Hen suyễn khi mang thai là hiện tượng không quá phổ biến nhưng lại có thể gây ra những rủi ro đáng tiếc cho sức khỏe của mẹ bầu cũng như sự phát triển của thai nhi. Tuy nhiên nếu được thăm khám, điều trị kịp thời thì triệu chứng bệnh hoàn toàn có thể kiểm soát và giảm thiểu được tối đa các biến chứng không mong muốn.
Triệu chứng hen suyễn khi mang thai
Khi mang thai, sức đề kháng của người phụ nữ bị suy giảm đáng kể khiến cho các tác nhân gây bệnh dễ dàng tấn công và thúc đẩy sự khởi phát của cơn hen. Nếu không được kiểm soát tốt có thể dẫn đến những ảnh hưởng xấu cho thai nhi cũng như sức khỏe của người mẹ. Do đó bà bầu cần cảnh giác với những triệu chứng hen suyễn thường gặp khi mang thai
Hen suyễn khi mang thai là căn bệnh nguy hiểm
Các triệu chứng dễ nhận biết hen suyễn khi mang thai như:
- Khó thở
- Thở khò khè có thể dễ dàng nhận thấy khi người bệnh thở ra
- Cảm giác căng tức ngực, nặng ngực, không thở được
- Ho
- Khó nói,….
Các triệu chứng bệnh có thể xảy ra bất kể lúc nào, ngay cả khi đi ngủ mẹ bầu cũng có thể gặp phải những cảm giác khó chịu này. Nếu để cơn hen kéo dài sẽ khiến thai nhi không được cung cấp đủ oxy để tuần hoàn. Tình trạng bệnh tiến triển càng nặng thì càng gây ra những rủi ro nghiêm trọng hơn.
Hen suyễn khi mang thai có nguy hiểm không?
Bệnh hen suyễn khiến đường thở bị thu hẹp, cản trở quá trình hô hấp và giảm lưu lượng oxy được bơm vào cơ thể. Điều này đồng nghĩa với việc bệnh sẽ gây nguy hiểm cho sức khỏe người bệnh. Đặc biệt với phụ nữ mang thai bệnh hen suyễn còn có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng cho cả mẹ bầu và thai nhi.
Thống kê cho thấy có đến khoảng 30% trường hợp mẹ bầu mắc bệnh hen suyễn có triệu chứng tăng nặng hơn vào tam cá nguyệt thứ 2 và tam cá nguyệt thứ 3 của thai kỳ. Lúc này bệnh có thể gây ra rất nhiều biến chứng nguy hiểm cho mẹ bầu như: Cao huyết áp, tiền sản giật,… Với thai nhi sẽ có nguy cơ cao suy dinh dưỡng, thấp còi, sinh non, thai chết lưu,… Trong những diễn biến nghiêm trọng hơn, cơn hen có thể gây nguy hiểm đến tính mạng, gây tử vong cho cả mẹ bầu và thai nhi.
Chính vì vậy phụ nữ mắc bệnh hen suyễn khi mang thai tuyệt đối không được chủ quan. Người bệnh cần xây dựng cho mình thói quen sinh hoạt khoa học, lành mạnh, dành thời gian nghỉ ngơi hợp lý. Giúp kiểm soát cơn hen và hỗ trợ chức năng đường hô hấp. Nhằm cung cấp đủ oxy cho cơ thể và nuôi dưỡng thai nhi phát triển khỏe mạnh.
Tiến triển hen suyễn khi mang thai
Theo chia sẻ của các bác sĩ chuyên khoa, không phải tất cả các trường hợp mang thai đều có diễn biến nặng khi mắc bệnh hen suyễn. Nếu được kiểm soát tốt triệu chứng bệnh có thể sẽ được cải thiện dần theo chiều hướng tích cực nhất. Tuy nhiên như đã chia sẻ ở trên, sẽ có khoảng 30% phụ nữ mang thai mắc bệnh hen suyễn có diễn biến xấu hơn ở tuần thai thứ 29 trở đi. Vì vậy người bệnh cần lưu ý đến vấn đề này để có kế hoạch thăm khám, điều trị và chăm sóc sức khỏe một cách hợp lý nhất.
Cách chữa hen suyễn cho bà bầu
Việc điều trị bệnh hen suyễn khi mang thai cần căn cứ vào tình trạng bệnh lý cụ thể của mỗi người. Thông thường, người bệnh sẽ được chỉ định sử dụng thuốc chống hen suyễn kết hợp với các biện pháp chăm sóc sức khỏe tại nhà.
Thuốc xịt hen suyễn dành cho bà bầu
Cụ thể, bệnh hen suyễn ở phụ nữ mang thai được điều trị bằng một số loại thuốc sau:
- Nhóm thuốc chống viêm
Thuốc chống viêm được sử dụng với mục đích kiểm soát các triệu chứng sưng, viêm ở nang phổi. Thuốc không đem lại tác dụng ngay lập tức mà sẽ tác động từ từ vào cơ thể để điều chỉnh và cải thiện tình trạng hen suyễn ở phụ nữ mang thai. Các loại thuốc chống viêm thường dùng cho bà bầu là Cromolyn sodium, Nedocromil sodium và Corticosteroids.
- Nhóm thuốc giãn phế quản
Nhóm thuốc giãn phế quản có công dụng chính là ngăn ngừa sự bùng phát của cơn hen bằng cách làm giãn đường thở. Từ đó giúp tăng cường sự lưu thông đường thở, giúp việc hô hấp trở nên dễ dàng hơn.
Một số loại thuốc giãn phế quản có thể sử dụng cho bà bầu là:
- Glucocorticoid đường uống và đường hít: Thuốc glucocorticoid được đánh giá là an toàn cho phụ nữ mang thai và thai nhi nên có thể sử dụng khi cần thiết
- Nhóm thuốc sinh học Omalizumab
- Một số loại thuốc khác: Thuốc kháng sinh histamin, thuốc kháng sinh Leukotriene,….
Thông thường các loại thuốc dạng bình xịt và dạng hít được ưa chuộng và sử dụng phổ biến hơn bởi tính tiện dụng và phát huy tác dụng nhanh. Người bệnh có thể đem theo người 24/24 để phòng cơn hen tái phát và kiểm soát triệu chứng bệnh kịp thời. Tuy nhiên các mẹ bầu cần tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa về cách dùng và liều lượng sử dụng để đảm bảo hiệu quả điều trị và tránh xảy ra các tác dụng phụ không mong muốn.
- Nhóm thuốc dạng bình xịt định liều
Thuốc bình xịt định liều được đánh giá là an toàn và thông dụng hơn so với thuốc dạng viên uống bởi nó ít tác động trực tiếp đến sự phát triển của thai nhi. Mặc dù vậy, người bệnh cũng chỉ nên sử dụng thuốc khi có sự tư vấn, hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa để đảm bảo an toàn cho sức khỏe của cả mẹ bầu và thai nhi.
Ngoài việc sử dụng thuốc thì mẹ bầu cũng cần duy trì thói quen sinh hoạt lành mạnh, nghỉ ngơi hợp lý và tích cực bổ sung chất dinh dưỡng cho sức khỏe. Giúp tăng cường sức đề kháng, góp phần hiệu quả trong việc đẩy nhanh tác dụng điều trị bệnh.
>> TÌM HIỂU: HEN SUYỄN CÓ DI TRUYỀN KHÔNG?
Trên đây là một số thông tin chia sẻ về bệnh hen suyễn khi mang thai. Hy vọng đã đem đến bạn đọc thêm nhiều kiến thức hữu ích và biết cách chăm sóc sức khỏe đúng cách. Chúc bạn đọc nhiều sức khỏe.