Đau họng nổi hạch ở cổ là một trong những dấu hiệu biểu hiện cơ thể chống lại tác nhân gây bệnh. Đây có thể là tình trạng bình thường, nhưng đôi khi cũng là triệu chứng sớm báo hiệu cơ thể đang mắc một bệnh lý nguy hiểm. Để hiểu rõ hơn về tình trạng này, mời bạn tìm hiểu qua bài viết sau đây.
Hiện tượng đau họng nổi hạch ở cổ
Đau họng nổi hạch được coi là một trong những triệu chứng của viêm họng. Biểu hiện này thường khá hiếm gặp, gần như chỉ xuất hiện khi bệnh chuyển sang giai đoạn nặng.
Hạch là một tổ chức lympho, tác dụng lưu trữ và sản sinh các tế bào bạch cầu cùng các kháng thể, chống lại các tác nhân gây hại. Hạch nổi lên là biểu hiện cơ thể đang chống lại vi khuẩn, virus.
Đau họng nổi hạch ở cổ là hiện tượng cổ xuất hiện hạch
Thông thường, hạch có thể lặn sau vài ngày. Thế nhưng, nếu hạch bị xơ hoá sẽ không thể nhỏ lại, luôn tồn tại ở vị trí nổi. Đây được xem là dấu hiệu của bệnh ung thư vòm họng rất nguy hiểm.
Với bệnh đau họng, hạch thường nổi ở các vị trí sau: Đau họng nổi hạch sau tai, đau họng nổi hạch ở cổ và đau họng nổi hạch dưới hàm. Trong đó, đau họng nổi hạch ở cổ là một hiện tượng thường gặp và phổ biến ở nhiều người.
Nguyên nhân gây đau họng nổi hạch thường gặp
Hiện tượng đau họng nổi hạch ở cổ không đáng lo ngại nếu là lành tính; còn sẽ nguy hiểm, thậm chí đe dọa tính mạng của người bệnh nếu là ác tính.
- Viêm họng cấp
Nếu đau họng nổi hạch ở cổ là dấu hiệu của viêm họng cấp, bạn có thể uống các loại thuốc kháng sinh; chống viêm theo chỉ định của bác sĩ sẽ điều trị khỏi bệnh hoàn toàn.
- Ung thư vòm họng
Ung thư vòm họng là bệnh hô hấp trên nguy hiểm gây tử vong cho người bệnh nếu điều trị không kịp thời. Do ở giai đoạn đầu bệnh không có biểu hiện rõ rệt; thường giống với triệu chứng cảm cúm, đau họng thông thường nên bệnh nhân chủ quan. Tuy nhiên, cũng có một số điểm riêng biệt như chỉ nghẹt mũi, đau đầu, ngứa rát cổ họng một bên, dù uống thuốc trị bệnh nhưng không thuyên giảm mà còn nặng hơn.
Nếu ung thư vòng họng ở giai đoạn cuối (di căn), bệnh sẽ phát triển một cách nhanh chóng. Khi đó, đau họng khó nuốt; hạch ở cổ nổi to, có thể di chuyển sang các vị trí khác nhau; mất cảm giác ở họng, mũi chảy máu, chảy mủ, khả năng nghe bị giảm, đau nhức đầu,…
- Ung thư tuyến giáp
Đau họng nổi hạch ở cổ có thể là triệu chứng của căn bệnh ung thư tuyến giáp. Trong trường hợp này, người bệnh còn bị khó nuốt, khàn tiếng, khó thở, hàm và hai tai cũng cảm thấy đau,…
Ngoài ra, khi bị viêm amidan, viêm tuyến nước bọt, lậu ở họng, … cũng xuất hiện đau họng nổi hạch ở cổ. Nhưng những bệnh lý này lành tính có thể chữa trị được khỏi triệt để.
Đau họng nổi hạch có nguy hiểm không?
Hầu hết trường hợp đau họng nổi hạch ở cổ ngắn ngày, mức độ bình thường sẽ không nguy hiểm. Tình trạng này sẽ thuyên giảm nhanh khi người bệnh nghỉ ngơi và có chế độ sinh hoạt, ăn uống phù hợp.
Tuy nhiên, có thể kết luận rằng đau họng nổi hạch ở cổ nguy hiểm nếu đó là dấu hiệu của ung thư vòm họng, ung thư tuyến giáp. Do đó, nếu tình trạng nổi hạch kéo dài, người bệnh nên thăm khám bác sĩ để có phương pháp điều trị càng sớm càng tốt.
Phòng ngừa đau họng nổi hạch ở cổ
Một số biện pháp mà bạn có thể áp dụng để phòng ngừa căn bệnh đau họng nổi hạch bao gồm:
- Đánh răng sạch sẽ, súc miệng họng bằng nước muối loãng mỗi ngày.
- Giữa ấm cơ thể nhất là ở vùng cổ, gan bàn chân.
- Tránh tắm, ngồi hoặc ngủ ở những nơi có gió lùa.
- Đi ra ngoài đường cần đeo khẩu trang, tránh hít phải dị vật có trong không khí, khói bụi bẩn.
- Ăn uống đầy đủ, khoa học, bổ sung hoa quả; nhất là hoa quả giàu vitamin C; giúp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, tốt cho đường hô hấp.
- Không hút thuốc lá, uống nhiều cafe, rượu bia và các chất kích thích.
- Tập thể dục thể thao thường xuyên và khoa học.
Điều trị đau họng nổi hạch
Một số phương pháp điều trị đau họng nổi hạch cụ thể như sau:
Thuốc kháng sinh và thuốc kháng vi rút là hai loại thuốc thường được sử dụng để điều trị tình trạng đau họng nổi hạch do nhiễm khuẩn. Ngoài ra, người bệnh cũng có thể sử dụng thuốc kháng viêm không chứa steroid hoặc thuốc giảm đau (ibuprofen), aspirin để đối phó với bệnh đau họng hạch.
Thuốc kháng sinh giảm tình trạng đau họng nổi hạch
Có thể dùng gạc ấm đặt lên vùng hạch sưng để làm giảm sưng, đau tại nhà. Hoặc cân bằng giữa thời gian làm việc và thời gian nghỉ ngơi Bên cạnh đó, nên dùng nước ấm có hòa tan muối để súc miệng. Mỗi lần súc miệng khoảng từ 10 – 20 giây. Và lặp lại hành động này từ 4 -5 lần trong ngày.
Nên tập thể dục thường xuyên, kiểm soát tình trạng căng thẳng và stress của bản thân, xây dựng chế độ ăn khoa học. Đặc biệt, nên ngừng sử dụng thuốc khi bị đau họng sưng cổ và không nên dùng chung đồ dùng cá nhân với người bị nhiễm vi khuẩn, vi rút.
Trên đây là những thông tin tổng hợp về chứng đau họng nổi hạch ở cổ. Hy vọng những thông tin này giúp người bệnh có thêm những kiến thức hữu ích trong việc chủ động phòng tránh và điều trị bệnh.