Khạc đờm ra máu vào buổi sáng có thể báo hiệu cơ thể đang mắc một bệnh lý nghiêm trọng. Do đó, người bệnh không nên chủ quan, cần chú ý tìm hiểu về nguyên nhân, triệu chứng và cách chữa trị. Để hiểu rõ hơn về tình trạng này, mời bạn tìm hiểu chi tiết qua bài viết!
Các kiểu khạc đờm ra máu vào buổi sáng
Tình trạng khạc đờm ra máu tươi vào buổi sáng là hiện tượng cơ thể phản xạ để tống chất đờm ra bên ngoài. Tuy nhiên, chất đờm này lại có màu đỏ tươi hoặc hồng. Có nhiều kiểu khạc đờm ra máu, trong đó phổ biến nhất gồm:
- Khạc đờm ra máu có màu đỏ tươi kèm theo bọt.
- Khạc đờm có lẫn lượng nhỏ máu tươi.
- Khạc đờm kèm theo cục máu đông nhỏ và xuất hiện triệu chứng nóng ngực, khó thở.
- Khạc ra đờm có tia hoặc sợi máu nằm rải rác bên trong.
- Khạc ra đờm có mùi hôi, màu xanh hoặc vàng có lẫn máu.
Khạc đờm ra máu có nhiều dạng khác nhau
Khạc đờm ra máu vào buổi sáng là bệnh gì?
Có nhiều nguyên nhân có thể dẫn đến triệu chứng khạc đờm kèm theo máu. Trong đó, nguyên nhân bệnh lý bao gồm:
- Nhiễm trùng
Khi cơ quan hô hấp gặp sự tấn công của virus, vi khuẩn hoặc nấm có thể dẫn đến tổn thương hoặc nhiễm trùng và gây ngứa rát cổ họng. Tình trạng nhiễm trùng này kéo dài khiến lớp niêm mạc bị tổn thương và chảy máu. Lúc này, người bệnh có các tác động mạnh đến cơ quan hô hấp như ho có đờm, khạc đờm đều có thể dính máu.
Ngoài ra, sự xâm nhập của virus, vi khuẩn cũng có thể gây thuyên tắc mạch phổi, huyết khối bị vỡ và lượng máu đến phổi ít dẫn đến ho ra máu.
- Viêm thanh quản
Viêm thanh quản ở dạng cấp tính hoặc mãn tính kéo dài đều có thể dẫn đến lớp niêm mạc thanh quản bị tổn thương, sưng và mỏng dần. Tình trạng viêm thanh quản kéo dài kết hợp với các tác nhân như khói, bụi… đều có thể gây kích ứng thanh quản dẫn đến ngứa rát cổ họng, ho và khạc đờm kèm theo máu.
- Viêm phế quản
Bệnh viêm phế quản là tình trạng viêm đường dẫn khí trong phổi. Khi các ống phế quản bị viêm, chúng gây ra tình trạng hẹp, co thắt hoặc tắc nghẽn đường thở. Tình trạng này kéo dài có thể dẫn đến khạc hoặc ho kèm theo máu tươi. Lâu dần, phế quản sẽ bị tổn thương nghiêm trọng gây ra các triệu chứng bệnh mãn tính.
- Viêm phổi
Viêm phổi là tình trạng tổ chức phổi bị tổn thương do nhiều nguyên nhân như nhiễm trùng, virus, vi khuẩn, nấm cũng như các ký sinh trùng. Viêm phổi khiến người bệnh đối mặt với các triệu chứng như: khó thở, mệt mỏi, ho, khạc đờm nhiều kèm theo máu…
Viêm phổi là một trong những nguyên nhân dẫn đến khạc đờm ra máu
- Viêm amidan
Viêm amidan đặc biệt ở những người viêm mãn tính là hiện tượng tái phát viêm nhiều lần của amidan khẩu cái dẫn đến tình trạng khạc đờm ra máu.
- Lao phổi
Lao phổi là một trong những nguyên nhân thường gặp dẫn đến tình trạng khạc đờm ra máu vào buổi sáng. Những người bị lao phổi còn kèm theo các triệu chứng như sốt nhẹ, mệt mỏi, suy nhược, ra mồ hôi chậm, sụt cân bất thường.
Lao phổi là một bệnh lý nguy hiểm ảnh hưởng đến khả năng hô hấp và sức khỏe của con người. Do đó, để xác định tình trạng khạc đờm ra máu vào buổi sáng có phải do bệnh lý này không, người bệnh cần thăm khám các cơ sở y tế để được kiểm tra kỹ lưỡng.
- Ung thư phổi
Một trong những dấu hiệu cảnh báo bệnh ung thư phổi là tình trạng khạc đờm ra máu vào buổi sáng. Ngoài ra, một số dấu hiệu có thể xảy ra bao gồm: chán ăn, đau tức ngực, sút cân nhanh, thở khò khè, ho ra máu…
Ung thư phổi là bệnh lý nguy hiểm và cần được điều trị kịp thời để tăng tiên lượng sống. Vì vậy, khi người bệnh phát hiện chứng khạc đờm ra máu kèm các biểu hiện bất thường kéo dài cần thăm khám cơ sở y tế để được tư vấn điều trị kịp thời.
- Ung thư vòm họng
Ung thư vòm họng là chứng bệnh nguy hiểm với triệu chứng khạc đờm ra máu, đau rát họng, nhai nuốt khó khăn, sụt cân… Chính vì vậy, người bệnh cần chú ý các triệu chứng bệnh để phát hiện và điều trị sớm nhất.
Khạc đờm ra máu vào buổi sáng có nguy hiểm không?
Về căn bản, khạc đờm ra máu vào buổi sáng chính là dấu hiệu cảnh báo một hoặc nhiều bệnh lý trong cơ thể. Nếu tình trạng này càng kéo dài đồng nghĩa với việc các bệnh lý này ngày càng nghiêm trọng và phản ánh các vấn đề không tốt của sức khỏe.
Chính vì vậy, dấu hiệu khạc đờm ra máu không nên xem thường bởi nó có thể do các bệnh lý nguy hiểm như lao hay ung thư. Người bệnh cần đi thăm khám ngay khi phát hiện các triệu chứng bất thường.
Cách chữa khạc đờm ra máu vào buổi sáng
Khạc đờm ra máu báo hiệu các bệnh lý có thể nguy hiểm đến tính mạng. Vì thế, người bệnh không nên chủ quan, cần đến ngay các cơ sở y tế để chẩn đoán và có phương pháp điều trị. Các phương pháp chẩn đoán cận lâm sàng theo từng nguyên nhân khác nhau như chụp X quang ngực, xét nghiệm máu, chụp CT ngực, siêu âm tim, nội soi khu vực phế quản.
Chụp X quang để tìm ra những vấn đề bất thường trong cơ thể
Khi người bệnh đang khạc đờm ra máu, các bác sĩ sẽ cầm máu ngay lập tức để hạn chế tình trạng mất máu, ảnh hưởng đến sức khỏe. Các phương pháp gồm:
- Nội soi phế quản: Điều trị bằng phương pháp nội soi có thể phù hợp với một số nguyên nhân dẫn đến tình trạng khạc đờm ra máu đồng thời giúp cầm máu hiệu quả.
- Thuyên tắc động mạch phế quản: Bác sĩ sẽ sử dụng một ống soi động mạch cung cấp máu cho phổi. Quan sát hình trên video để xác định khu vực chảy máu của người bệnh. Sau đó các bác sĩ sẽ chặn chúng bằng cách sử dụng các chất phù hợp.
- Phẫu thuật: Phẫu thuật được chỉ định thực hiện khi tình trạng khạc đờm ra máu nghiêm trọng và có thể nguy hiểm đến tính mạng. Các bác sĩ sẽ tiến hành phẫu thuật để khâu/ cắt bỏ một phần khu vực gây khạc đờm ra máu như phổi.
Sau khi đã cầm máu, các bác sĩ sẽ tiến hành điều trị nguyên nhân gây ra bệnh. Người bệnh sẽ được sử dụng các loại thuốc điều trị riêng biệt với tình trạng bệnh hiện tại. Cụ thể nếu viêm phổi, viêm thanh quản, viêm phế quản hoặc lao phổi sẽ được điều trị bằng kháng sinh. Đối với ung thư phổi hay ung thư vòm họng được điều trị bằng xạ trị hoặc hóa trị, tình trạng viêm phổi được điều trị bằng steroid…
Trong quá trình điều trị khạc đờm ra máu, người bệnh cần thăm khám bác sĩ định kỳ để theo dõi tình trạng và diễn tiến của bệnh, chú ý chế độ ăn uống, sinh hoạt theo hướng dẫn của bác sĩ.
Nhìn chung, khạc đờm ra máu vào buổi sáng được xem là tình trạng nguy hiểm. Do đó, người bệnh không nên chủ quan, chú ý theo dõi sức khỏe để điều trị vấn đề này kịp thời. Chúc bạn luôn khỏe mạnh!