Thoát vị nội xốp đĩa đệm là căn bệnh gây nhiều phiền toái. Bệnh khiến người mắc khó cử động, ngay cả trong những vận động thường ngày như cúi, xoay lưng, cầm nắm vật. Việc tìm hiểu rõ nguyên nhân, triệu chứng của bệnh sẽ giúp đưa ra hướng điều trị đúng đắn.
Thoát vị nội xốp đĩa đệm là gì?
Thoát vị nội xốp đĩa đệm là một dạng đặc biệt của bệnh thoát vị đĩa đệm. Tình trạng này hình thành do sự suy yếu của tủy sống ở trong đĩa đệm nào đó nhưng không phát triển thành ổ thoát vị. Thay vì đó, chúng sẽ tạo thành vết nứt xuyên tâm, gây rách vành khuyên và kích thích dây thần kinh.
Bệnh phát triển theo từng cấp độ. Mỗi cấp độ có sự thay đổi rõ rệt:
- Cấp độ 1: Vết rách bắt đầu hình thành, bắt đầu kéo dài trong 1/3 đĩa đệm. Khi bệnh khởi phát, người mắc chưa cảm thấy đau đớn.
- Cấp độ 2: Vết rách tiếp tục mở rộng, gây ra cơn đau thoáng quá, thậm chí chỉ mỏi lưng.
- Cấp độ 3: Vết rách đã phát triển rộng ra bên ngoài của đĩa đệm và xuất hiện tình trạng chèn ép rễ thần kinh tự do. Ở cấp độ 3, người bệnh đã cảm nhận rõ rệt cơn đau nhức.
- Cấp độ 4: Vết rách lan rộng hơn, bệnh nhân cảm thấy đau nhiều, khó cử động.
Nguyên nhân gây bệnh
Theo nghiên cứu của y học, nguyên nhân dẫn tới tình trạng thoát vị nội xốp đĩa đệm là do ảnh hưởng của quá trình thoái hóa tự nhiên trong cơ thể. Vì thế đối tượng mắc bệnh chủ yếu là người trung niên hoặc người già từ 60 đổ lên.
Bên cạnh đó, những “hung thủ” dưới đây cũng gián tiếp gây bệnh:
- Ảnh hưởng từ các chấn thương: Những chấn thương làm tổn thương cột sống nếu không có hướng điều trị dứt điểm có thể để lại di chứng khó lường. Trong đó bao gồm cả tình trạng thoát vị nội xốp đĩa đệm.
- Người bệnh vận động quá sức: Lao động quá thường, thường xuyên khiêng vác vật nặng trên vai khiến cột sống dễ bị tổn thương, gia tăng nguy cơ mắc bệnh.
Nguyên nhân gây thoát vị nội xốp đĩa đệm
- Béo phì: Vấn đề về cân nặng như thừa cân, béo phì cũng liên quan tới sức khỏe xương khớp. Bởi lượng mỡ dư thừa có thể tạo áp lực lớn cho đĩa đệm, khiến chúng dễ bị tổn thương, gây thoát vị nội xốp.
- Nguyên nhân khác: Mang thai, yếu tố di truyền, chế độ dinh dưỡng, ngồi sai tư thế, nhiễm trùng,…cũng là các nguyên nhân gián tiếp gây bệnh.
Triệu chứng thoát vị nội xốp đĩa đệm
Như bài viết đã nêu rõ bên trên, thoát vị nội xốp đĩa đệm hình thành và phát triển theo 4 cấp độ. Do đó những triệu chứng ban đầu của bệnh thường không rõ ràng, dễ nhầm lẫn với các bệnh xương khớp khác. Tới khi bệnh phát triển, cơn đau mới trở lên rõ rệt.
Trong đó triệu chứng điển hình nhất của bệnh là hiện tượng đau âm ỉ dài ngày tại lưng. Cơn đau mang tính chất đau sâu, bỏng rát và tỏa ra khắp lưng. Khi người bệnh nằm nghỉ ngơi, cơn đau sẽ thuyên giảm. Ngược lại, người bệnh ngồi, lái xe hoặc cử động nhiều thì cơn đau ngày càng trầm trọng hơn.
Kèm theo đó, người bệnh có thể gặp phải thêm một số triệu chứng như:
- Sụt cân rõ rệt
- Đau lan xuống chân
- Trầm cảm
- Cảm giác yếu lưng
- Cử động khó khăn.
Chẩn đoán bệnh
Để chẩn đoán bệnh, trước hết người bệnh cần tới các cơ sở y tế để bác sĩ thăm khám lâm sàng trước. Người bệnh cần nêu rõ những tiền sử chấn thương cột sống đã gặp (nếu có) để loại bỏ nguyên nhân di chứng để lại. Kế tiếp, các bác sĩ sẽ yêu cầu người bệnh thực hiện các xét nghiệm chẩn đoán chuyên sâu như:
- Chụp X-quang: Chẩn đoán thông qua hình ảnh chụp X-quang giúp bác sĩ nhận thấy rõ các tổn thương bên trong cột sống.
- Chụp cộng hưởng từ MRI: Hình ảnh thu được từ chụp cộng hưởng từ MRI cung cấp những đánh giá tổn thương về đĩa đệm. Từ đây các bác sĩ sẽ nắm bắt được tình trạng người bệnh là thoát vị nội xốp hay thoát vị đĩa đệm đơn thuần.
- Chụp cắt lớp vi tính CT: Đây là phương pháp chẩn đoán hỗ trợ đánh giá chính xác mức độ tổn thương dây thần kinh, đĩa đệm và các mô trong đốt sống.
Xem thêm: Hội chứng cổ vai cánh tay Tiêu chuẩn chẩn đoán theo Y học cổ truyền
Điều trị thoát vị nội xốp đĩa đệm
Việc điều trị thoát vị nội xốp có thể sử dụng một trong các biện pháp sau:
- Dùng thuốc Tây y: Đây là phương pháp chữa bệnh bảo tồn. Sử dụng thuốc Tây y giúp người bệnh giảm đau nhanh. Trong đó các dược liệu thường dùng là thuốc giảm đau, thuốc tiêu viêm không chứa steroid, thuốc giãn cơ và thuốc an thần.
- Kết hợp vật lý trị liệu: Song song với việc dùng thuốc Tây theo chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa, người bệnh nên kết hợp thêm các bài vật lý trị liệu như xoa bóp, massage, xông hơi,…Đây đều là những giải pháp hữu hiệu trong việc khắc phục cơn đau do bệnh gây ra.
- Phẫu thuật: Phẫu thuật là hướng giải quyết cuối cùng trong việc điều trị thoát vị nội xốp đĩa đệm. Tuy nhiên tùy theo tình hình thực tế, các bác sĩ sẽ đưa ra quyết định cuối cùng.
Như vậy bài viết đã cùng bạn tìm hiểu chi tiết thông tin về thoát vị nội xốp đĩa đệm. Hy vọng bài viết sẽ hữu ích với bạn. Hẹn gặp lại bạn trong những chuyên mục tiếp theo của chúng tôi!