Theo các chuyên gia chăm sóc sức khỏe, hiện nay phổ biến rất nhiều thuốc trị viêm họng hạt, bao gồm cả về Y học hiện đại cũng như Y học cổ truyền. Mỗi trường phái lại có những ưu điểm nổi bật riêng. Vậy để biết thêm thông tin chi tiết về những loại thuốc này, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu bài viết dưới đây.
Thuốc trị viêm họng hạt dạng Tây Y
Theo thống kê của Bộ Y tế, nước ta hiện nay có khoảng hơn 80% dân số mắc các bệnh liên quan đến họng trong đó có khoảng 40% bị viêm họng hạt. Viêm họng hạt là một bệnh lý họng mạn tính, gây ra bởi rất nhiều nguyên nhân khác nhau. Khi đó, các tế bào lympho ở niêm mạc họng phải hoạt động để chống lại các căn nguyên gây bệnh, khiến chúng càng ngày càng to ra và hình thành các hạt.
Trong Tây y, có một số nhóm thuốc thường xuyên được sử dụng để điều trị viêm họng hạt, bao gồm:
- Các kháng sinh: Kháng sinh có tác dụng ngăn chặn sự phát triển và tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh, một số kháng sinh dùng tại chỗ có thể cho hiệu quả nhanh hơn.
- Thuốc chống viêm (Alphachymotripsin) giúp giảm phù nề, giảm sưng ngứa cổ họng.
- Các thuốc giảm đau, thuốc làm loãng đờm có tác dụng làm giảm nhanh chóng các triệu chứng khó chịu của bệnh.
Tuy nhiên, hầu hết các thuốc trên chỉ đóng vai trò hỗ trợ giảm nhẹ triệu chứng chứ ít có tác dụng làm thuyên giảm bệnh. Hơn nữa, việc sử dụng các thuốc Tây y trong thời gian dài sẽ dẫn đến các tác dụng phụ đồng thời có thể gây ra hiện tượng nhờn thuốc hoặc kháng kháng sinh, khiến cho việc điều trị về sau gặp nhiều khó khăn do đó cần phải hết sức lưu ý.
Bên cạnh đó, trong y học hiện đại cũng có một phương pháp có thể được áp dụng để điều trị tận gốc viêm họng hạt đó là phẫu thuật. Một số thủ thuật thường sử dụng như nạo vét hoặc đốt hạt. Ưu điểm của phương pháp này là giúp giảm nhanh chóng các triệu chứng bệnh tuy nhiên chi phí tương đối lớn, có thể ảnh hưởng tới các bộ phận khác tại họng, hơn nữa khả năng bệnh tái phát là rất cao.
Chữa viêm họng hạt bằng thuốc nam
Khi mà các biện pháp tây y điều trị viêm họng hạt đang gặp nhiều khó khăn thì một số bài thuốc dân gian hay mẹo vặt là giải pháp được nhiều người lựa chọn do có thể hỗ trợ giúp giảm nhẹ bệnh tương đối tốt.
Chanh mật ong
Sử dụng trà chanh mật ong là một biện pháp được mọi người thường xuyên sử dụng nhằm giảm nhẹ các triệu chứng của các bệnh về họng nói chung, trong đó có viêm họng hạt. Kết hợp chanh với mật ong có tác dụng làm dịu niêm mạc họng và chống nhiễm khuẩn rất tốt.
Nguyên liệu cho một cốc trà chanh mật ong:
- Nước ấm: 200mL
- Chanh tươi: ½ quả
- Mật ong: 2 – 3 thìa cà phê
Cách làm: cho mật ong vào cốc nước ấm rồi vắt chanh vào, khuấy đều.
Cách dùng: uống trực tiếp, từng ngụm nhỏ một. Có thể thêm 1 hoặc 2 nhát gừng vào để tăng hiệu quả điều trị. Ngày uống 2 lần, duy trì đều đặn trong nhiều ngày sẽ thấy triệu chứng giảm rõ rệt.
Cháo tía tô
Tía tô là một loại thảo dược vốn đã được biết đến với nhiều công dụng khác nhau trong đó có hỗ trợ điều trị các triệu chứng của viêm họng hạt. Trong thành phần của tía tô có chứa các hoạt chất như acid ticotinic, citral và các tinh dầu có khả năng tiêu viêm, trừ mụn nhọt và giúp phục hồi, tái tạo các mô bị tổn thương.
Do đó, sử dụng cháo tía tô chính là bài thuốc trị viêm họng hại cực hiệu quả trong dân gian mà ông cha ta đã sử dụng trong nhiều năm nay.
Nguyên liệu: Gạo, tía tô, trứng gà (nếu có)
Cách làm: Gạo vo sạch, nấu thành cháo. Khi cháo được, thái nhỏ lá tía tô bỏ vào, thêm trứng gà để bổ sung chất dinh dưỡng rồi ăn khi cháo còn nóng.
Lá trầu không và gừng tươi
Trong lá trầu không có chứa các hoạt chất là kháng sinh có tác dụng chống viêm, kháng khuẩn tốt. Khi kết hợp với gừng có vị cay, tính ấm sẽ giúp làm giảm nhanh các triệu chứng khó chịu ở họng.
Nguyên liệu: Lá trầu không, gừng tươi.
Cách làm: Lá trầu không và gừng tươi rửa sạch, để ráo; cắt gừng thành từng lát nhỏ, cho vào ấm hãm thành nước uống hàng ngày.
Thuốc trị viêm họng hạt dạng Đông Y
Theo định hướng và cách nhìn nhận của Y học cổ truyền, có một số phương thuốc có thể áp dụng để điều trị viêm họng hạt, cụ thể như sau:
Bài 1
- Thành phần: xạ đen 25g, mạch môn 25g, bạch hoa xà thiệt thảo 20g, cây bọ mắn 20g, bán chi liên 10g, cam thảo 5g.
- Cách thực hiện: Các vị thuốc sau khi đã được phơi khô, rửa sạch bỏ vào sắc với khoảng 1,5L nước, đun cho đến khi còn khoảng 0.5L thì tắt bếp.
- Cách dùng: uống nhiều lần trong ngày, duy trì trong khoảng 5 ngày đến 1 tuần để có hiệu quả tốt. Nếu thấy cổ họng bớt sưng đau hoặc các hạt ở cổ dần biến mất thì bệnh đã bắt đầu thuyên giảm.
Bài 2
- Thành phần: hương nhu, ké đầu ngựa, cây thanh hao hoa vàng.
- Cách thực hiện: cho tất cả các nguyên liệu vào ấm cùng khoảng 1L nước, sắc cho đến khi còn khoảng 1/3 thì dừng lại. Đợi thuốc nguội bớt rồi uống, ngày 3 lần, duy trì trong khoảng 3 – 5 ngày.
Bài 3
- Thành phần: hà thủ ô, bạch đồng nữ, ké đầu ngựa, cỏ ngũ sắc, lá vằng.
- Cách thực hiện: cây cỏ tươi rửa sạch, phơi khô sau đó sắc với khoảng 1.5L nước đến khi còn khoảng 1/3 thì dừng, đợi thuốc nguội bớt rồi uống. Ngày 3 lần, đều đặn trong 5 – 7 ngày.
Việc ứng dụng Đông y trong điều trị viêm họng hạt là một phương thức không mới, song đây lại là xu hướng được nhiều người tin tưởng lựa chọn do những lợi ích về mặt kinh tế cũng như hiệu quả và tính an toàn mà nó mang lại.
Có thể nói, thuốc trị viêm họng hạt hiện nay khá phong phú kể cả về Tây y và Đông y. Hy vọng qua bài viết trên, người đọc có thể lựa chọn được phương pháp phù hợp nhất cho bản thân và gia đình để điều trị bệnh một cách an toàn đồng thời mang lại hiệu quả tối ưu.
Theo: who.org.vn