• Login
No Result
View All Result
WHO Việt Nam - Bảo vệ sức khỏe của bạn
  • Trang chủ
  • Cơn ho
  • Cột sống
  • Dinh dưỡng
  • Đĩa đệm
  • Lưng
  • Phế quản
  • Thuốc
  • Tin tức
  • Trang chủ
  • Cơn ho
  • Cột sống
  • Dinh dưỡng
  • Đĩa đệm
  • Lưng
  • Phế quản
  • Thuốc
  • Tin tức
No Result
View All Result
WHO Việt Nam - Bảo vệ sức khỏe của bạn
No Result
View All Result
Home Vấn đề về phế quản

Bệnh giãn phế quản là gì, có lây không? Thuốc trị bệnh hiệu quả

WHO VietNam by WHO VietNam
27/07/2023
in Vấn đề về phế quản
0
0
SHARES
1
VIEWS
Share on FacebookShare on Twitter

Giãn phế quản là hiện tượng các phế quản trong phổi giãn ra, việc hồi phục lại như trước rất khó khăn. Cùng với lao phooit  và ung thư phổi, giãn phế quản là căn bệnh gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến phổi và đe dọa tính mạng bệnh nhân. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu rõ hơn về căn bệnh này qua bài viết sau đây.

Giãn phế quản là gì?

Đây là tình trạng viêm và nhiễm trùng tại phế quản khiến tổ chức chống đỡ tại phế quản gồm lớp sụn và lớp cơ trơn bị phá hủy, điều này dẫn đến việc phế quản bị giãn ra và không hồi phục lại được. Cấu trúc bình thường của thành phế quản dần bị phá hủy, thay vào đó là tổ chức xơ phát triển làm dày thành phế quản lên đồng thời lòng phế quản sẽ hẹp lại.

Tìm hiểu giãn phế quản là gì?

Tìm hiểu giãn phế quản là gì?

Cũng vào lúc đó, lớp lông chuyển tại phế quản bị phá hủy, tăng tiết  dịch đờm nhầy quá mức, tình trạng viêm tại phế quản trở thành mạn tính,… kéo theo hàng loạt triệu chứng cũng như biến nghiêm trọng tại phổi và toàn cơ thể.

Ở các bệnh nhân nặng, tình trạng đường thở bị giãn nở diễn ra tại cả 2 phổi, gây ảnh hưởng rất lớn tới chức năng hô hấp. Bên cạnh đó, sự giãn nở trên còn làm cản trở quá trình đưa các dịch tiết (chất nhầy, đờm) ra ngoài từ đường hô hấp bên dưới. Các dịch tiết này là môi trường lý tưởng cho nhiều chủng vi khuẩn sinh sống, tăng trưởng và phát triển.

Sự nhiễm khuẩn trên lại gây hại thêm cho đường hô hấp và khiến hiện tượng giãn phế quản trở nên nặng nề hơn. Bệnh cứ nặng thêm theo một vòng luẩn quẩn như vậy nếu không được can thiệp đúng cách. Cũng như các bệnh lý khác về phổi, bệnh có tỷ lệ mắc ở mức độ khá cao.

Một số biến chứng có thể xảy ra khi mắc bệnh lý này đó là áp xe phổi, bội nhiễm tái phát, khí phế thũng, mủ phổi, ho ra máu, ộc ra máu khiến đường thở bị tắc nghẽn, suy tim nghiêm trọng làm bệnh nhân thở khó và tử vong nhanh.

Bệnh giãn phế quản có lây không?

Rất nhiều người bệnh lo lắng rằng họ sẽ lây nhiễm  bệnh cho cộng đồng hoặc cũng có nhiều người e ngại về việc bị lây bệnh từ người khác và đang muốn tìm lời giải đáp cho nghi vấn này.

Đáp án cho câu hỏi “Bệnh giãn phế quản có lây không?” Có thể là “không” hoặc “có” tùy thuộc vào căn nguyên gây bệnh. Cụ thể:

  • Nếu bạn bẩm sinh đã mắc bệnh (do sự phát triển kém của phổi ngoại vi) hoặc mắc bệnh do di truyền thì không có khả năng lây nhiễm cho cộng đồng nhưng có thể di truyền cho đời sau.
  • Bệnh cũng sẽ không lây nhiễm khi bạn tiếp xúc trực tiếp với hơi hóa chất có hại hoặc các hóa chất xâm nhập vào đường thở dẫn đến giãn ở phế quản, thương tổn ăn mòn; hay khi dị vật, khối u đè ép lên phế quản, khiến phế quản phía dưới vị trí chít hẹp thường xuyên phải tăng áp lực dẫn đến giãn phế quản. Mặc dù vậy, các trường hợp trên thường bị bội nhiễm do đó bệnh lý của bạn có thể lâu truyền cho những người xung quanh.
  • Trường hợp bệnh lý xuất hiện sau tình trạng viêm hoại tử phế quản, đa phần là do phế quản hoặc phổi bị nhiễm trùng tái nhiễm, như trong bệnh cúm, ho gà và sởi,… thì câu trả lời cho thắc mắc bệnh có lây không là “có”.

Như vậy, nếu căn nguyên gây giãn phế quản là bẩm sinh hoặc do di truyền và không có tình trạng nhiễm trùng thì sẽ không có nguy cơ lây nhiễm. Còn nếu bạn mắc bệnh do nhiễm virus thì bệnh có thể lây lan từ bệnh nhân ra ngoài cộng đồng qua đường hô hấp.

Thuốc giãn phế quản dạng xịt

Thuốc dạng xịt là thuốc ở trạng thái hóa hơi (aerosolized) được đưa thẳng vào đường hô hấp thông qua miệng nhờ vậy có hiệu quả nhanh hơn các loại khí dung hoặc thuốc uống. Thuốc đi đến phổi qua đường hô hấp nên hạn chế được rất nhiều tác dụng ngoài ý muốn của đường toàn thân. Mục đích của thuốc cũng là tác dụng trên phổi nên liều lượng cần có để điều trị cũng nhỏ hơn khi so với đường dùng khác.

Các loại thuốc giãn phế quản dạng xịt

Các loại thuốc giãn phế quản dạng xịt

Các loại bình xịt khác nhau lại có cách sử dụng khác nhau. Người bệnh cần đọc kĩ hướng dẫn sử dụng cũng như hướng dẫn thực hiện trước khi dùng thuốc. Dưới đây là thuốc dạng xịt được sử dụng phổ biến:

Ventolin Inhaler với bình xịt định liều – MDI

Ventolin Inhaler với hoạt chất chính là Salbutamol sulfate có tác dụng chọn lọc tại phế quản, không gây ảnh hưởng tới hệ tim mạch nên có thể dùng được cho bệnh nhân mắc đồng thời các bệnh về huyết áp, tim mạch.

Ventolin Inhaler là loại thuốc sử dụng bình xịt dạng định liều. Đây là thiết bị xịt hít cầm tay sử dụng chất đẩy nhằm đưa thuốc ở dạng lỏng hóa hơi vào đường thở qua miệng.

Các bước dùng bình xịt  chữa giãn phế quản loại này như sau:

  • Lắc bình
  • Mở nắp
  • Từ từ thở ra để làm phổi rỗng
  • Dùng miệng ngậm kín phần miệng bình
  • Hít vào đều, chậm, sâu và ấn bình để đẩy thuốc lên
  • Nín thở từ 6 đến 10 giây rồi thở ra bình thường
  • Đóng nắp bình sau khi sử dụng.

Người bệnh giãn phế quản nên súc miệng lại với nước muối ấm nếu như trong thuốc có corticoid để hạn chế nguy cơ nấm miệng.

Thuốc Fenoterol

Thuốc Fenoterol thuộc nhóm chủ vận chọn lọc thụ thể beta 2 – adrenergic có tác dụng làm giãn cơ trơn phế quản, giảm nhẹ chứng co thắt phế quản, tăng dung tích sống, giảm thể tích cặn.

Ở người lớn, có thể sử dụng 1 liều xịt tương đương 100mcg để cải thiện nhanh các triệu chứng. 5 phút sau khi xịt mà tình trạng hô hấp vẫn chưa thuyên giảm đáng kể thì có thể xịt thêm 1 liều nữa. Có thể dùng thêm liều thứ 3 nếu như 2 liều đầu không đạt tác dụng cải thiện triệu chứng.

Mong rằng các thông tin trong bài viết đã giúp bạn hiểu rõ hơn về bệnh lý giãn phế quản cũng như các loại thuốc xịt điều trị bệnh thường dùng. Đây là bệnh lý khá nguy hiểm do đó bạn không nên tự ý sử dụng thuốc mà hãy đến các cơ sở y tế nếu có các dấu hiệu nghi ngờ để được thăm khám, chẩn đoán và điều trị đúng cách.

Previous Post

Các bài tập yoga cho người bị hen suyễn và lưu ý trong quá trình tập

Next Post

Phương án lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân viêm phế quản chi tiết

WHO VietNam

WHO VietNam

Next Post

Phương án lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân viêm phế quản chi tiết

Recommended

Xét nghiệm Thalassemia: Phân loại – Chi phí – Quy trình chi tiết

Xét nghiệm Thalassemia: Phân loại – Chi phí – Quy trình chi tiết

20 giờ ago
Xét nghiệm ADN ở đâu tại Việt Nam?  Danh sách địa điểm xét nghiệm uy tín?

Xét nghiệm ADN ở đâu tại Việt Nam? Danh sách địa điểm xét nghiệm uy tín?

21 giờ ago

Trending

Rốn Phổi Đậm: Hiện Tượng Nguy Hiểm và Điều Cần Biết để Bảo Vệ Sức Khỏe

Rốn Phổi Đậm: Hiện Tượng Nguy Hiểm và Điều Cần Biết để Bảo Vệ Sức Khỏe

1 tháng ago
Thuốc Trưởng Thành Phổi Là Gì, Tiêm Khi Nào Và Có Đắt Không?

Thuốc Trưởng Thành Phổi Là Gì, Tiêm Khi Nào Và Có Đắt Không?

2 năm ago

Popular

Rốn Phổi Đậm: Hiện Tượng Nguy Hiểm và Điều Cần Biết để Bảo Vệ Sức Khỏe

Rốn Phổi Đậm: Hiện Tượng Nguy Hiểm và Điều Cần Biết để Bảo Vệ Sức Khỏe

1 tháng ago
6 cách trị đờm trong mũi đơn giản cực hiệu quả

6 cách trị đờm trong mũi đơn giản cực hiệu quả

2 năm ago
Thuốc Trưởng Thành Phổi Là Gì, Tiêm Khi Nào Và Có Đắt Không?

Thuốc Trưởng Thành Phổi Là Gì, Tiêm Khi Nào Và Có Đắt Không?

2 năm ago
Nhu mô phổi là gì? Cấu trúc như thế nào?

Nhu mô phổi là gì? Cấu trúc như thế nào?

2 tháng ago
Các mục tiêu phát triển bền vững SDGs là gì

Các mục tiêu phát triển bền vững SDGs là gì

5 năm ago
WHO Việt Nam – Bảo vệ sức khỏe của bạn

“WHO – Vì sức khỏe cộng đồng” ra đời đem đến cho bạn đọc nguồn thông tin y học chính thống, có giá trị và giúp ích cho mọi người trong việc bảo vệ sức khỏe.

Chuyên mục

  • Bệnh
  • Thuốc
  • Tin tức
  • Vấn đề về cơn ho
  • Vấn đề về cột sống
  • Vấn đề về dinh dưỡng
  • Vấn đề về đĩa đệm
  • Vấn đề về gai xương
  • Vấn đề về gan
  • Vấn đề về họng
  • Vấn đề về lưng
  • Vấn đề về phế quản
  • Vấn đề về phổi
  • Vấn đề về thần Kinh Tọa

Follow chúng tôi

  • Liên Hệ
  • Giới thiệu
  • Chính sách bảo mật

Copyright © 22023, WHO VietNam.

No Result
View All Result
  • Chính sách bảo mật
  • Home 2
  • Home 3
  • Home 4
  • Home 5
  • Liên Hệ
  • Trang chủ
  • WHO VIỆT NAM – Vì sức khỏe cộng đồng

Copyright © 22023, WHO VietNam.

Welcome Back!

Login to your account below

Forgotten Password?

Retrieve your password

Please enter your username or email address to reset your password.

Log In