Thoái hóa đốt sống cổ là một trong các bệnh lý nguy hiểm về xương khớp xảy ra rất phổ biến hiện nay. Tuy nhiên khá nhiều người vẫn còn có tâm lý chủ quan với bệnh nên việc điều trị vẫn còn gặp nhiều hạn chế. Cũng chính điều này đã dẫn đến những biến chứng nặng nề cho sức khỏe.
Thoái hóa đốt sống cổ là gì?
Thoái hóa đốt sống cổ là một dạng bệnh mãn tính về xương khớp. Đây là thuật ngữ y khoa chỉ tình trạng sụn xương, đĩa đệm, đốt sống và các tổ chức tế bào quanh cột sống cổ bị tổn thương. Gây ra cảm giác đau nhức ở vùng cổ vai gáy, đặc biệt là khi cử động cột sống cổ.
Thoái hóa đốt sống cổ là căn bệnh phổ biến có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm
Thoái hóa đốt sống cổ là căn bệnh có diễn tiến chậm. Các triệu chứng bệnh có thể diễn ra âm thầm trong một thời gian dài mới bùng phát và làm ảnh hưởng đến sinh hoạt thường ngày của người bệnh. Theo chia sẻ của các bác sĩ chuyên khoa, tất cả các đốt sống trên đoạn đốt sống cổ đều có thể bị tổn thương và thoái hóa. Tuy nhiên đốt sống vị trí C5, C6 và C7 có nguy cơ mắc bệnh cao hơn hẳn so với các đốt sống còn lại.
Trước đây bệnh thoái hóa đốt sống cổ được cho là căn bệnh của tuổi già. Xảy ra khi xương khớp chịu ảnh hưởng bởi sự lão hóa tự nhiên của cơ thể. Thế nhưng trong xã hội hiện đại, bệnh đang có dấu hiệu trẻ hóa về độ tuổi với tỷ lệ người trẻ mắc bệnh ngày càng cao. Đặc biệt những người có thói quen sinh hoạt không khoa học. Hay những người thường xuyên phải lao động nặng nhọc là các nhóm đối tượng phải đối mặt với nguy cơ thoái hóa đốt sống cổ từ khi còn rất trẻ.
Nguyên nhân gây thoái hóa đốt sống cổ
Các kết quả khảo sát cho thấy có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng thoái hóa đốt sống cổ. Tuy nhiên có 6 nguyên nhân được đề cập đến nhiều nhất là:
- Yếu tố tuổi tác
Càng về già, các cơ quan trên cơ thể ngày càng hoạt động kém hiệu quả và dần bị suy yếu theo thời gian. Đốt sống cổ cũng không thể tránh khỏi quy luật tự nhiên này. Đến một độ tuổi nhất định sẽ dẫn đến bệnh thoái hóa đốt sống cổ.
- Thói quen xấu trong sinh hoạt
Ngồi làm việc quá lâu ở một tư thế, ngồi cúi đầu quá thấp, lười vận động, nằm ngủ ngoẹo cổ, ngủ gục trên bàn,… đều là các thói quen xấu gây ra tác động tiêu cực đến xương khớp và các đốt sống cổ. Tình trạng này lặp lại thường xuyên sẽ đẩy nhanh tốc độ thoái hóa đốt sống cổ.
- Thực đơn ăn uống nghèo nàn chất dinh dưỡng
Để có một sức khỏe tốt và hệ xương khớp chắc khỏe cơ thể phải được cung cấp đủ vitamin, canxi và khoáng chất hàng ngày. Vì vậy nếu chế độ dinh dưỡng nghèo nàn, thiếu hụt các vi chất cần thiết cho xương khớp thì nguy cơ thoái hóa cột sống là rất khó tránh khỏi.
- Đặc thù công việc
Những người thường xuyên phải lao động chân tay vất vả. Hay những người phải ngồi quá lâu ở một tư thế để làm việc đều là những yếu tố tác động tiêu cực đến chức năng xương khớp. Dần dần dẫn đến những tổn thương nghiêm trọng cho đốt sống cổ và dẫn đến tình trạng thoái hóa sớm.
- Chấn thương vùng cổ
Gãy đốt sống cổ hay rạn đốt sống cổ là những chấn thương thường gặp trong sinh hoạt, làm việc. Những chấn thương này không được điều trị hiệu quả sẽ là tiền đề thúc đẩy quá trình thoái hóa diễn ra sớm hơn so với tuổi tác và gây ra bệnh thoái hóa đốt sống cổ ở người trẻ tuổi.
- Yếu tố di truyền
Bệnh thoái hóa đốt sống cổ cũng có yếu tố di truyền tương tự như các bệnh thường gặp về xương khớp khác. Theo đó, những người sinh ra trong gia đình có người thân mắc bệnh thoái hóa đốt sống cổ sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn so với những người khác.
Thoái hóa đốt sống cổ là căn bệnh có yếu tố di truyền
Dấu hiệu thoái hóa đốt sống cổ
Để nhận biết sớm bệnh thoái hóa đốt sống cổ mọi người cần lưu ý đến một số triệu chứng thường gặp của căn bệnh này như sau:
- Tầm vận động cổ bị hạn chế: Khi quá trình thoái hóa diễn ra, đốt sống cổ sẽ dần mất đi tính linh hoạt vốn có. Lúc này các cử động đốt sống cổ trở nên khó khăn, thiếu đi sự dẻo dai, nhịp nhàng. Đôi khi có thể gây ra triệu chứng vẹo cổ tạm thời
- Xuất hiện các cơn đau vùng cổ vai gáy: Đây cũng là dấu hiệu đặc trưng của bệnh thoái hóa đốt sống cổ mọi người cần lưu ý. Tính chất cơn đau có thể âm ỉ hoặc dữ dội ở từng người. Triệu chứng thường khởi phát từ vùng đốt sống bị thoái hóa sau đó lan rộng sang hai bên vai, gáy và phía sau tai. Nhiều trường hợp cơn đau có thể kéo ngược lên vùng trán, chẩm,… ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe cũng như các sinh hoạt thường ngày của người bệnh
- Cứng khớp cổ: Triệu chứng này thường xảy ra vào buổi sáng sớm khi người bệnh mới ngủ dậy hoặc khi thời tiết thay đổi đột ngột. Lúc này người bệnh phải ngồi nghỉ ngơi tại chỗ kết hợp xoa bóp vùng gáy cổ, sau 1 – 2 giờ đồng hồ mới có thể vận động bình thường
- Mất cảm giác chi tạm thời: Khi bệnh chuyển sang giai đoạn nặng, người bệnh sẽ gặp phải tình trạng rối loạn cảm giác ở hai chi trên. Điều này xảy ra khi đốt sống bị thoái hóa hình thành nên các gai xương chèn ép lên rễ dây thần kinh. Điều này khiến cho người mất khả năng cảm nhận nóng, lạnh và tê yếu chi, liệt chi tạm thời
- Dấu hiệu Lhermitte: Là một cảm giác khó chịu xảy ra đột ngột được mô tả giống một luồng điện chạy dọc từ cổ xuống cột sống và tứ chi. Đây là hột chứng thoái hóa đa xơ cứng rất nguy hiểm có thể phá hủy các lớp bảo vệ dây thần kinh của người bệnh
Thoái hóa đốt sống cổ có chữa khỏi được không?
Như đã chia sẻ ở trên, bệnh thoái hóa đốt sống cổ bị ảnh hưởng trực tiếp bởi sự lão hóa tự nhiên của cơ thể. Đây là quy luật sinh – lão – bệnh – tử không ai có thể tránh khỏi. Vì vậy hiện tại căn bệnh này vẫn chưa có phương pháp điều trị tận gốc.
Tuy nhiên với sự phát triển mạnh mẽ của y học hiện đại cùng những giá trị tinh hoa trong y học cổ truyền dân tộc. Bệnh thoái hóa đốt sống hiện đang được điều trị và kiểm soát rất tốt. Nếu được chủ động thăm khám, can thiệp y tế sớm thì sức khỏe và chức năng vận động của người bệnh có thể được phục hồi đến 90%. Do đó mọi người không nên quá lo lắng về vấn đề này. Ngay khi nhận thấy các biểu hiện bất thường nghi ngờ bệnh nên thăm khám bác sĩ chuyên khoa sớm nhất có thể để việc khám chữa bệnh đạt kết quả tốt nhất.
Cách điều trị thoái hóa đốt sống cổ
Thoái hóa đốt sống cổ uống thuốc gì?
Điều trị thoái hóa đốt sống cổ bằng thuốc Tây là phương pháp điều trị bảo tồn được áp dụng khá phổ biến trong các trường hợp mắc bệnh mức độ nhẹ. Các loại thuốc thường được chỉ định là:
- Nhóm thuốc giảm đau, chống viêm: Paracetamol là thuốc giảm đau được dùng phổ biến nhất cho những người gặp phải triệu chứng đau từ nhẹ đến trung bình. Ngoài ra, tùy vào từng trường hợp cụ thể bác sĩ sẽ tư vấn người bệnh sử dụng một số loại thuốc giảm đau NSAIDs như: Diclofenac, Ibuprofen, Naproxen, Meloxicam, Celecoxib, ,…
- Nhóm thuốc Corticosteroid: Nhóm thuốc này được sử dụng nhằm mục đích giảm đau, chống viêm cho những người hợp bị đau nhức mức độ nặng, không đáp ứng được với các loại thuốc đau thông thường. Corticoid có thể sử dụng ở đường uống hoặc đường tiêm tùy theo chi định của bác sĩ
- Nhóm thuốc giãn cơ: Thuốc có tác dụng làm giãn cơ và giảm sự co thắt gân cơ. Khắc phục tình trạng căng cứng khớp, đem lại cảm giác dễ chịu cho người bệnh. Loại thuốc được sử dụng phổ biến nhất là Cyclobenzaprine
- Nhóm thuốc chống trầm cảm: Bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh sử dụng thuốc Pregabalin hoặc Gabapentin với mục đích ức chế cảm giác đau của dây thần kinh bị tổn thương. Đồng thời đem lại tác dụng an thần, giúp người bệnh ngủ ngon hơn.
Lưu ý: Các loại thuốc nêu trên có thể đem lại tác dụng nhanh và cải thiện hiệu quả triệu chứng bệnh. Tuy nhiên chúng cũng tiềm ẩn rất nhiều tác dụng phụ nguy hiểm cho sức khỏe như: Gây ảnh hưởng đến chức năng gan, thận, tăng nguy cơ viêm loét dạ dày, loãng xương, rối loạn chu kỳ kinh,… Vì vậy người bệnh không nên tự ý sử dụng thuốc để tránh gặp phải những rủi ro không mong muốn.
Bài thuốc dân gian chữa thoái hóa đốt sống cổ
Chữa thoái hóa đốt sống cổ bằng bài thuốc dân gian có nhiều ưu điểm nổi bật như: Lành tính, ít tác dụng phụ, dễ thực hiện và chi phí rất thấp. Để cải thiện triệu chứng bệnh từ phương pháp này mọi người có thể tham khảo áp dụng một số bài thuốc dưới đây:
Bài thuốc từ lá lốt
Hướng dẫn cách làm:
- Người bệnh rửa sạch 200g lá lốt rồi thái nhỏ
- Cho lá lốt vào chảo, sao vàng với 1 thìa muối hột to rồi đổ hỗn hợp ra miếng vải sạch, bọc kín lại
- Đắp túi nguyên liệu lên vùng đốt sống cổ bị thoái hóa
- Thực hiện bài thuốc đều đặn hàng ngày sẽ thấy cảm giác đau nhức được cải thiện đáng kể
Bài thuốc từ cây xương rồng
Các bước thực hiện:
- Người bệnh cắt bỏ gai nhọn của 3 bẹ xương rồng rồi đem rửa nhiều lần dưới vòi nước sạch
- Bỏ xương rồng vào gối giã cho hơi nát với vài hạt muối trắng
- Đặt xương rồng lên bếp than nướng đến khi nóng đều 2 mặt
- Đắp bẹ xương rồng lên cột sống cổ bị thoái hóa
- Kiên trì thực hiện bài thuốc trong khoảng 2 – 3 tuần các triệu chứng bệnh thoái hóa đốt sống cổ sẽ dần được đẩy lùi
Bài thuốc từ ngải cứu, cỏ xước và lá lốt
Chuẩn bị nguyên liệu:
- Ngải cứu, lá lốt, cỏ xước: Mỗi loại 20g
Cách làm:
- Người bệnh đem rửa sạch tất cả các nguyên liệu đã chuẩn bị rồi đun sôi với 500ml nước trong khoảng 10 phút
- Dùng nước thuốc thu được thay nước trà và uống hết trong ngày
- Duy trì bài thuốc trong vòng 3 – 4 tuần để đạt được kết quả tốt nhất
Lưu ý: Mọi người nên tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa trước khi thực hiện để đảm bảo an toàn cho sức khỏe. Khi điều trị bệnh bằng cây thuốc nam mọi người cũng cần kiên trì trong một khoảng thời gian dài mới nhận được kết quả như mong muốn.
Cách phòng tránh thoái hóa đốt sống cổ
Thoái hóa đốt sống cổ là căn bệnh phổ biến về xương khớp có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe. Tuy nhiên nếu chú ý trong việc chăm sóc sức khỏe thì mỗi người chúng ta hoàn toàn có thể phòng ngừa hiệu quả căn bệnh này.
Theo đó, để hạn chế tối đa nguy cơ mắc bệnh thoái hóa đốt sống cổ, mọi người cần thực hiện tốt các vấn đề sau:
- Duy trì tư thế đúng cho vùng cổ vai gáy khi làm việc. Không cúi đầu quá thấp, không giữ đốt sống cổ quá lâu ở một tư thế. Không kẹp điện thoại vào cổ để nghe điện thoại, từ bỏ thói quen lắc cổ, bẻ cổ để tránh gây ra những chấn thương nguy hiểm cho đốt sống
- Dành thời gian xoa bóp, massage vùng cổ vai gáy 10 – 15 phút mỗi ngày. Những người làm công việc đặc thù, thường xuyên ngồi lâu một tư thế thì nên đứng dậy, nghỉ ngơi khoảng 5 – 10 phút rồi mới tiếp tục làm việc để giảm áp lực cho đốt sống cổ
- Xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học, lành mạnh. Tích cực bổ sung các nhóm chất có lợi cho sức khỏe như: Canxi, magie, kẽm, vitamin D, khoáng chất,…. Đồng thời tránh xa bia rượu, các chất kích thích và thực phẩm chiên rán nhiều gia vị để có hệ miễn dịch khỏe mạnh, đẩy lùi bệnh tật hiệu quả
- Tích cực tập luyện thể dục thể thao với các bộ môn nhẹ nhàng, vừa sức như: Đi bộ, bơi lội, chơi cầu lông hay tập gym, tập yoga,… cũng đều rất tốt cho hệ xương khớp. Góp phần nâng cao sức đề kháng và duy trì sự săn chắc, linh hoạt cho xương khớp
- Kê đầu với độ cao hợp lý khi ngủ, không nằm gối quá cao gây ảnh hưởng đến đường cong sinh lý và khiến đốt sống cổ sớm bị thoái hóa
- Hạn chế lao động nặng nhọc. Đặc biệt cần tránh mang vác vật nặng trên đầu, trên vai. Điều này giúp hạn chế áp lực lên cột sống cổ, giúp mọi người bảo vệ sức khỏe tốt hơn
- Xây dựng kế hoạch thăm khám sức khỏe định kỳ để tầm soát sớm nguy cơ bệnh tật và có biện pháp điều trị kịp thời nếu phát hiện triệu chứng bệnh
Trên đây là một số thông tin cơ bản về bệnh thoái hóa đốt sống cổ và biện pháp điều trị, phòng ngừa bệnh hiệu quả. Mong rằng bài viết đã đem đến bạn đọc thêm nhiều kiến thức hữu ích. Góp phần giúp mọi người bảo vệ và chăm sóc sức khỏe tốt hơn.