Trẻ ho có đờm nên ăn gì là vấn đề được nhiều bậc cha mẹ quan tâm và tìm kiếm. Bài viết dưới đây xin chia sẻ cùng các bạn đọc những thực phẩm có lợi cũng như đồ ăn nên tránh đối với tình trạng ho của bé.
Trẻ ho có đờm nên ăn gì để bệnh mau khỏi?
-
Nước lúa mạch
Nước lúa mạch rất thích hợp dùng cho trẻ từ sáu tháng tuổi trở lên. Đây là phương thuốc tự nhiên tuyệt vời giúp hạ sốt, giảm ho và điều trị cảm lạnh. Tuy nhiên, bạn nên sử dụng cẩn trọng nếu bé dị ứng với gluten hoặc thành viên gia đình bị phản ứng với nó vì có thể di truyền.
-
Nước gạo hoặc cháo trắng nấu loãng
Nước vo gạo từ lâu đã được nhiều người sử dụng để làm đẹp da, nhưng liệu bạn đã biết rằng nó còn có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch vì chứa nhiều khoáng chất và vitamin nhóm B. Cho bé uống nước gạo giúp chống lại các vi khuẩn, virus ngoại lai xâm nhập. Bên cạnh đó, cháo trắng là một món ăn dễ thực hiện, lỏng mềm làm dịu các cơn ho, giúp cổ họng thoải mái và cải thiện bệnh cảm lạnh.
-
Khoai lang
Khoai lang là một nguồn dinh dưỡng phong phú và giúp trẻ tăng cường hệ miễn dịch. Chúng cũng làm cơ thể sản xuất nhiều bạch cầu hơn và còn giàu chất xơ tốt cho đường tiêu hóa. Bạn có thể nghiền khoai lang nấu cháo loãng cho bé để điều trị các cơn ho có đờm khó chịu.
-
Cà rốt
Cà rốt được xem như “top list” khi bạn lên thực đơn cho bé vì chúng giàu chất xơ, khoáng chất, vitamin A, vitamin D rất tốt cho sức đề kháng, giảm nguy cơ nhiễm trùng, nhiễm virus. Bạn nên hấp chín cà rốt và nấu cháo hoặc súp cho trẻ dễ hấp thụ, tránh tình trạng nhạt miệng và kén ăn.
-
Mật ong
Mật ong được xem như “thần dược” trong các món ngọt vì chúng có tính kháng viêm, kháng khuẩn và chữa lành vết thương rất tuyệt vời. Nếu em bé đang “đấu tranh” với cơn ho đờm dữ dội, một thìa cà phê mật ong sẽ làm dịu và ấm cổ họng, giảm sưng lớp niêm mạc. Bạn cũng có thể thử công thức chanh ngâm mật ong, trà mật ong để làm mới thực đơn cho bé. Khuyến cáo duy nhất là nếu con của bạn dưới một tuổi thì không nên dùng mật ong vì các nguy cơ ngộ độc.
-
Nước ấm
Uống nhiều nước không bao giờ là điều vô tác dụng, đặc biệt với trẻ đang bị cúm hoặc cảm lạnh bởi vì hydrat hóa rất quan trọng với cơ thể. Một ly nước ấm vào buổi sáng và tối trước khi bé ngủ giúp cổ họng ấm hơn, làm các chất dịch nhầy nới lỏng và dễ bị đào thải ra ngoài hơn khi ho.
-
Nước ép quả lựu
Nước ép từ lựu rất giàu các hoạt chất chống oxy hóa, vitamin A và vitamin C giúp “khuất phục” cơn cảm lạnh của bé. Chúng cũng làm giảm ho, long đờm và bài trừ cơn sốt. Bạn có thể thêm vào ly nước ép nửa thìa bột gừng hoặc bột quế để có tác dụng hiệu quả hơn nữa.
-
Bông cải xanh
Bởi vì bông cải xanh nhiều các hoạt chất chống oxy hóa, chúng là lựa chọn phù hợp để giảm bệnh cảm cúm, tiêu trừ cơn ho có đờm khó chịu. Súp lơ còn làm tăng cường sức đề kháng. Bạn cần lưu ý là chỉ nên sử dụng chúng cho trẻ từ tám tháng tuổi trở lên.
-
Súp cà chua
Nếu bạn chưa từng nghĩ về nó, hãy thử cho món súp này vào thực đơn của bé. Súp cà chua là nguồn bổ sung vitamin A và C tuyệt vời, chống lại cơn ho có đờm và làm trẻ nhanh hồi phục. Khi nấu súp cà chua, bạn nhớ loại vỏ sạch vỏ để tránh tình trạng khó tiêu và có thể thêm một nắm gạo nhỏ nấu cùng.
-
Trà gừng
Nếu trẻ bị ho có đờm do cảm lạnh thông thường, trà gừng là một phương pháp đơn giản mà hiệu quả không tưởng. Trà gừng giúp chống lại virus, khiến cơ thể ra mồ hôi và giảm nhiệt độ cơ thể. Nó cũng làm ấm họng, thông mũi, loãng đờm để dễ đào thải chúng ra ngoài khi bé ho. Bên cạnh các dùng như trà, bạn có thể cho bé nhai hoặc ngậm một lát gừng tẩm mật ong.
Trẻ ho có đờm kiêng ăn gì?
-
Sữa bò
Sữa bò là thực phẩm quen thuộc trong bữa ăn của bé. Nhưng nếu trẻ bị ốm, ho có đờm, sữa bò sẽ làm tình trạng tắc nghẽn của ống phế quản thêm trầm trọng. Bạn cần ngưng cho bé sử dụng chúng trong thời gian trị bệnh của trẻ và thay thế bằng phô mai hay sữa đậu nành.
-
Một số trái cây và rau củ
Khi bé bị nhiễm trùng cổ họng gây nên ho có đờm, bạn nên tránh cho bé ăn các loại hoa quả như: Nho, chuối, vải thiều, dưa hấu, cùi dừa non, cam để quá trình hồi phục nhanh hơn. Dưa chuột, bí ngô, mướp đắng cũng không được khuyên dùng khi trẻ cảm lạnh do tính làm mát của chúng.
-
Đường và các loại kẹo cứng
Ăn quá nhiều đường không tốt cho bất kỳ ai, đặc biệt là trẻ nhỏ đang bị ho có đờm vì chúng làm tình trạng họng thêm tồi tệ.
-
Đồ ăn cay và dầu mỡ
Các loại thức ăn quá cay hay quá dầu mỡ sẽ làm cổ họng của trẻ bị kích ứng, làm cơn ho nặng thêm. Vì vậy, bạn nên để trẻ tránh xa những đồ ăn này.
-
Sữa đông
Sữa đông làm mát cơ thể nên có thể khiến bệnh cảm và triệu chứng ho tiến triển xấu đi. Đây là một loại thực phẩm cần hạn chế cho bé khi ho có đờm.
Hy vọng bài viết trên đã cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích xoay quanh vấn đề “trẻ ho có đờm nên ăn gì?”. Mùa lạnh đang về, bạn hãy dành nhiều sự quan tâm ấm áp nhất cho các bé!
Theo: who.org.vn