Việc chăm sóc trẻ nhỏ khi trẻ không may bị viêm phổi là vấn đề quan tâm của rất nhiều bậc phụ huynh. Vậy khi trẻ bị viêm phổi có được tắm không và nên tắm như thế nào cho đúng cách? Bạn đọc hãy theo dõi nội dung ở dưới bài viết sau nhé.
Trẻ bị viêm phổi có được tắm không?
Trẻ bị viêm phổi có được tắm không? Đây là vấn đề mà không ít các bậc cha mẹ thắc mắc. Khi nhận thấy trẻ có các dấu hiệu như ho, sổ mũi, cha mẹ thường có tâm lý không muốn tắm cho trẻ để bởi nghĩ rằng sẽ khiến cho tình trạng bệnh lý trở nặng. Tuy nhiên, đây là điều hoàn toàn sai lầm.
Theo ý kiến của các chuyên gia và bác sĩ, nếu như viêm phổi không ở mức độ quá nặng thì trẻ vẫn có thể được tắm. Việc vệ sinh sẽ giúp cơ thể của trẻ được thông thoáng, sạch sẽ và thoải mái hơn.
Tuy nhiên, để tránh tình trạng trẻ bị cảm lạnh thì cha mẹ phải biết cách tắm cho con. Bởi lẽ, nếu việc tắm không đúng cách, trẻ nhỏ sẽ có nguy cơ cao bị nhiễm lạnh, mức độ bệnh lý càng trở nên nghiêm trọng.
Hướng dẫn tắm cho trẻ bị viêm phổi đúng cách
Sau đây là những lưu ý khi tắm cho trẻ nhỏ bị mắc chứng viêm phổi:
- Nhiệt độ nước để tắm cho trẻ không quá nóng hoặc quá lạnh, nên vừa mức đủ ấm. Bậc phụ huynh có thể kiểm tra nhiệt độ nước tắm bằng cách sử dụng nhiệt kế hoặc dùng tay để cảm nhận. Theo đó, ngưỡng nhiệt độ phù hợp để tắm cho trẻ nằm trong khoảng 33 độ đến 35 độ.
- Nên tắm cho trẻ ở nơi kín gió.
- Bên cạnh đó, để giúp trẻ được thoải mái hơn, mẹ có thể tăng nhiệt độ phòng tắm bằng việc xả một lượng nước nóng vừa phải ra bên ngoài sàn trước thời điểm tắm. Cách làm này không chỉ khiến cho nhiệt độ, độ ẩm trong phòng được tăng lên mà phòng ngừa nguy cơ trẻ bị nhiễm lạnh.
- Tránh tắm cho trẻ quá lâu và tuyệt đối không được ngâm nước.
- Chỉ nên tắm một phần cơ thể của trẻ chứ không nên tắm toàn bộ trong 1 lần.
- Cần phải dùng khăn để lau cho trẻ ngay sau khi vừa tắm để tránh xảy ra hiện tượng bốc hơi nước. Khi ấy, nguy cơ trẻ bị cảm lạnh sẽ cao hơn. Đặc biệt, bạn nên lưu ý vừa lau xong phần nào thì dùng khăn để quấn phần đó luôn. Mẹ chỉ thay quần áo cho con nếu như trẻ đã được tắm xong.
Trên đây là một số lưu ý về cách tắm cho trẻ nhỏ khi bị viêm phổi. Bên cạnh đó, các mẹ có thể tham khảo áp dụng thêm một số cách tắm như dưới đây để giúp cho cơ thể của trẻ trở nên khỏe mạnh hơn.
Cách pha nước tắm
Ngoài việc chỉ tắm đơn thuần với nước, mẹ có thể tận dụng những nguyên liệu ở ngoài tự nhiên để giúp cho trẻ nhanh được khỏe mạnh hơn.
Dùng lá trà xanh để tắm cho trẻ
- Bạn lấy 300g lá trà xanh, bỏ lá hư hỏng và chỉ giữ lại lá tươi.
- Tiếp theo, bạn vò ra cho thật nát rồi cho vào nồi đun sôi lên trong một khoảng thời gian phù hợp.
- Sau đó, bạn gạn lấy phần nước trà rồi pha vào trong chậu đựng sẵn nước. Bạn pha cho đến khi cảm thấy độ ấm vừa đủ và cả thấy dễ chịu là được.
- Bạn tắm cho trẻ theo các bước thông thường. Tuy nhiên, để tránh tình trạng bị nhiễm khuẩn thì bạn nên dùng nước sạch để rửa sơ qua nhằm loại bỏ hết phần bột đang còn đọng ở bên ngoài da của trẻ.
- Khi trẻ đã được tắm xong, mẹ hãy dùng khăn và lau sạch cơ thể của bé.
- Trước khi đóng bỉm, mẹ hãy thoa lên người trẻ một lớp kem mỏng, sau đó mới mặc quần áo. Nếu như trẻ đã lớn rồi thì không cần thiết phải thoa kem.
Cách sử dụng khổ qua để tắm cho trẻ sơ sinh
- Bạn lấy 1 đến 2 quả mướp đắng, sau đó rửa cho thật sạch rồi đem đi giã nhuyễn và lọc lấy nước.
- Sử dụng phần nước đã lọc này rồi đem đi tắm cho trẻ trong vòng 5 ngày.
- Không chỉ có tác dụng chữa rôm sảy, cách tắm này còn giúp điều trị các bệnh lý về đường hô hấp, đặc biệt là viêm phế quản và giúp làn da của trẻ trở nên đẹp hơn.
- Dùng nước gừng để tắm cho trẻ
- Bạn lấy gừng tươi rồi giã nhỏ ra.
- Sau đó, bạn lấy phần phần bã này rồi cho vào trong 2 lít nước.
- Đun sôi phần nước này lên rồi để nguội và tắm cho trẻ vào mỗi buổi sáng.
Lưu ý khi tắm cho trẻ bị viêm phổi
Nếu việc tắm cho trẻ không đúng cách thì có thể những triệu chứng của căn bệnh viêm phổi sẽ ngày càng trở nên trầm trọng hơn. Do đó, các mẹ nên lưu ý đến các vấn đề sau:
- Dù là mùa hè hay mùa đông thì bạn cũng nên tắm thật nhanh và không nên để trẻ ngâm nước quá lâu. Việc tắm lâu không chỉ ảnh hưởng đến da mà còn khiến cho trẻ rất dễ mắc các bệnh lý về hô hấp.
- Khoảng thời gian phù hợp để tắm cho trẻ đó là từ 10h đến 10h30 buổi sáng hoặc 14h đến 15h vào buổi chiều. Cần tuyệt đối không tắm cho trẻ từ sau 16h chiều hoặc vào buổi tối bởi điều này sẽ rất khiến trẻ mắc chứng viêm phế quản.
- Nên tắm cho trẻ với nhiệt độ nước dao động từ 33 đến 35 độ C.
- Thay vì sau khi tắm mới tìm quần áo tắm cho trẻ, các mẹ cần phải chuẩn bị trước khăn tắm và quần áo cho con để có thể lau khô người trẻ để tránh trường hợp trẻ bị nhiễm lạnh.
- Trong quá trình tắm, chú ý không nên để nước hắt vào trong mắt của trẻ.
- Mặc quần áo cho trẻ sau khi trẻ vừa tắm, tuy nhiên mẹ không được cho trẻ mặc quần áo quá dày bởi có thể khiến trẻ bị vướng víu, khó chịu.
- Tắm xong, trẻ không nên ra ngoài trời lạnh bên ngoài bởi sẽ rất dễ bị cảm sốt đột ngột.
>> Xem thêm: Viêm phổi có lây không?
Trẻ bị viêm phổi có được tắm không? Hy vọng những thông tin dưới bài viết trên sẽ giúp bạn giải đáp vấn đề này. Đây là kinh nghiệm rất hữu ích khi chăm sóc cho trẻ bị viêm phổi mà các bậc phụ huynh nên tham khảo. Nếu còn vấn đề gì còn thắc mắc, bạn đọc hãy liên hệ với chúng tôi để được giải đáp cụ thể.