Thoái hóa cột sống là một trong những căn bệnh mãn tính về xương khớp rất phổ biến ở nước ta. Bệnh thường có sự liên quan đến quá trình lão hóa tự nhiên của cơ thể. Tuy nhiên cũng có nhiều yếu tố tác động khác khiến cột sống sớm bị tổn thương. Gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và cuộc sống của mỗi người.
Thoái hóa cột sống là gì?
Thoái hóa cột sống là thuật ngữ y khoa dùng để chỉ tình trạng cột sống bị bào mòn, suy yếu theo thời gian. Dần dần khiến cho khả năng vận động của cột sống bị thu hẹp, gây ra triệu chứng đau nhức, tê bì chân tay. Ảnh hưởng trực tiếp đến các sinh hoạt thường ngày cũng như tâm lý, sức khỏe của người bệnh.
Trước đây, bệnh thoái hóa cột sống được cho là bệnh lý tuổi già, đối tượng thường có nguy cơ mắc bệnh cao nhất là người từ 40 tuổi trở ra. Tuy nhiên hiện nay bệnh đang có dấu hiệu trẻ hóa về độ tuổi do nhiều nguyên nhân khác nhau. Mặc dù không có khả năng đe dọa đến tính mạng người bệnh. Nhưng những triệu chứng thoái hóa cột sống gây ra đã dấy lên mối lo ngại cho người trẻ và làm đảo lộn cuộc sống sinh hoạt thường ngày của mỗi người.
Đáng lo ngại hơn là các biểu hiện của bệnh thoái hóa cột sống thường diễn ra một cách âm thầm. Có thể triệu chứng bệnh đã xuất hiện bên trong cơ thể từ lâu nhưng phải mất tháng, nhiều năm sau đó mới bùng phát. Điều này khiến cho việc phát hiện, điều trị bệnh gặp nhiều khó khăn. Dẫn đến nhiều hệ lụy xấu cho sức khỏe của mỗi người cũng như sự phát triển chung của toàn xã hội.
Nguyên nhân gây thoái hóa cột sống
Thoái hóa cột sống có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau. Trong đó có 6 nguyên nhân phổ biến được đề cập nhất. Gồm:
- Yếu tố tuổi tác
Yếu tố tuổi tác được biết đến là nguyên nhân điển hình nhất gây ra tình trạng thoái hóa cột sống. Mỗi người chúng ta đều bị chi phối bởi quy luật sinh – lão – bệnh – tử tự nhiên. Sau khi sinh ra, lớn lên rồi trường thành sẽ bước vào giai đoạn lão hoá. Đây chính là lúc các cơ quan trên cơ thể dần bị lão hóa, bào mòn, suy giảm chức năng. Trong đó cột sống và hệ xương khớp là những cơ quan sớm bị lão hóa nhất. Vì vậy bước vào độ tuổi 40, nhiều người đã mắc phải bệnh thoái hóa cột sống.
- Thói quen xấu trong sinh hoạt, làm việc
Lười vận động, ngồi lâu một tư thế, ngồi cong vẹo cột sống, kê cao đầu khi ngủ,…. đều là các thói quen xấu gây ra áp lực lớn cho cột sống, xương khớp. Từ đó đẩy nhanh quá trình lão hóa và gây ra những tổn thương nghiêm trọng cho cột sống.
- Chế độ dinh dưỡng
Canxi, vitamin, khoáng chất,…. là các nhóm dinh dưỡng rất cần thiết cho sự tái tạo tế bào sụn, xương và giúp duy trì sự khỏe mạnh, rắn chắc cho xương khớp. Khi chế độ dinh dưỡng bị thiếu hụt các chất dinh dưỡng này xương khớp, cột sống sẽ suy yếu, dễ tổn thương và sớm bị thoái hóa.
- Tính chất công việc
Những công việc mang tính đặc thù như: Công nhân nhà máy, người lái xe, nhân viên văn phòng,… phải ngồi rất lâu ở một tư thế. Gây tác động tiêu cực đến chức năng của cột sống. Khiến quá trình lão hóa diễn ra sớm hơn bình thường.
Ngoài ra, những người thường xuyên phải lao động nặng nhọc, bưng bê vật nặng,… cũng khiến xương khớp sớm bị suy yếu và gây ra bệnh thoái hóa cột sống.
- Chấn thương cột sống
Rạn xương cột sống, gãy cột sống,…. là những chấn thương rất thường gặp trong cuộc sống sinh hoạt thường ngày. Các vết thương cũ là nơi rất dễ bị tổn thương và thoái hóa sớm hơn.
- Yếu tố di truyền
Cũng tương tự như các bệnh về xương khớp các, bệnh thoái hóa cột sống cũng có tính chất di truyền. Những người sinh ra trong gia đình có người thân mắc bệnh về xương khớp thì nguy cơ bị thoái hóa cột sống cũng rất cao.
Triệu chứng thoái hóa cột sống
Thoái hóa cột sống là bệnh mãn tính về xương khớp có tiến triển chậm. Các triệu chứng bệnh có thể xuất hiện từ rất lâu nhưng nhiều năm sau mới khởi phát. Ở giai đoạn đầu các biểu hiện bệnh còn khá mờ nhạt nên rất khó được phát hiện sớm.
Thoái hóa cột sống cũng có thể xảy ra ở bất kỳ đốt sống nào trên cột sống. Tuy nhiên đốt sống cổ và đốt sống lưng là các vị trí dễ bị tổn thương nhất. Các triệu chứng nhận biết bệnh gồm:
Thoái hóa đốt sống cổ
- Xuất hiện các cơn đau âm ỉ ở vùng cổ vai gáy. Sau đó lan dần xuống vùng bả vai, cánh tay. Đôi khi kèm theo cảm giác tê bì chân tay
- Khả năng vận động của vùng cổ bị hạn chế. Người bệnh gặp nhiều khó khăn trong việc cúi đầu, nghiêng đầu hay xoay cổ
- Thường xuyên gặp phải cơn đau kéo dài từ vùng chẩm lan sang thái dương, lên trán và phía sau 2 hốc mắt
- Cơn đau tăng nặng hơn khi thời tiết thay đổi hoặc khi vận động mạnh. Một số trường hợp cảm thấy bị tê liệt tạm thời, cứng cổ, đau cổ sau khi ngủ dậy
- Một số triệu chứng về rối loạn thần kinh thực vật: Hoa mắt, chóng mặt, đau đầu, ù tai, suy giảm trí nhớ, khó ngủ, mất ngủ,…
Triệu chứng thoái hóa cột sống lưng
- Cảm giác đau buốt dọc các đốt sống lưng, đặc biệt là ở vùng thắt lưng. Cơn đau có thể kéo dài âm ỉ hoặc bùng phát đột ngột, dữ dội
- Cảm giác tê bì, đau nhói theo đường đi của dây thần kinh tọa. Vùng mông, hai bên hông và 2 chi dưới xuất hiện những cơn đau bất thường, đau nặng hơn về bạn đêm khiến người bệnh cảm thấy rất khó chịu và mệt mỏi
- Cảm giác tê cứng vùng cơ lưng sau khi ngủ dậy. Người bệnh phải ngồi nghỉ ngơi khoảng 1 – 2 giờ mới có thể vận động bình thường
Thoái hóa cột sống có nguy hiểm không?
Thoái hóa cột sống là căn bệnh không có khả năng đe dọa đến tính mạng của người bệnh. Tuy nhiên những biến chứng bệnh gây ra là rất nguy hiểm và để lại hệ lụy xấu cho bản thân người bệnh, cho gia đình và cho toàn xã hội.
Cụ thể, những hậu quả nghiêm trọng bệnh thoái hóa cột sống có thể gây ra là:
- Hạn chế tầm vận động
Thoái hóa cột sống liên tục diễn ra khiến đốt sống xuất hiện các gai xương để chữa lành cho cơ thể. Điều này khiến cho các mô mềm, dây chằng, dây thần kinh bị chèn ép gây ra cảm giác đau nhói, tê buốt rất khó chịu. Người bệnh sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong việc vận động, sinh hoạt.
- Gây đau thần kinh tọa
Sự xuất hiện của gai xương cũng sẽ gây ra sự chèn ép dây thần kinh tọa. Đây là dây thần kinh có kích thước lớn và dài nhất trên cơ thể. Khi bị chèn ép sẽ gây ra những cơn đau nhức âm ỉ, kéo dài. Có thể khiến người bệnh mất khả năng vận động chi tạm thời.
- Tăng nguy cơ thoát vị đĩa đệm
Quá trình thoái hóa cột sống sẽ kéo theo sự thoái hóa của đĩa đệm. Đồng thời khiến đĩa đệm bị xô lệch khỏi vị trí ban đầu và gây ra tình trạng thoái vị đĩa đệm. Người bệnh có thể phải đối mặt với nguy cơ bại liệt nếu không được điều trị hiệu quả.
- Gây biến dạng cột sống
Tổn thương cột sống kéo dài sẽ khiến các đốt sống bị biến dạng, lệch lạc vị trí. Gây ra tình trạng cong vẹo cột sống, gù lưng, lệch vai,… ảnh hưởng lớn đến tính thẩm mỹ của cơ thể. Ngoài ra, sự biến dạng cột sống cũng sẽ gây tổn thương các dây thần kinh và khiến người bệnh rơi vào trạng thái bại liệt, tàn phế.
- Hội chứng chùm đuôi ngựa
Bên cạnh biến chứng bại liệt người bệnh còn phải đối mặt với nguy cơ hội chứng chùm đuôi ngựa. Gây ra hiện tượng đại tiện, tiểu tiện mất tự chủ. Không chỉ gây ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn gây ra sự phiền toái, khó chịu cho những người xung quanh.
Thoái hóa cột sống có chữa khỏi được không?
Như đã chia sẻ ở trên, bệnh thoái hóa cột sống thường xảy ra do 6 nguyên nhân chính. Trong đó có 1 nguyên nhân điển hình nhất là yếu tố tuổi tác. Đây là sự lão hóa tự nhiên của cơ thể. Vì vậy bệnh thoái hóa cột sống không thể điều trị tận gốc, dứt điểm. Sau khi điều trị bệnh vẫn có thể tái phát trở lại theo quá trình già đi của cơ thể. Tuy nhiên nếu được điều trị sớm, áp dụng đúng phương pháp và có thói quen sinh hoạt lành mạnh thì các triệu chứng bệnh có thể được phục hồi đến 90%.
Ngoài ra chúng ta cũng có thể làm chậm quá trình lão hóa và tăng cường sức mạnh cho xương khớp, cột sống để giảm thiểu tối đa các rủi ro không mong muốn cho thoái hóa cột sống gây ra. Vì vậy mọi người không nên quá lo lắng. Nếu nhận thấy hoặc nghi ngờ các triệu chứng bệnh đang diễn ra thì nên chủ động thăm khám y tế sớm để có biện pháp can thiệp kịp thời.
Điều trị thoái hóa cột sống
Những biện pháp được sử dụng trong điều trị thoái hóa cột sống đó là:
Sử dụng thuốc Tây
Dùng thuốc Tây được biết đến là phương pháp tiện dụng và đem lại tác dụng nhanh được nhiều người lựa chọn. Các loại thuốc thường được sử dụng là:
- Thuốc giảm đau: Phổ biến nhất là Paracetamol và Aspirin
- Thuốc chống viêm không chứa Steroid: Điển hình như Mobic hay Celebrex
- Thuốc bôi ngoài da: Ví dụ như: Golden, Voltaren Emulgel, Profenid gel…
- Thuốc giãn cơ: Có thể sử dụng Mydocalm hoặc Myonal
- Thuốc tiêm ngoài màng cứng: Được sử dụng với các trường hợp dùng thuốc đường uống không hiệu quả hoặc thoái hóa cột sống có biểu hiện đau thần kinh tọa.
Mặc dù các loại thuốc nêu trên có thể đem lại tác dụng tốt, nhanh chóng phát huy tác dụng chỉ sau khoảng 15 phút sử dụng. Nhưng chúng cũng tiềm ẩn khá nhiều tác dụng phụ như: Rối loạn tiêu hóa, đau đầu, tăng nhịp tim, suy giảm chức năng gan, tăng nguy cơ viêm loét dạ dày,….. Vì thế người bệnh chỉ nên sử dụng thuốc khi có sự chỉ dẫn của bác sĩ để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.
Vật lý trị liệu chữa thoái hóa cột sống
Vật lý trị liệu là phương pháp điều trị bảo tồn thường được áp dụng với những người mắc bệnh thoái hóa cột sống giai đoạn đầu. Các phương pháp có thể áp dụng là: Châm cứu, massage, bấm huyệt, kéo giãn cột sống, điện trị liệu, diện chẩn, chườm nóng,….Các liệu pháp này đều đem lại tác dụng rất tốt trong việc giảm đau và cải thiện triệu chứng bệnh mà không gây ra tác dụng phụ nên được rất nhiều người lựa chọn.
Điều trị thoái hóa cột sống bằng cây thuốc Nam
Bài thuốc chữa bệnh từ cây thuốc Nam được đánh giá cao về tính an toàn, lành tính, ít tác dụng phụ mà còn rất tiết kiệm chi phí. Do đó cách làm này cũng được khá nhiều người áp dụng.
Để chữa thoái hóa cột sống bằng cây thuốc Nam mọi người có thể tham khảo một số bài thuốc sau:
- Bài thuốc từ lá lốt: Sao nóng lá lốt với muối trắng rồi cho vào túi vải để chườm lên vùng cột sống bị thoái hóa
- Bài thuốc từ ngải cứu: Cắt nhỏ ngải cứu, giã nhuyễn rồi xào nóng với 1 ít giấm trắng. Đổ hỗn hợp vào túi vải để chườm trực tiếp lên cột sống bị đau nhức
- Bài thuốc từ xương rồng: Cắt bỏ gai nhọn xương rồng rồi thái thành từng miếng nhỏ. Đem sao nóng xương rồng với muối trắng sau đó cho vào túi vải để chườm lên vùng cột sống bị thoái hóa
Điều trị phẫu thuật
Trong trường hợp thoái hóa cột sống mức độ nặng không thể đáp ứng với các phương pháp điều trị bảo tồn. Người bệnh sẽ được tư vấn chỉ định bằng phương pháp phẫu thuật. Cách làm này giúp bảo toàn chức năng vận động của người bệnh nhưng cũng có thể để lại những di chứng nguy hiểm sau phẫu thuật. Vì vậy điều trị phẫu thuật chỉ được thực hiện khi thực sự cần thiết.
Phòng tránh thoái hóa cột sống
Để phòng ngừa tối đa nguy cơ mắc bệnh thoái hóa cột sống, mọi người cần thực hiện tốt những vấn đề sau:
- Xây dựng thói quen sinh hoạt khoa học, nghỉ ngơi hợp lý. Tránh lao động nặng nhọc, quá sức
- Ngồi làm việc đúng thư thế. Thường xuyên vận động cơ thể để làm giảm áp lực cho cột sống
- Tích cực tập luyện thể dục thể thao giúp tăng cường sự linh hoạt cho xương khớp và giúp hệ xương khớp chắc khỏe hơn
- Tăng cường bổ sung các thực phẩm tốt cho hệ xương khớp như: Rau xanh, trái cây tươi, sữa, trứng, các loại đậu hạt,…..giúp làm chậm quá trình lão hóa và giúp xương khớp, cột sống khỏe mạnh
- Tránh xa bia rượu, chất kích thích và các thực phẩm chứa nhiều phụ gia, nhiều dầu mỡ,….
- Thăm khám sức khỏe định kỳ giúp tầm soát sớm các dấu hiệu của bệnh và có phương pháp điều trị kịp thời
Nội dung bài viết là các thông tin cơ bản về bệnh thoái hóa cột sống và cách phòng ngừa, đẩy lùi bệnh tật hiệu quả. Mong rằng đã đem đến bạn đọc thêm nhiều kiến thức hữu ích và bảo vệ sức khỏe tốt hơn.