• Login
No Result
View All Result
WHO Việt Nam - Bảo vệ sức khỏe của bạn
  • Trang chủ
  • Cơn ho
  • Cột sống
  • Dinh dưỡng
  • Đĩa đệm
  • Lưng
  • Phế quản
  • Thuốc
  • Tin tức
  • Trang chủ
  • Cơn ho
  • Cột sống
  • Dinh dưỡng
  • Đĩa đệm
  • Lưng
  • Phế quản
  • Thuốc
  • Tin tức
No Result
View All Result
WHO Việt Nam - Bảo vệ sức khỏe của bạn
No Result
View All Result
Home Thuốc

Thuốc Telfast Là Thuốc Gì? Tác Dụng, Uống Nhiều Có Hại Không?

who2023 by who2023
27/07/2023
in Thuốc
0
0
SHARES
499
VIEWS
Share on FacebookShare on Twitter

Thuốc Telfast là thuốc gì, bao gồm những thành phần nào? Tác dụng, cách dùng thuốc ra sao? Thuốc có dùng được cho bà bầu không? Uống Telfast nhiều có hại không? Đây là những câu hỏi được nhiều người quan tâm. Cùng tìm lời giải đáp chi tiết trong thông tin bài viết sau!

Telfast là thuốc gì, thành phần thuốc Telfast?

Thuốc Telfast là một dược liệu thuộc nhóm thuốc chống dị ứng và kháng histamin không có tác dụng an thần. Thuốc phát huy tác dụng bằng cách ngăn chặn histamin – chất được cơ thể sản sinh khi phản ứng với các yếu tố gây dị ứng bên ngoài. Do đó thuốc Telfast chuyên được sử dụng cho người bị nổi mề đay, viêm mũi dị ứng,…

Về thành phần, thuốc có thành phần chính là hoạt chất Fexofenadine hydrochloride cùng các tá dược khác như pregelatinised maize starch, microcrystalline, magnesium stearate, croscarmellose,…

Về dạng bào chế, thuốc được bào chế dưới dạng viên nang (hàm lượng 120mg) và viên nang bao film (hàm lượng 60mg, 120mg, 180mg). Thuốc đóng trong vỉ, bao bì bên ngoài dạng hộp.

Thuốc Telfast

Tác dụng của thuốc Telfast

Thuốc Telfast được sử dụng để hỗ trợ làm giảm các triệu chứng liên quan tới các bệnh dị ứng như:

  • Viêm kết mạc
  • Viêm mũi dị ứng theo mùa
  • Dị ứng thực phẩm
  • Bệnh chàm
  • Mề đay, phát ban
  • Phản ứng với vết đốt côn trùng và vết cắn.

Chống chỉ định dùng thuốc Telfast

Các bác sĩ khuyến cáo không nên sử dụng Telfast cho những trường hợp sau:

  • Người trên 65 tuổi
  • Trẻ em dưới 6 tuổi
  • Những người có cơ địa dị ứng với bất kỳ thành phần nào của thuốc hoặc dị ứng với Fexofenadine hydrochloride.
  • Người mắc bệnh về tim mạch, thận và gan
  • Những người có tiền sử hoặc đang bị động kênh
  • Người đang gặp vấn đề về sức khỏe liên quan tới hiện tượng co giật.

Ngoài ra, khi sử dụng thuốc Telfast, hãy thông báo cho bác sĩ tất cả loại thuốc, dược liệu Đông Tây y, vitamin, thực phẩm chức năng đã và đang sử dụng trong thời gian gần đây nhất.

Cách dùng, liều dùng thuốc Telfast

Cách dùng và liều lượng sử dụng thuốc Telfast cần tuân thủ đúng theo chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa. Người bệnh không được tự ý thay đổi liều lượng, kéo dài thời gian dùng hoặc ngưng dùng thuốc đột ngột.

Cách dùng

Cách dùng thuốc có sự khác biệt giữa các dạng bào chế. Cụ thể như sau: 

  • Thuốc Telfast 30mg dùng chung hoặc không chung với thức ăn
  • Viên nén Telfast 120mg và 180mg dùng theo đường uống. Người bệnh nên uống thuốc chung với nước, không nên nghiền nát hoặc nhai vì có thể làm giảm tác dụng của thuốc.

Thời điểm sử dụng

Thuốc Telfast dùng trước bữa ăn. Người bệnh chỉ được phép dùng thuốc khi xuất hiện triệu chứng dị ứng như ngứa, hắt hơi, chảy nước mũi.

Liều lượng

Dưới đây là liều lượng dùng thuốc tham khảo trong việc điều trị từng căn bệnh mà bạn có thể tham khảo:

Viêm mũi dị ứng:

  • Với người lớn và trẻ em đủ 12 tuổi: Liều dùng thông thường là 120mg thuốc, dùng 1 lần duy nhất trong ngày.
  • Với trẻ em từ 6 – 11 tuổi: Có thể sử dụng liều lượng 30mg thuốc chia làm 2 lần/ ngày. Mỗi liều dùng cách nhau khoảng 10 tiếng.

Trong điều trị mề đay

Liều dùng thuốc là khoảng 180mg/ngày, sử dụng duy nhất 1 lần.

Liều lượng bên trên có thể thay đổi tùy theo thể trạng, mức độ bệnh của mỗi người. Người bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng thuốc.

cách dùng thuốc Telfast

Tác dụng phụ của thuốc Telfast

Trong quá trình sử dụng thuốc Telfast, người bệnh có thể gặp phải một số phản ứng phụ như:

  • Thường gặp: Buồn ngủ, đau đầu, chóng mặt, buồn nôn
  • Ít gặp: Rối loạn giấc ngủ, khó ngủ, tiêu chảy, ác mộng, lo lắng, phát ban, ngứa da, tim đập nhanh.

Những phản ứng bên không phải là danh mục toàn bộ các tác dụng phụ của thuốc. Vì thế nếu khi sử dụng thuốc mà cơ thể có bất kỳ khác thường nào, người bệnh cần chú ý theo dõi sức khỏe và thông báo cho bác sĩ biết để hỗ trợ kịp thời.

Xem thêm: Cách chữa dị ứng thuốc kháng sinh an toàn, hiệu quả

Thuốc Telfast có dùng được cho bà bầu?

Cho tới thời điểm hiện tại, vẫn chưa có bất kỳ báo cáo chính thức nào liên quan tới việc thuốc Telfast làm ảnh hưởng tới bà bầu và thai nhi. Tuy nhiên cũng nên  thận trọng khi sử dụng thuốc cho phụ nữ mang thai và đang trong thời gian cho con bú. Tốt nhất để an toàn cho cả mẹ bầu và thai nhi, nên nói cho bác sĩ biết tình trạng thai kỳ của mình.

Uống Telfast nhiều có hại không?

Đa phần các loại thuốc khi sử dụng lâu dài đều có mặt trái. Chưa kể như bài viết đã nêu rõ bên trên, uống thuốc Telfast có thể dẫn tới một số phản ứng phụ. Do đó việc uống loại thuốc này trong thời gian dài hoặc với liều lượng cao khó có thể đảm bảo thuốc không gây hại.

Người bệnh không nên tự ý mua thuốc khi chưa có ý kiến của bác sĩ. Đồng thời bạn cần tuân thủ tuyệt đối theo hướng dẫn của dược sĩ/ bác sĩ chuyên khoa về liều lượng, cách dùng thuốc.

Trong trường hợp người bệnh quên một liều, hãy bổ sung ngay. Tuy nhiên nếu thời gian nhớ ra liều đã quên gần với thời điểm sử dụng liều tiếp theo thì có thể bỏ qua. Lúc này người bệnh hãy sử dụng liều kế tiếp theo liều lượng bình thường, không dùng gấp đôi lượng thuốc quy định.

Với những người dùng thuốc quá liều thì nên liên hệ ngay với bác sĩ để được hướng dẫn xử lý đúng cách, tránh những phản ứng gây hại cho sức khỏe.

Thuốc Telfast giá bao nhiêu?

Hiện nay thuốc Telfast được bày bán tại tất cả hiệu thuốc trên toàn quốc. Giá bán tham khảo của thuốc như sau:

  • Telfast HD 180mg: Giá 80.000vnđ/ hộp 1 vỉ x 10 viên
  • Telfast BD 60mg: 35.000 vnđ/ hộp 1 vỉ x 10 viên.

Để đảm bảo mua đúng thuốc chất lượng với mức giá tốt, người bệnh nên tìm tới các hiệu thuốc uy tín. Không nên đặt thuốc online qua quảng cáo tràn lan trên mạng bởi rất khó phân biệt được thuốc tốt hay hàng kém chất lượng.

Như vậy thông qua thông tin của bài viết bên trên, chắc hẳn bạn đã nắm rõ tác dụng, cách dùng, liều lượng và những phản ứng phụ của thuốc Telfast rồi nhé. Bạn hãy lưu lại ngay những thông tin trên để sử dụng khi cần thiết nhé. Hẹn gặp lại bạn trong những chuyên mục tiếp theo của chúng tôi!

Previous Post

Cách chữa thoái hóa cột sống bằng lá lốt

Next Post

Thoái hoá dốt sống cổ nên ăn gì?

who2023

who2023

Next Post
Thoái hoá dốt sống cổ nên ăn gì?

Thoái hoá dốt sống cổ nên ăn gì?

Recommended

Thiết Kế Web Sức Khỏe Y Tế Chuyên Nghiệp Cùng Thiết Kế Web DC

Thiết Kế Web Sức Khỏe Y Tế Chuyên Nghiệp Cùng Thiết Kế Web DC

9 tháng ago
xét nghiệm ADN tỉnh Đắk Nông

Giải đáp thắc mắc về giá xét nghiệm ADN tỉnh Đắk Nông

1 năm ago

Trending

Các mục tiêu phát triển bền vững SDGs là gì

Các mục tiêu phát triển bền vững SDGs là gì

6 năm ago
Thuốc Trưởng Thành Phổi Là Gì, Tiêm Khi Nào Và Có Đắt Không?

Thuốc Trưởng Thành Phổi Là Gì, Tiêm Khi Nào Và Có Đắt Không?

4 năm ago

Popular

Thuốc Trưởng Thành Phổi Là Gì, Tiêm Khi Nào Và Có Đắt Không?

Thuốc Trưởng Thành Phổi Là Gì, Tiêm Khi Nào Và Có Đắt Không?

4 năm ago
Magie B6 (Magne – B6 Corbiere): Thuốc Trị Thiếu Magie – Công Dụng, Cách Dùng và Lưu Ý

Magie B6 (Magne – B6 Corbiere): Thuốc Trị Thiếu Magie – Công Dụng, Cách Dùng và Lưu Ý

2 năm ago
Các mục tiêu phát triển bền vững SDGs là gì

Các mục tiêu phát triển bền vững SDGs là gì

6 năm ago
Cấu Tạo của Phổi: Hiểu Rõ Về Cấu Trúc và Chức Năng của Hệ Thống Phổi

Cấu Tạo của Phổi: Hiểu Rõ Về Cấu Trúc và Chức Năng của Hệ Thống Phổi

2 năm ago
Phác Đồ Điều Trị Viêm Thanh Quản: Hiểu Rõ Về Cách Điều Trị Hiệu Quả

Phác Đồ Điều Trị Viêm Thanh Quản: Hiểu Rõ Về Cách Điều Trị Hiệu Quả

2 năm ago
WHO Việt Nam – Bảo vệ sức khỏe của bạn

“WHO – Vì sức khỏe cộng đồng” ra đời đem đến cho bạn đọc nguồn thông tin y học chính thống, có giá trị và giúp ích cho mọi người trong việc bảo vệ sức khỏe.

Chuyên mục

  • Bệnh
  • Thuốc
  • Tin tức
  • Vấn đề về cơn ho
  • Vấn đề về cột sống
  • Vấn đề về dinh dưỡng
  • Vấn đề về đĩa đệm
  • Vấn đề về gai xương
  • Vấn đề về gan
  • Vấn đề về họng
  • Vấn đề về lưng
  • Vấn đề về phế quản
  • Vấn đề về phổi
  • Vấn đề về thần Kinh Tọa

Follow chúng tôi

  • Liên Hệ
  • Giới thiệu
  • Chính sách bảo mật

Copyright © 22023, WHO VietNam.

No Result
View All Result
  • Chính sách bảo mật
  • Home 2
  • Home 3
  • Home 4
  • Home 5
  • Liên Hệ
  • Trang chủ
  • WHO VIỆT NAM – Vì sức khỏe cộng đồng

Copyright © 22023, WHO VietNam.

Welcome Back!

Login to your account below

Forgotten Password?

Retrieve your password

Please enter your username or email address to reset your password.

Log In