Có rất nhiều bài thuốc dân gian chữa các bệnh liên quan đến tai-mũi-họng và dùng tỏi chữa viêm họng là một trong số đó. Nếu bạn chưa từng biết đến nó, bài viết dưới đây xin được chia sẻ một số thông tin hữu ích xoay quay phương pháp này.
Tại sao tỏi chữa viêm họng được?
Câu trả lời chính là trong tỏi có rất nhiều hoạt chất và dinh dưỡng với khả năng tuyệt vời như:
Tỏi được xem như một loại thuốc kháng sinh
Nhiều loại dược phẩm kháng sinh chỉ tiêu diệt được vi khuẩn trong phạm vi nhỏ, nhưng tỏi lại có khả năng làm được nhiều hơn thế. Tiến sĩ Tariq Abdullah, nhà nghiên cứu nổi tiếng phát biểu rằng tỏi là chất kháng sinh phổ rộng bởi nó kháng khuẩn, kháng nấm, diệt ký trùng, chống sinh vật nguyên sinh và chống virus. Tất cả là vì thành phần allicin trong tỏi, một hóa chất quyết định vị cay nóng mạnh mẽ của gia vị này. Các nhà khoa học cũng cho rằng tỏi tươi mang lại hiệu quả kháng sinh tốt nhất.
Vi khuẩn kháng thuốc
Như bạn đã biết, vấn đề lớn nhất của các loại dược phẩm là khi sử dụng chúng lâu dài, vi khuẩn có khả năng phát triển tính kháng thuốc. Kết quả là sau đó thuốc hoàn toàn vô dụng với chúng. Nhưng với tỏi thì khác, cuối năm 1970 các nhà nghiên cứu châu Âu đã làm thí nghiệm dùng nước ép tỏi tiêu diệt mười chủng vi sinh vật và nấm men. Báo cáo cho thấy tỏi chống lại chúng rất hiệu quả và cũng không xảy ra hiện tượng kháng thuốc.
Hoạt động chống virus
Thật đáng tiếc là thuốc kháng sinh hầu như vô dụng với virus các loại. Đó là lý do vì sao chúng không thể đánh bại bệnh cảm cúm, viêm màng não virus, viêm phổi do virus và herpes (mụn rộp). Thế nhưng các thành phần hoạt chất trong tỏi có thể trực tiếp tiêu diệt virus cúm, herpes, vaccinia, virus viêm miệng lở loét, cytomegalovirus ở người.
Cách dùng tỏi chữa viêm họng
Có rất nhiều cách dùng tỏi để cải thiện viêm họng mà bạn có thể thử, chúng bao gồm:
Tỏi và rượu
Người ta hay dùng rượu như một chất kháng khuẩn, diệt trùng rất hiệu quả. Vì vậy, nếu bạn đang đối mặt với một cơn cảm cúm thông thường và cổ họng đau rát, hãy thử một ngụm rượu tỏi. Nó được xem như một liều kháng sinh, giúp làm ấm cổ họng, khử yếu tố độc hại tại vết sưng viêm và cải thiện sức khỏe của bạn. Công thức bao gồm:
- Một củ tỏi lột sạch vỏ, băm hoặc nghiền nhỏ.
- Rượu trắng, bạn nên dùng rượu gạo nếp và đổ ngập phần tỏi.
- Để hỗn hợp trên qua đêm và bạn dùng mỗi lần chỉ một ngụm nhỏ.
Tỏi và giấm táo
Giấm táo không chỉ được dùng trong nhiều món ăn vì vị chua dịu nhẹ, mà từ lâu nó còn có công dụng diệt khuẩn nhờ hoạt chất axit axetic trong thành phần. Người Hy Lạp cổ dùng nó như một loại thuốc chống viêm họng và ho, khi kết hợp với mật ong hay tỏi. Công thức bao gồm:
- Một củ tỏi bóc vỏ sạch sẽ, băm nhỏ.
- Bạn đổ giấm táo ngập phần tỏi, thêm chút nước và để hỗn hợp qua một đêm.
- Khi sử dụng, bạn chỉ nên uống một ngụm nhỏ, hai ngày một lần để cải thiện các triệu chứng.
Tỏi và mật ong
Có lẽ không ai còn xa lạ với mật ong, một dược liệu rất hay dùng trong điều trị các vấn đề liên quan đến họng. Đó là bởi vì trong mật ong có rất nhiều hoạt chất chống viêm, kháng khuẩn và chữa lành vết thương nhanh chóng. Mật ong và tỏi là sự kết hợp làm dịu ấm cổ họng, khiến chất dịch đờm (nếu có) loãng ra và đào thải chúng khỏi cơ thể. Công thức đơn giản gồm:
- Tỏi một củ, băm nhỏ.
- Đổ mật ong chất lượng tốt bao phủ phần tỏi.
- Bạn nên ngâm trong vài ba ngày để có một phần siro ho hiệu quả.
Nước ép tỏi và cà rốt
Nghe thì có vẻ kỳ lạ, nhưng kết hợp này mang lại hiệu quả rất đáng ngạc nhiên. Đó là bởi vì nước ép cà rốt rất giàu khoáng chất như sắt, magie và các vitamin A, vitamin C cần thiết cho người ốm bồi bổ sức khỏe. Công thức gồm có:
- Ba tép tỏi bạn ép là nước cốt.
- Trộn phần đó với 200ml nước ép của cà rốt.
- Bạn nên dùng một cốc một ngày để cải thiện viêm họng.
Nước ép tỏi chữa viêm họng
Bạn có thể dùng dung dịch này để vệ sinh mũi hoặc súc miệng. Nó rất tốt trong việc kháng khuẩn, sát trùng và làm loãng chất dịch nhầy gây tắc nghẽn khu vực mũi hoặc họng. Để làm dung dịch tỏi, bạn cần:
- Nghiền nát từ 4-5 tép tỏi để lấy nước cốt.
- Pha loãng nó bằng 250ml nước lọc.
- Nếu bạn dùng nhỏ mũi, bạn nên chiết chúng vào bình có vòi.
- Nên sử dụng dung dịch trong ngày, tránh để qua đêm.
Ngoài các cách trên, bạn cũng có thể dùng tỏi làm gia vị thay thế ớt đỏ, tiêu, đinh hương trong món ăn. Bởi thực phẩm cay nóng trên có thể làm tồi tệ hơn chứng viêm họng của bạn.
Lưu ý khi trị viêm họng bằng tỏi
Tuy rằng tỏi có nhiều công dụng tuyệt vời nhưng bạn nên lưu ý khi sử dụng tỏi chữa viêm họng:
- Dị ứng với tỏi: Nổi mề đay, khó thở, sưng lưỡi, môi, mặt và cổ họng.
- Không nên dùng tỏi trong thời gian dài.
- Không bỏ điều trị bằng thuốc kê đơn để dùng tỏi.
- Không dùng tỏi hoặc nước ép tỏi trực tiếp vào vết sưng viêm vì có thể gây bỏng.
- Tác dụng phụ khi dùng tỏi: Hơi thở khó chịu và mùi cơ thể, ợ nóng, buồn nôn, tiêu chảy.
Hy vọng bài viết trên đã cung cấp nhiều thông tin bổ ích về vấn đề tỏi chữa viêm họng cho bạn đọc. Hãy luôn luôn quan tâm chăm sóc sức khỏe bản thân và gia đình bạn.
Theo: who.org.vn