Một kế hoạch chăm sóc bệnh nhân thoát vị đĩa đệm khoa học và đúng đắn có hiệu quả rất lớn đối với quá trình hồi phục sức khỏe. Không những vậy, người bệnh cũng nhờ đó mà hạn chế tối đa nguy cơ tái phát về sau. Bạn đọc quan tâm và muốn tìm hiểu thêm về chủ đề này có thể theo dõi bài viết tổng hợp dưới đây.
Kế hoạch chăm sóc bệnh nhân thoát vị đĩa đệm
Người lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân thoát vị đĩa đệm cần nắm rõ được một số thông tin cơ bản như: Tuổi tác người bệnh, tình trạng sức khỏe hiện tại, mức độ thoát vị đĩa đệm, phác đồ điều trị đang áp dụng. Có như vậy thì kế hoạch mới đáp ứng được nhu cầu cơ bản và thiết yếu của người bệnh, hạn chế phát sinh vấn đề trong quá trình thực hiện.
Về cơ bản, kế hoạch chăm sóc cho người bệnh thoát vị đĩa đệm nên đảm bảo được các yếu tố sau đây:
- Theo dõi sức khỏe trong thời gian người bệnh ở nhà
Đây là yếu tố quan trọng nhất trong khi chăm sóc bệnh nhân thoát vị đĩa đệm, kể cả trường hợp điều trị bảo tồn hay đã phẫu thuật. Để làm được điều này, người chăm sóc nên thường xuyên dành thời gian trò chuyện và trao đổi với người bệnh. Nếu bệnh nhân có những dấu hiệu bất thường liên quan đến sức khỏe hay tâm lý thì người chăm sóc cần nhanh chóng thông báo với bác sĩ. Các bác sĩ sẽ đưa ra giải pháp thích hợp cùng các tư vấn, hướng dẫn tốt nhất cho bệnh nhân.
- Thời gian uống thuốc của người bệnh
Phần lớn bệnh nhân thoát vị đĩa đệm điều trị bảo tồn đều sử dụng các loại thuốc Tây y đường uống. Thậm chí có những trường hợp sau phẫu thuật cũng cần uống thuốc kháng sinh và chống viêm để tránh nguy cơ biến chứng hoặc nhiễm trùng vết mổ. Chính vì vậy, trong kế hoạch chăm sóc bệnh nhân thoát vị đĩa đệm cần có một mục liên quan đến thời gian uống thuốc.
Việc uống thuốc đúng thời gian và liều lượng giúp quá trình hồi phục sức khỏe của người bệnh được thúc đẩy đánh kể. Bên cạnh đó, vì đã được ghi chú trong kế hoạch nên cả người chăm sóc và bệnh nhân đều ít có khả năng gặp phải tình trạng quên thuốc, bỏ liều.
Trong quá trình bệnh nhân dùng thuốc nếu có phát sinh vấn đề liên quan đến tác dụng phụ hay đơn kê, người chăm sóc cũng nên thông báo sớm với bác sĩ điều trị để xử lý kịp thời.
- Chế độ dinh dưỡng
Bất cứ kế hoạch chăm sóc bệnh nhân nào cũng cần quan tâm đến chế độ dinh dưỡng hàng ngày. Thực phẩm không chỉ cung cấp cho cơ thể nguồn năng lượng dồi dào để hoạt động hàng ngày mà còn thúc đẩy hệ miễn dịch, đề kháng để bảo vệ sức khỏe tốt hơn.
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, người bệnh thoát vị đĩa đệm nên tăng cường bổ sung những loại thực phẩm sau đây:
- Rau xanh đậm: Đây là nguồn cung cấp chất xơ và chất chống viêm rất tốt cho cơ thể, thường bao gồm súp lơ, cà rốt, ớt chuông, cần tây, cải xoăn,… Người chăm sóc có thể chế biến ít dầu mỡ bằng cách hấp/luộc hoặc làm salad tươi.
- Thịt cá biển: Các loại cá biển mang đến cho cơ thể hàm lượng omega-3 dồi dào, có tác dụng giảm đau nhức xương khớp và nâng cao sức đề kháng hiệu quả. Người chăm sóc có thể đa dạng bữa ăn hàng ngày của bệnh nhân bằng các loại cá như cá hồi, cá chuồn, cá thu,…
- Sữa và chế phẩm từ sữa: Khi nhắc đến nhóm thực phẩm giàu canxi, sẽ là một thiếu sót nếu không nói tới sữa cũng như các chế phẩm từ sữa. Không chỉ giúp xương khớp chắc khỏe hơn mà những thực phẩm này còn giúp chống loãng xương, tăng cường sức mạnh cơ bắp hiệu quả. Trong trường hợp người bệnh dị ứng lactose, người chăm sóc có thể xem xét sữa thực vật từ đậu nành, đậu gà, gạo lứt,..
- Các loại quả mọng: Dâu tây, nam việt quất, mâm xôi, cherry,.. đều là những loại quả mọng tốt cho bệnh nhân thoát vị đĩa đệm. Lý do là vì chúng dầu hoạt chất chống viêm và vitamin C giúp tăng cường đề kháng. Người chăm sóc có thể để bệnh nhân ăn tươi hoặc chế biến thành các loại sinh tố, nước ép để sử dụng hàng ngày.
Bên cạnh những thực phẩm cần bổ sung, người bệnh thoát vị cũng nên tránh dùng các loại đồ ăn như: Thức ăn nhiều dầu mỡ hoặc gia vị cay nóng, các loại đồ hộp nhiều muối hoặc đường, đồ uống có cồn,…
- Chế độ luyện tập hàng ngày
Song song với chế độ dinh dưỡng, kế hoạch chăm sóc bệnh nhân thoát vị đĩa đệm không thể thiếu chế độ luyện tập thể dục hàng ngày. Thể dục thể thao là biện pháp hiệu quả giúp người bệnh cải thiện triệu chứng, tăng cường khả năng vận động của cột sống cũng như bảo vệ sức khỏe tốt hơn.
Do người bệnh thoát vị đang bị tổn thương ở cột sống nên khi luyện tập cần cẩn thận, nhất là khi lựa chọn bộ môn thể thao. Các chuyên gia đều khuyến nghị bệnh nhân nên tập luyện ở cường độ vừa phải với những bộ môn đơn giản như đi bộ, yoga, bơi lội, đạp xe,… Bên cạnh đó, bệnh nhân cần hạn chế chạy bộ, gym, các môn thể thao với bóng và tạ,…
Xem thêm Thoát vị đĩa đệm đa tầng là gì? Phương pháp điều trị
Trên đây là những thông tin cơ bản về kế hoạch chăm sóc bệnh nhân thoát vị đĩa đệm, hy vọng có thể giúp ích phần nào cho bạn đọc. Trong quá trình xây dựng kế hoạch, nếu có bất kỳ thắc mắc nào thì bạn nên trao đổi với bác sĩ điều trị để được hướng dẫn và tư vấn đầy đủ.