Trẻ bị ho khan khiến các bậc phụ huynh không khỏi lo lắng, đặc biệt là khi không biết nguyên nhân do đâu. Trong bài viết dưới đây, bác sĩ chuyên khoa sẽ giải đáp cho bạn các nguyên nhân và cách chữa cho trẻ khi gặp phải triệu chứng này.
Nguyên nhân trẻ bị ho khan
Đại tá – Bác sĩ Nguyễn Bá Vưỡng (nguyên Phó khoa Đông y Bệnh viện YHCT Quân đội) cho biết, ho là biểu hiện của cơ thể trẻ nhằm phản ứng lại với các yếu tố tác động từ môi trường bên ngoài. Nhờ vậy, sự xâm nhập của dị vật được hạn chế tối đa, khả năng tống xuất dịch tiết tăng lên.
Ho khan là một loại ho không tạo hoặc tạo ra rất ít đờm. Thông thường, nguyên nhân dẫn đến tình trạng này thường là do sự tấn công của virus cúm tạo ra sự kích thích ở dây thần kinh cổ họng. Ho nếu diễn ra thường xuyên sẽ dẫn đến nhiều bệnh lý về đường hô hấp nguy hiểm, cần được can thiệp, điều trị kịp thời. Bệnh có thể xảy ra ở nhiều đối tượng khác nhau, trong đó bao gồm cả trẻ em.
Trẻ bị ho khan thường do các nguyên nhân sau đây:
- Nhiễm virus: Đây là nguyên nhân phổ biến khiến trẻ bị ho. Tình trạng này xảy ra do trẻ bị cảm lạnh hoặc cảm cúm. Ho có thể xảy ra các giai đoạn nhiễm trùng. Thậm chí khi các triệu chứng khác đã hết thì tình trạng ho vẫn có thể kéo dài về sau.
- Chảy dịch mũi sau: Chất dịch dư thừa ở khoang mũi của bé sẽ chảy xuống cổ họng. Lâu dần, chất dịch tác động kích thích dây thần kinh phía sau cổ họng khiến trẻ bị ho khan.
- Ảnh hưởng của ô nhiễm không khí: Ô nhiễm không khí kích thích vùng sau cổ họng, từ đó dẫn đến những cơn ho.
- Ảnh hưởng của các bệnh lý đường hô hấp: Bé mắc các bệnh lý hô hấp như viêm khí quản, nhiễm trùng đường hô hấp, bệnh suyễn… thường có triệu chứng ho. Đây là triệu chứng xảy ra khi cơ thể bé chống lại bệnh và tìm cách để tống dịch đờm, dịch nhầy ra ngoài. Triệu chứng ho khan ở trẻ mắc bệnh hô hấp giúp không khí lưu thông qua nội khí quản vào phổi của trẻ dễ dàng hơn.
Tình trạng ho khan ở trẻ sẽ diễn ra dữ dội hơn khi trẻ nằm. Các chuyên gia giải thích rằng, khi trẻ nằm các chất nhầy sẽ bám vào mặt sau của cổ họng. Trẻ có xu hướng nuốt chất nhầy chứ không thực hiện nhổ ra như ở người lớn. Điều này vô tình khiến trẻ gặp phải tình trạng đau bụng hoặc nôn ói khi ho. Ngoài ra, chất nhầy có thể xuất hiện ở phân của trẻ.
Trẻ bị ho khan phải làm sao?
Trẻ bị ho do nguyên nhân nào thì cha mẹ cũng nên thực hiện thăm khám và điều trị càng sớm càng tốt để ngăn chặn những ảnh hưởng đến sức khỏe. Trong đó, bác sĩ thường áp dụng một số cách xử lý sau:
Cho trẻ bị ho khan uống đủ nước
Cách điều trị này đơn giản nhưng hiệu quả được đánh giá tương đối cao. Khi trẻ bị ho, bố mẹ cần chú ý bổ sung đầy đủ nước mỗi ngày. Việc cung cấp nước không chỉ giúp dưỡng ẩm cổ họng, làm dịu tình trạng ngứa rát mà còn giúp hạn chế các bệnh lý do tình trạng mất nước.
Thêm tỏi vào chế độ dinh dưỡng của trẻ
Đây là một mẹo dân gian được rất nhiều phụ huynh tin dùng. Theo các nghiên cứu khoa học, tỏi có tác dụng tốt trong việc tăng cường sức đề kháng, từ đó giúp trẻ chống lại một số loại vi rút gây bệnh. Điều này giúp tình trạng ho khan được đẩy lùi nhanh chóng hơn.
Sử dụng một số loại thuốc trị ho
Trường hợp trẻ bị ho từ trên 3 tuổi, bạn có thể áp dụng một số cách giảm ho bằng thuốc điều trị. Cách chữa bằng thuốc không nên dùng cho trẻ dưới 3 tuổi do có thể gây ra tình trạng tắc nghẽn đường thở, có thể ảnh hưởng đến tính mạng của trẻ.
Việc sử dụng thuốc chữa ho khan ở trẻ bắt buộc phải có chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa để đảm bảo an toàn cho trẻ. Cha mẹ không nên tự ý mua thuốc và sử dụng liều lượng bừa bãi để tránh các tác dụng phụ trong quá trình điều trị.
Giữ độ ẩm cho mũi họng của trẻ
Cổ họng và mũi của trẻ cần được cung cấp đầy đủ độ ẩm. Các bậc phụ huynh có thể sử dụng phòng tắm hơi hoặc máy xông mũi họng để thực hiện việc duy trì độ ẩm. Tuy nhiên, đây chỉ là cách giảm ho tạm thời. Bạn nên kết hợp cùng với các phương pháp khác để đảm bảo hiệu quả.
Dùng mật ong để điều trị tình trạng trẻ bị ho khan
Nhiều trẻ bị ho sẽ thấy triệu chứng được cải thiện sau khi ngậm mật ong. Thành phần của mật ong có chứa chất giảm ho tự nhiên, làm dịu cảm giác đau họng mà vẫn đảm bảo an toàn cho bé.
Cách chữa ho bằng mật ong được khuyến cáo không dùng cho trẻ dưới 1 tuổi. Thành phần của mật ong của chứa các bào tử vi khuẩn Botulinum có thể gây ra ngộ độc nếu sử dụng cho trẻ dưới 1 tuổi.
Trước khi thực hiện bất kỳ cách chữa nào, cha mẹ nên đưa trẻ đến các bệnh viện, phòng khám chuyên môn khi gặp phải tình trạng ho khan. Qua các xét nghiệm chẩn đoán, bác sĩ sẽ xác định nguyên nhân hình thành cụ thể, từ đó đưa ra cách điều trị bệnh phù hợp nhất.
Đối với trẻ dưới 3 tháng tuổi, nếu bị ho kèm sốt, ho ra máu, khó thở cần được chẩn đoán kịp thời để tránh ảnh hưởng đến tính mạng. Các bậc phụ huynh hết sức lưu ý đến sự thay đổi của trẻ mỗi ngày để có các biện pháp xử lý phù hợp.
Ngoài ra, để ngăn ngừa tình trạng trẻ bị ho khan bạn nên đảm bảo môi trường sống luôn sạch sẽ, thoáng khí. Bé được giữ ấm đầy đủ, đặc biệt khi thời tiết thay đổi hoặc khi trời lạnh.
Trên đây là thông tin tổng hợp của chúng tôi giải đáp cho bạn đọc về nguyên nhân và cách chữa khi trẻ bị ho khan. Đây là tình trạng thường gặp ở trẻ do vậy việc hiểu rõ về nguyên nhân, phương pháp điều trị giúp bạn có đối phó với bệnh hiệu quả nhất. Hãy lưu lại và chia sẻ cho bạn bè và người thân để họ có cách chữa phù hợp khi trẻ bị ho nhé. Chúc bạn thật nhiều sức và thành công!