Nhiều người bị ngứa cổ họng thường lo lắng không biết bản thân mình đang gặp phải vấn đề gì. Theo các chuyên gia, triệu chứng này có thể liên quan đến vô số bệnh lý khác nhau nhưng điều quan trọng nhất là người bệnh cần được chẩn đoán sớm nhất. Bạn đọc muốn tìm hiểu thêm về chủ đề nói trên đừng bỏ qua bài viết dưới đây!
Ngứa trong cổ họng là bệnh gì?
Tình trạng ngứa cổ họng có thể là dấu hiệu của những bệnh lý sau đây:
- Viêm mũi dị ứng: Đây có thể xem là nguyên nhân phổ biến nhất của ngứa trong cổ họng. Khi mũi của người bệnh tiếp xúc với những vật thể lạ, ví dụ như bụi bẩn, phấn hoa,… sẽ xảy ra hiện tượng chảy nước mũi. Chất dịch nhầy này có thể chảy ngược xuống họng và gây ra cảm giác ngứa ngáy.
- Cảm lạnh, cảm cúm: Bên cạnh viêm mũi dị ứng, cảm lạnh, cảm cúm cũng có triệu chứng thường thấy là ngứa rát họng. Đây thường là kết quả của việc ho liên tục trong thời gian dài. Đa phần các trường hợp cảm lạnh và cảm cúm đều liên quan đến virus.
- Viêm họng: Cổ họng có thể bị tấn công bởi các loại vi khuẩn gây hại, ví dụ như vi khuẩn liên cầu nhóm A. Lúc này, niêm mạc họng trở nên nhạy cảm và có cảm giác ngứa ngáy khó chịu. Viêm họng hạt thường là dạng bệnh dễ gây ra tình trạng ngứa ở cổ họng nhất.
- Trào ngược dạ dày thực quản: Một số người bị trào ngược dạ dày thực quản cũng xuất hiện hiện tượng ngứa rát ở cổ họng. Lý do là vì dịch axit trong bao tử chảy ngược lên phía trên thực quản và vòm họng đã gây ra hiện tượng kích ứng. Ngoài ra, người bệnh cũng thường xuyên bị ợ chua, ợ nóng và buồn nôn.
- Viêm đường hô hấp COVID 19: Trong một số trường hợp, ngứa trong cổ họng có thể liên quan đến COVID 19. Đây là một bệnh liên quan đến đường hô hấp trên do vi khuẩn corona gây ra. Người bệnh ngoài cảm giác ngứa họng còn có các triệu chứng khác như mất vị giác, khứu giác, sốt, mệt mỏi, đau cơ bắp,….
Nguyên nhân gây ngứa cổ họng
Ngoài các nguyên nhân bệnh lý, ngứa cổ họng còn có thể liên quan đến những yếu tố khác sau đây:
- Dị ứng thực phẩm: Có nhiều người khi dị ứng thực phẩm thường bắt đầu bằng triệu chứng ngứa ngáy trong cổ họng. Lúc này, hệ miễn dịch đang sản sinh ra các kháng thể chống lại dị nguyên, nơi tiếp xúc nhiều với thực phẩm là miệng và cổ họng đều dễ bị ảnh hưởng.
- Thời tiết thay đổi: Thời tiết trở lạnh hoặc có mưa bất chợt cũng có thể gây ra tình trạng ngứa họng ở một số người. Đây là vấn đề liên quan đến cơ địa và thường không có biện pháp điều trị dứt điểm.
- Môi trường sống ô nhiễm: Một môi trường sống nhiều khói thải, bụi bẩn ô nhiễm có thể gây tác động xấu đến hệ hô hấp của con người. Đa phần những trường hợp này đều thường xuyên bị ho, khó thở và ngứa ngáy cổ họng.
- Đặc thù công việc: Với những người phải nói liên tục, nói lớn tiếng như giáo viên, hướng dẫn viên, người bán hàng,.. thì nguy cơ ngứa cổ họng thường cao hơn bình thường. Nguyên nhân là vì dây thanh quản phải hoạt động quá mức dẫn đến viêm sưng và đau nhức.
- Thói quen sống: Thói quen uống nhiều rượu bia cũng có thể gây ra tình trạng ngứa trong cổ họng. Các đồ uống có cồn đều khiến cơ thể nhanh mất nước, từ đó khiến niêm mạc họng bị khô và có cảm giác khó chịu trong một khoảng thời gian.
Mẹo trị ngứa cổ họng
Để trị ngứa trong cổ họng, người bệnh có thể áp dụng một số mẹo vặt tại nhà dưới đây:
- Súc miệng bằng nước muối pha loãng: Đây được xem là phương pháp đơn giản nhưng mang lại hiệu quả tích cực. Trong nước muối pha loãng có chứa natri clorua giúp kháng khuẩn, ngứa viêm nhiễm là làm dịu cổ họng. Người bệnh nên súc miệng đều đặn từ 2 đến 3 lần mỗi ngày để thu được kết quả tốt nhất.
- Uống nước mật ong ấm nóng: Nước mật ong ấm không chỉ giúp làm giảm cảm giác ngứa rát trong cổ họng mà còn giúp tăng cường hệ miễn dịch và đẩy lùi cảm cúm, cảm lạnh hiệu quả. Cách thực hiện rất đơn giản, người bệnh chỉ cần pha 1 – 2 thìa cà phê mật ong vào 200ml nước ấm rồi dùng uống hàng ngày là được.
- Bài thuốc từ cây chua me đất hoa vàng: Dân gian thường dùng cây chua me đất hoa vàng để trị ho gây ngứa họng và khàn tiếng. Vị thuốc này có vị chua, tính mất, giúp giảm đau nhức họng, chống viêm và tiêu đờm. Cách thực hiện: Giá nát một nắm lá cây chua me đất hoa vàng, vắt lấy nước cốt sau đó pha loãng với nước ấm dùng súc miệng hàng ngày.
- Xông hơi bằng tinh dầu thảo mộc: Người bệnh cũng có thể áp dụng cách xông hơi bằng tinh dầu thảo mộc để làm giảm ngứa họng, ngạt mũi, đau đầu, hắt hơi. Với phương pháp này, người bệnh nên chọn các loại tinh dầu từ bạc hà, tràm trà, hoa cúc,… sau đó nhỏ vài giọt vào trong một chậu nước nóng là có thể sử dụng được.
Xem thêm Viêm họng có nên uống nước đá hay không?
Ngứa cổ họng có thể là triệu chứng có nhiều bệnh lý khác nhau nhưng phần lớn đều có liên quan đến đường hô hấp trên. Trong trường hợp tình trạng này không thuyên giảm dù đã sử dụng một số biện pháp tại nhà, người bệnh nên sớm đi khám để được chẩn đoán và điều trị.