Thuốc Salbutamol là một loại biệt dược được bào chế với thành phần chính là Salbutamol được dùng trong các trường hợp mắc các bệnh liên quan đến bệnh hen suyễn. Hiện sản phẩm được quảng cáo rộng rãi và lưu hành trên khắp cả nước. Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu rõ công dụng và cách sử dụng loại thuốc này nên việc điều trị bệnh chưa thực sự được đảm bảo hiệu quả.
Thuốc Salbutamol là thuốc gì?
Thuốc Salbutamol là một thành phần chính trong dung dịch xịt đường hô hấp có công dụng chính là làm giãn cơ đường thở ở trong phổi. Khi được đưa vào cơ thể, các hoạt chất trong thuốc giúp làm giảm nhanh triệu chứng đau tức ngực và mở rộng đường thở giúp người bệnh hít thở dễ dàng hơn. Ngoài ra, thuốc cũng đem lại tác dụng làm giãn phế quản tức thời nên được khá nhiều người sử dụng.
Hiện thuốc được bài chế ở nhiều dạng khác nhau như: Loại viên nang, viên nén, dung dịch dùng cho khí dung và dạng hỗn dịch xịt.
Thuốc biệt dược Salbutamol dùng cho người mắc bệnh hen suyễn
Thành phần của thuốc Salbutamol
Các thành phần trong thuốc Salbutamol gồm có:
- Salbutamol, hàm lượng 2mg/4mg (đối với loại thuốc viên
- Một số hoạt chất khác: Tá dược vừa đủ theo công thức thuốc điều trị
Công dụng, chỉ định của thuốc Salbutamol
Thuốc Salbutamol là biệt dược thuộc nhóm thuốc chủ vận beta-2-adrenergic có chọn lọc. Thuốc có tác dụng giãn phế quản đường uống. Từ đó giúp làm giãn các đường dẫn khí (phế quản) trong phổi. Đem lại hiệu quả nhanh trong việc giảm ho, khắc phục tình trạng thở khò khè, thở không sâu và khó thở trong trường hợp có nhiều khí trong ống phế quản. Nếu sử dụng thuốc qua đường hít, thuốc đem lại tác dụng từ 4 – 6 giờ.
Chỉ định:
- Điều trị triệu chứng thường gặp của cơn hen phế quản cấp tính
- Điều trị triệu chứng hen suyễn và bệnh phế quản mãn tính tắc nghẽn phục hồi
- Dùng để dự phòng cơn hen tái phát do vận động, làm việc quá sức
- Thăm dò và kiểm tra chức năng hô hấp và tốc độ phục hồi của người mắc bệnh tắc phế quản
Cách dùng và liều dùng thuốc Salbutamol
Thuốc Salbutamol được điều chế ở nhiều dạng khác nhau. Cụ thể:
- Loại viên nang, viên nén được dùng theo đường uống
- Loại xịt được dùng theo dạng xịt
- Loại hỗn dịch phun sương được dùng bằng cách hít qua phun sương
- Loại tiêm và truyền tĩnh mạch (chỉ được thực hiện ở bệnh viện)
Người bệnh đọc kỹ hướng dẫn trên bao bì sản phẩm của từng loại để dùng thuốc an toàn.
Liều dùng thông thường được nhà sản xuất khuyến cáo sử dụng như sau:
Đối với dạng khí dung dùng bằng cách hít qua đường miệng:
- Liều dùng điều trị cơn hen cấp tính: Xịt khí dung hít 1 – 2 lần. Nếu liều dùng không đem lại hiệu quả thì có thể hít lại 1 – 2 lần sau khoảng vài phút nhưng không được dùng quá 4 lần/ngày
- Liều dùng dự phòng cơ thắt phế quản cho tập luyện gắng sức: Hít 2 lần trước khoảng 15 – 30 phút trước khi tập luyện gắng sức
Đối với loại thuốc Salbutamol hít qua phun sương:
- Liều dùng đối với người lớn là 3 – 4 lần/ngày
Đối với thuốc Salbutamol:
- Người lớn dùng thuốc Salbutamol 4mg. Dùng 3 – 4 lần/ngày
- Người cao tuổi dùng thuốc Salbutamol 2mg, dùng tối đa mỗi liều 8mg
Thuốc Salbutamol tiêm và truyền tĩnh mạch
- Sử dụng tại bệnh viện theo liều lượng chỉ định của bác sĩ
Lưu ý: Trên đây chỉ là liều dùng thông thường do nhà sản xuất hướng dẫn. Liều dùng thực tế còn tùy thuộc vào thể trạng và sức khỏe của mỗi người. Người bệnh cần tư vấn bác sĩ chuyên khoa để được hướng dẫn sử dụng thuốc an toàn, hiệu quả.
Chống chỉ định dùng thuốc Salbutamol
Các trường hợp chống chỉ định sử dụng thuốc Salbutamol gồm có:
- Người bị dị ứng với một trong các thành phần có trong thuốc
- Chống chỉ định với người quá mẫn hoặc có tiền sử dị ứng với thành phần lecithin trong đậu nành hay các chế phẩm từ đậu nành và đậu phộng
- Phụ nữ bị động thai trong thời kỳ mang thai trong vòng 6 tháng đầu của thai kỳ
Tác dụng phụ của thuốc Salbutamol
Thuốc Salbutamol được đánh giá là đem lại tác dụng dụng tốt và giúp kiểm soát triệu chứng bệnh nhanh chóng. Tuy nhiên khi sử dụng người bệnh cần thận trọng bởi thuốc có thể gây ra khá nhiều tác dụng phụ.
Thận trọng khi sử dụng thuốc Salbutamol
Các phản ứng phụ thường gặp khi sử dụng thuốc Salbutamol dạng xịt và khí dung
- Tăng nhịp tim, đánh trống ngực
- Các đầu ngón tay run lẩy bẩy
Các tác dụng phụ hiếm gặp hơn:
- Khản tiếng, ho, khô miệng, kích thích hầu họng, co thắt phế quản
- Làm hạ kali trong máu
- Chuột rút
- Người bệnh sẽ bị kích thích
- Đau nhức đầu
- Các tác dụng phụ có thể xảy ra khi quá mẫn: Hạ huyết áp, nổi mề đay, phù mạch, trụy mạch
Tác dụng phụ của thuốc đường uống và thuốc đường tiêm
- Hồi hộp
- Run cơ
- Tăng nhịp xoang
- Rối loạn tiêu hóa, buồn nôn và nôn mửa
Ngoài ra, tùy theo cơ địa, sức khỏe và cách sử dụng thuốc của mỗi người mà các tác dụng phụ thuốc Salbutamol gây ra sẽ có sự khác nhau. Nếu gặp phải những phản ứng quá mức kéo dài người bệnh cần thăm khám y tế ngay lập tức để được can thiệp xử lý kịp thời.
Salbutamol có dùng được cho bà bầu?
Theo danh mục chống chỉ định của thuốc Salbutamol thì chỉ chống chỉ định với bà bầu bị động thai trong vòng 6 tháng đầu. Các trường hợp khác không được đề cập đến. Do đó phụ nữ mang thai có thể sử dụng thuốc Salbutamol trong trường hợp cần thiết. Tuy nhiên người bệnh chỉ được sử dụng thuốc khi có sự chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa để đảm bảo an toàn cho sức khỏe cũng như sự phát triển của thai nhi.
Thuốc Salbutamol giá bao nhiêu?
Thuốc Salbutamol hiện có giá bán tham khảo dao động từ 85.000 – 150.000 đồng/sản phẩm (tùy loại). Giá bán thực tế sẽ có sự chênh lệch nhất định giữa từng đơn vị cung cấp. Người bệnh có thể liên hệ đến quầy thuốc gần nhất để tìm hiểu rõ hơn về giá bán của sản phẩm.
Nội dung bài viết là một số thông tin chia sẻ về thuốc Salbutamol và cách sử dụng an toàn. Hy vọng đã đem đến bạn đọc thêm nhiều kiến thức hữu ích về thuốc điều trị hen suyễn. Chúc bạn đọc sức khỏe.