Những chất thải hữu cơ khó phân hủy được các nước thải ra mỗi năm hàng triệu tấn. Đứng trước nguy cơ ô nhiễm môi trường, công ước Stockholm được thành lập nhằm kiểm soát được lượng chất thải này. Một tương lai tươi sáng về môi trường sạch đẹp sẽ đến nếu như các nước lớn trên thế giới cùng chung tay thực hiện và góp phần bảo vệ môi trường.
Lịch sử hình thành và phát triển của công ước Stockholm
Cứ mỗi năm, lại có hàng triệu tấn chất thải hữu cơ khó phân hủy, viết tắt là POP lại được các nước trên thế giới thải ra. Những chất này cực kỳ khó phân hủy ở trong môi trường và dễ biến đổi và ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe của con người cũng như môi trường xung quanh. Đứng trước tình hình đó, vào năm 1995, một hội đồng của Liên Hợp Quốc đã đứng ra tổ chức một chương trình mang tên: “Chương trình Liên Hợp Quốc”, viết tắt là UNEP. Chương trình này nhằm kêu gọi các nước trên thế giới cùng chung tay để đối phó với các chất thải POP.
Chương trình sau khi được phát động đã kêu gọi được rất nhiều quốc gia ủng hộ và cùng tiến hành thực hiện. Diễn đàn của liên chính phủ các nước về an toàn hóa chất, viết tắt là IFCS và Chương trình quốc tế về sử dụng an toàn hóa chất, viết tắt là IPCS, đã viết một bản đánh giá cực kỳ chi tiết về 12 nhóm chất hữu cơ gây hại nhiều nhất bởi độ khó phân hủy của chúng với môi trường.
Trong suốt từ tháng 6 năm 1998 cho đến tháng 10 năm 2000, đã có khoảng 5 cuộc họp được tổ chức bên trong Liên Hợp Quốc nhằm chuẩn bị ra mắt công ước mới về kiểm soát các chất POP. Trong ngày 22 đến 23 tháng 5 năm 2011, các nước đã cử các phái đoàn đến để dự hội nghị diễn ra tại Stockholm nhằm ký kết với nhau về công ước. Công ước lấy luôn tên của địa điểm diễn ra hội nghị là Stockholm, gọi thành Công ước Stockholm và đã có hơn 151 nước đồng ý ký luôn vào ngày hôm đó. Công ước Stockholm chính thức có hiệu lực vào ngày 17 tháng 5 năm 2004.
Công ước Stockholm có mục đích chính đó là kiểm soát và hạn chế hoàn toàn việc sử dụng, sản xuất ra nhóm các chất gồm 12 chất hữu cơ khó phân hủy ra môi trường, còn gọi là POP.
Sự thành lập ủy ban xem xét các chất POP trong Công ước Stockholm
Chức năng của Công ước Stockholm
Chức năng cũng như nội dung chính của công ước Stockholm đó là buộc các nước tham gia phải đóng góp tài chính và những biện pháp để hạn chế hoặc loại bỏ hoàn toàn việc sản xuất ra các chất có trong POP, hoặc thậm chí là vô ý tạo ra. Nếu có thể thì phải xóa sổ, tiêu hủy hoàn toàn chất đó nhằm bảo vệ an toàn cho môi trường. Công ước Stockholm cũng góp phần bổ sung thêm những chất mới có hại vào trong danh sách để giúp các nước có thể kiểm soát tốt hơn trong việc bảo vệ môi trường.
Sự thành lập của ủy ban xem xét các chất POP
Với việc công ước Stockholm được lập ra để kiểm soát các chất trong nhóm POP. Nó còn có điều khoản để bổ sung thêm các chất có nguy cơ gây hại tương tự khác vào trong nhóm POP. Điều này yêu cầu việc phải thành lập một ủy ban có nhiệm vụ thu thập thông tin về các chất mới từ mỗi nước thành viên để xem xét cho vào trong nhóm POP.
Ngày 2 đến ngày 6 tháng 5 năm 2005, Liên Hợp Quốc đã thành lập ra một ủy ban gọi là ủy ban xem xét các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy, viết tắt là POPRC. Có nhiệm vụ như đã nêu ở trên, ủy ban này bao gồm 31 những nhà khoa học, chuyên gia được các nước thành viên đề cử kết nạp.
Ủy ban được thành lập dựa vào công ước Stockholm để xem xét và đánh giá các chất mới. Tiêu chí đánh giá sẽ được chia làm 3 giai đoạn.
- Giai đoạn thứ nhất: Ủy ban sẽ cân nhắc xem xét xem chất mới có nằm trong phạm vi điều khoản phụ lục D của công ước Stockholm hay không. Phụ lục bao gồm tính chất về chất khó phân hủy, tính chất tích tụ sinh học, khả năng lan truyền trong môi trường,…
- Giai đoạn thứ hai: Nếu chất đó thỏa mãn phụ lục D của công ước. Nó sẽ được ghi ra hồ sơ nháp để đánh giá tiếp theo mục E của công ước về nguy cơ gây hại tới sức khỏe của con người và khả năng tác động vào môi trường. Đánh giá xem mức độ của chất mới đó có ở phạm vi toàn cầu hay không.
- Giai đoạn thứ ba: Nếu chất mới đó vẫn thỏa mãn các giai đoạn trên, ủy ban sẽ tiến hành xét tới yếu tố ảnh hưởng của chất đó tới kinh tế và xã hội của một quốc gia. Lập báo cáo đánh giá rủi ro, và từ đó sẽ có biện pháp nhằm kiểm soát chặt chẽ chất mới đó. Dựa trên bản đánh giá này mà sẽ quyết định rằng có nên cho chất đó vào nhóm POP hay không.
Mỗi năm, ủy ban đều đặn có một cuộc họp ở Geneva, Thụy Sĩ nhằm đánh giá các chất mới và rủi ro từ chúng. Các cuộc họp được tổ chức kể từ khi công ước Stockholm được ký kết và đưa vào hoạt động.
Đánh giá Công ước Stockholm trong ngày nay
Tính đến thời điểm năm 2019, đã có tất cả là 179 quốc gia đã đồng ý và ký kết vào Công ước Stockholm thay vì 151 quốc gia vào năm 2001. Hiện nay vẫn còn một số quốc gia vẫn chưa chịu phê chuẩn công ước Stockholm bao gồm có Mỹ, Iraq, Israel, Ý và cả Malaysia.
Công ước nhìn chung là đã làm tốt được vai trò quản lý và kiểm soát các chất cấm POP. Từ đó giúp giảm thiểu tối đa tình trạng ô nhiễm môi trường nói chung. Tuy nhiên công ước vẫn còn gây ra một số tranh cãi cho các nước trên thế giới.
Chẳng hạn, chất dichloro diphenyl trichlorothane, hay viết tắt là chất DDT. Là chất hữu cơ cao phân tử có chứa clo, được sử dụng làm thuốc trừ sâu đặc biệt nhằm phá hủy hệ thần kinh của các loài côn trùng gây hại. Nhiều nước sử dụng chất này nhằm diệt muỗi để kiểm soát tình trạng bệnh sốt rét bùng phát không kiểm soát được. Tuy nhiên các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, chất DDT khi phân hủy một thời gian sẽ tạo ra chất DDE còn có độc tính cao hơn nhiều lần so với DDT. Vậy nên DDT vẫn là chất nằm trong danh mục POP của công ước Stockholm.
Còn mới đây nhất, các quốc gia thành viên đang có một sự đàm phán để đánh giá có nên cho thủy ngân vào danh mục các chất cần quản lý đặc biệt hay không. Những tranh luận ở trên đã cho thấy công ước Stockholm có ảnh hưởng lớn thế nào tới tương lai môi trường của thế giới.
Công ước Stockholm là công ước vì môi trường và bảo vệ môi trường. Tuy nhiên cũng cần phải có sự chung tay cùng chia sẻ thông tin, kiến thức giữa các quốc gia thành viên nhằm có thể phát hiện và đánh giá chính xác hơn các chất để xem xét đưa vào nhóm POP. Từ đó sẽ tránh được các tranh cãi không đáng có, đảm bảo an toàn môi trường sống hiện nay.