Ho gió là một trong những bệnh lý thường gặp mỗi khi thời tiết thay đổi, hoặc do sự tác động của các yếu tố gây hại đến đường hô hấp. Không ít người luôn băn khoăn lo lắng khi gặp phải tình trạng ho gió dai dẳng, không biết cách điều trị sao cho hiệu quả. Trong bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ đem đến cho độc giả những thông tin quan trọng về căn bệnh này.
Ho gió là gì?
Như chúng ta đã biết, ho được coi là một phản ứng bình thường của cơ thể khi hệ hô hấp bị xâm nhập với các vật thể lạ bên ngoài môi trường.
Hiện tượng này xảy ra khi người bệnh xuất hiện các chất dịch, đờm nhầy trong cổ họng, tình trạng ho dai dẳng khó dứt. Các cơn ho thường xuất hiện nhiều nhất vào thời điểm giao mùa, khi nhiệt độ không khí có sự thay đổi đột ngột. Người bị ho gió thường kèm theo các bệnh dị ứng, cảm cúm…
Để phát hiện ho gió, người bệnh cần phải chú ý đến một số biểu hiện khác lạ của hệ hô hấp và cơ thể. Một số biểu hiện có thể nhận biết như: ho dai dẳng, do khan kèm đờm nhầy, đau rát cổ họng, đau tức vòm ngực, mỏi mệt, ăn kém, suy nhược cơ thể…
Ho gió kéo dài có nguy hiểm không?
Trên thực tế, đây không phải là căn bệnh hiếm gặp và cũng không quá nguy hiểm cho người bệnh. Hiện tượng ho xảy ra như một phản xạ bình thường của cơ thể trước sự biến đổi của thời tiết và môi trường.
Tuy nhiên trong trường hợp các cơn ho kéo dài quá lâu, không thể kiểm soát bằng các biện pháp đơn giản tại nhà, lúc này mức độ nguy hiểm đã tăng cao. 4 – 8 tuần là khoảng thời gian cảnh báo người bệnh cần được thăm khám kịp thời. Bởi ho gió lâu ngày có thể dẫn tới những biến chứng nguy hiểm cho người bệnh như: viêm thanh quản, viêm phổi, viêm thanh quản, lao phổi, ung thư vòm họng,… cùng với hàng loạt căn bệnh khác gây hại tới đường hô hấp.
Nguyên nhân gây ho gió
Tình trạng ho xảy ra có thể bắt nguồn từ một số nguyên nhân phổ biến dưới đây.
Do thời tiết thay đổi
Thời tiết chuyển mùa là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất dễ gây lên ho, cảm cúm. Khi thời tiết thay đổi đột ngột, họng và mũi là nơi đưa không khí bên ngoài vào trong, khí lạnh có thể theo đường này gây kích ứng cho cơ thể. Từ đó gây ra các cơn ho gió kéo dài.
Do môi trường ô nhiễm
Khói, bụi, vi khuẩn, nấm mốc, các chất độc hại… Tất cả các yếu tố này tồn tại trong môi trường sống đều có thể gây kích thích hệ hô hấp, khiến người bệnh gặp phải những cơn ho dai dẳng. Thậm chí các khí độc trong môi trường còn có thể khiến hệ hô hấp bị viêm nhiễm, tổn thương nặng nề.
Bệnh nhân mắc các bệnh trước đó
Bên cạnh yếu tố thời tiết và môi trường, ho gió cũng có thể xuất phát từ các yếu tố nguy cơ khác, điển hình như việc người bệnh có tiền sử mắc các căn bệnh khác như: hen phế quản, viêm thanh quản, viêm phổi, tắc nghẽn phổi, trào ngược dạ dày thực quản…
Do hút thuốc
Khói thuốc lá cũng là một trong những yếu tố không thể không kể đến. Rất nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, khói thuốc lá là một trong những nguồn cơn nguy hiểm nhất gây ra các căn bệnh về đường hô hấp, trong đó có ho gió, viêm nhiễm đường hô hấp.
Cách trị ho gió hiệu quả
Đây là căn bệnh thường gặp đối với tất cả mọi người. Việc điều trị hiện tượng về hô hấp này hiện nay rất phổ biến, không quá khó khăn đối với người bệnh. Dưới đây là một số gợi ý về cách điều trị hiệu quả mà người bệnh có thể tham khảo.
Sử dụng thuốc Tây
Sử dụng thuốc Tây là cách thức đem đến hiệu quả trị ho gió nhanh nhất. Các loại thuốc Tây đã được qua kiểm chứng của y học hiện đại, có khả năng kháng lại vi khuẩn, virus, giúp giảm đi các cơn ho và bảo vệ hệ hô hấp trước những tác nhân gây hại.
Thuốc kháng histamin: Thuốc kháng histamin là các loại thuốc có khả năng làm dịu đi các cơn ho, kháng khuẩn, giảm sưng hiệu quả. Loratadine, chlopheniramin, dexchlorpheniramine hay desloratadine… là các loại thuốc kháng histamin có tác dụng trị ho hiệu quả.
Thuốc trị ho: Thuốc Tây trị ho là các loại thuốc đặc trị, có tác dụng ức chế các cơn ho dai dẳng kéo dài. Các loại thuốc Tây thường được sử dụng bao gồm: codein, pholcodin, dextromethorphan…
Thuốc tê làm giảm ho: Bên cạnh thuốc kháng histamin và thuốc Tây đặc trị ho, bạn có thể sử dụng thuốc Tây dưới dạng ngậm hoặc hít. Khi đưa vào cơ thể, thuốc tê sẽ tác động lên các nơ ron thần kinh, giảm đi các cơn ho dữ dội kéo dài.
Sử dụng các bài thuốc dân gian
Từ xa xưa đến nay, có rất nhiều bài thuốc Nam trong dân gian có thể chữa ho gió hiệu quả. Khác với việc sử dụng thuốc Tây, các bài thuốc dân gian này có nguồn gốc chủ yếu từ thiên nhiên, nguồn nguyên liệu dễ kiếm, dễ thực hiện ngay tại nhà.
Một số bài thuốc dân gian có thể trị ho gió có thể kể đến dưới đây:
- Lá hẹ chưng đường phèn: Lá hẹ hấp mật ong là bài thuốc trị ho được sử dụng phổ biến từ xa xưa đến nay. Dùng lá hẹ rửa sạch, thái thành từng khóc khoảng 1 – 2cm. Thêm một ít đường phèn vào cùng. Hấp cách thủy hỗn hợp này trong khoảng 15 – 20 phút rồi sử dụng uống trực tiếp là được.
- Rau diếp và nước vo gạo: Rửa sạch rau diếp, đem đi giã nát hoặc xay nhuyễn. Sau khi vo gạo xong, người bệnh chắt lấy phần nước vo phía trên. Trộn cả hai loại nguyên liệu với nhau, bắc lên bếp đun sôi trong khoảng 20 -30 phút. Cuối cùng chắt lọc lấy phần nước uống để giảm ho hiệu quả.
- Quất hấp mật ong: Quất và mật ong cũng là sự kết hợp hoàn hảo cho những ai tìm kiếm bài thuốc trị ho gió. Người bệnh cần chuẩn bị 2 trái quất tươi, đem rửa sạch rồi bỏ hạt, thái từng lát mỏng. Cho vào bát hoặc chén rồi đổ mật ong ngập mặt quất. Sử dụng hỗn hợp hấp cách thủy hoặc hấp trong nồi cơm khoảng 10 phút rồi đem ra uống.
Bài viết trên đây đã cung cấp cho độc giả những thông tin cơ bản về hiện tượng ho gió, cách thức chữa trị sao cho hiệu quả. Hy vọng với những thông tin trê, người không còn hoang mang lo lắng khi gặp phải tình trạng này. Chúc các bạn thực hiện các phương pháp điều trị ho thành công để có được sức khỏe tốt!