Hen phế quản bội nhiễm là gì? Nguyên nhân gây bệnh do đâu? Triệu chứng nhận biết như thế nào? Cách điều trị và phòng ngừa ra sao? Nếu bạn cũng đang quan tâm tới căn bệnh này thì hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây nhé!
Hen phế quản bội nhiễm là gì?
Hen phế quản bội nhiễm là tình trạng phế quản bị viêm nhiễm, co thắt cộng thêm việc cơ thể bị nhiễm thêm các vi khuẩn khác. Bệnh thường tái phát trên những người bị hen, khiến người bệnh khó thở.
Về bản chất, bệnh là một trình trạng diễn biến nặng của căn bệnh hen. Khi ổ nhiễm trùng di chuyển vào phế nang và nhu mô phổi sẽ khiến phổi bị viêm nhiễm. Các cơ quan khác trong hệ hô hấp cũng dần bị viêm theo khiến việc điều trị rất khó khăn.
>> Hen phế quản bội nhiễm khác gì so với hen phế quản?
Nguyên nhân hen phế quản bội nhiễm
Hen phế quản bội nhiễm có thể do nhiều nguyên nhân gây ra. Bao gồm:
- Ô nhiễm môi trường: Môi trường chứa chất độc hại, nhiều vi khuẩn hoặc bụi bẩn, ô nhiễm tác động trực tiếp tới hệ hô hấp. Người bệnh sẽ phải đối mặt với những biểu hiện của hen phế quản bộ nhiễm nếu đã từng bị hen suyễn.
- Ảnh hưởng của thời tiết thay đổi: Thời tiết đột ngột thay đổi, nhất là trong thời gian giao mùa cũng là một trong những nguyên nhân khiến hệ hô hấp dễ bị virus, vi khuẩn tấn công. Từ đây tạo điều kiện thuận lợi cho hiện tượng bội nhiễm vi khuẩn tái phát.
- Người bị hen suyễn: Những người có tiền sử bị hen phế quản, hen suyễn kéo dài hoặc không được điều trị đúng cách sẽ khiến hệ hô hấp yếu dần. Từ đây các cơ quan trong hệ hô hấp dễ bị tác nhân bên ngoài tấn công, gây bội nhiễm.
Nguyên nhân gây hen phế quản bội nhiễm
Triệu chứng hen phế quản bội nhiễm
Khi bị hen phế quản bội nhiễm, người bệnh xuất hiện nhiều triệu chứng có nét tương đồng với bệnh hen phế quản. Tuy nhiên mức độ các triệu chứng sẽ khác nhau. Trong đó điển hình thường gặp là các biểu hiện dưới đây:
- Cổ họng đau rát dài ngày
- Người bệnh thường có đờm màu xanh, màu vàng hoặc nâu ở cổ họng
- Ngực đau tức, nhất là sau khi cơn ho tái phát
- Người bệnh khó thở, thở khò khè hoặc thở rít
- Sốt nhẹ hoặc sốt cao, trẻ em thường sốt nhiều hơn so với người trưởng thành.
Hen phế quản bội nhiễm có nguy hiểm không?
Hen phế quản bội nhiễm là bệnh lý về đường hô hấp có tính chất nguy hiểm. Bệnh nếu không phát hiện sớm và có hướng điều trị kịp thời có thể gây ra nhiều biến chứng khó lường như:
Viêm phổi
Viêm phổi là hệ lụy hàng đầu do hen phế quản bội nhiễm gây ra. Đây là hiện tượng ổ nhiễm khuẩn lan xuống mô phổi khiến phổi bị viêm nhiễm nặng. Tình trạng này rất nguy hiểm, có tỷ lệ tử vong cao ở trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ sơ sinh.
Khí phế thũng
Khí phế thũng còn có tên gọi khác là bệnh giãn phế nang. Tình trạng này khiến người bệnh thở khó khăn, thở nặng, dần dẫn tới suy hô hấp.
Xẹp phổi
Hen phế quản bội nhiễm sẽ làm mất thể tích phổi khiến phế nang xẹp xuống. Bệnh sẽ khiến chức năng trao đổi và thông khí ở phổi bị ảnh hưởng nặng nề. Thống kê cho thấy hơn ⅓ người bệnh bị xẹp phổi nếu bị hen suyễn bội nhiễm.
Tràn khí màng phổi
Biến chứng nguy hiểm tiếp theo mà hen phế quản bội nhiễm gây ra là tình trạng tràn dịch màng phổi. Đây cũng là nguyên nhân hàng đầu gây tử vọng cao ở người bệnh.
Suy hô hấp
Những bệnh nhân bị hen phế quản bội nhiễm lâu ngày sẽ dần bị suy hô hấp. Lúc này người bệnh sẽ cảm thấy khó chịu, ho nặng thêm, thở khó khăn, thậm chí hôn mê hoặc tử vong.
Cách điều trị hen phế quản bội nhiễm
Để chữa dứt điểm tình trạng hen phế quản bội nhiễm, cần điều trị bội nhiễm và dự phòng cơn hen tái phát. Tùy theo nguyên nhân, mức độ bệnh và thể trạng mỗi người, các bác sĩ sẽ đưa ra hướng điều trị phù hợp. Theo đó các phương pháp chữa bệnh bao gồm:
Sử dụng thuốc Tây y
Đây là cách cải thiện bệnh hữu hiệu và thường được áp dụng nhiều nhất. Những loại thuốc thường được bác sĩ kê đơn cho người bệnh là:
- Thuốc kháng sinh: Đây là loại thuốc đầu tiên không thể thiếu khi điều trị hen phế quản bội nhiễm. Trong đó các loại kháng sinh thường dùng như cephalosporin, fluoroquinolon,…
- Thuốc giảm ho: Các loại thuốc giảm ho người bệnh thường được kê đơn dùng bao gồm Dextromethorphan, Terpin Codein,…Những trường hợp ho nhẹ có thể dùng thuốc giảm ho nguồn gốc thảo dược.
- Thuốc giãn co thắt phế quản: Người bệnh có thể được chỉ định sử dụng các loại thuốc giãn cơ thắt phế quản như Salbutamol, Theophylin.
- Thuốc long đờm: N-acetylcystein, bromhexin,.. có tác dụng làm loãng đờm, giúp người bệnh khạc đờm ra ngoài dễ hơn. Tuy nhiên nhóm thuốc này cần thận trọng khi sử dụng cho trẻ nhỏ.
- Thuốc giảm đau, hạ sốt: Thuốc Ibuprofen, Paracetamol
- Thuốc chống viêm: Nhóm thuốc alphachymotrypsin hoặc steroid,…
Sử dụng thuốc Tây y chữa hen phế quản bội nhiễm
Điều trị bệnh bằng phương pháp Đông y
Ngoài việc sử dụng thuốc Tây y, chữa bệnh bằng Đông y cũng là phương pháp mang lại hiệu quả tốt. Nguyên tắc của phương pháp chữa bệnh này là loại bỏ căn nguyên của bệnh, cải thiện triệu chứng và nâng cao hệ miễn dịch cơ thể. Để đảm bảo các bài thuốc Đông y phát huy được tác dụng mong muốn, người bệnh cần kiên trì thực hiện trong thời gian dài.
>> Tìm hiểu: Hen suyễn khi mang thai phải làm sao?
Cách phòng tránh hen phế quản bội nhiễm
Hen phế quản bội nhiễm gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Do đó ngay từ bây giờ, bạn hãy áp dụng ngay cách phòng tránh bệnh như sau:
- Giữ gìn môi trường sống sạch sẽ, thoáng mát
- Điều trị dứt điểm các biểu hiện của hen cấp tính. Người bệnh cần tuân thủ tuyệt đối theo chỉ dẫn dùng thuốc của bác sĩ để cơn hen được điều trị nhanh nhất.
- Xây dựng chế độ dinh dưỡng, nghỉ ngơi và làm việc khoa học, hợp lý
- Tránh xa khói thuốc lá
- Tránh xa tác nhân gây kích thích hệ hô hấp như lông thú cưng, phấn hóa, bụi bẩn
- Uống nhiều nước
- Tăng cường rèn luyện thể dục thể thao nâng cao sức khỏe.
Trên đây là nguyên nhân, triệu chứng, cách khắc phục và phòng ngừa bệnh hen phế quản bội nhiễm. Bạn hãy lưu lại ngay những thông tin trên để sử dụng khi cần thiết nhé. Hẹn gặp lại bạn trong những chuyên mục tiếp theo của chúng tôi!