp khó khăn trong vấn đề giảm cân, bạn có thể trao đổi ý kiến với các chuyên gia để họ có thể giúp bạn xây dựng lịch hoạt động thể chất sao cho phù hợp. Bên cạnh đó, với sự giúp đỡ của chuyên gia dinh dưỡng, bạn sẽ được hướng dẫn cách xây dựng chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh.
Như vậy, thông qua kế hoạch chăm sóc bệnh nhân thoái hóa cột sống như trên, bạn đã biết cách xây dựng chế độ ăn uống và sinh hoạt sao cho phù hợp rồi chứ? Nếu còn bất cứ vấn đề gì còn thắc mắc, bạn hãy liên hệ với chúng tôi để được giải đáp cụ thể nhé.