Tổ chức UNESCO đã quá quen thuộc, và được nhắc đến rất nhiều trên các phương tiện truyền thông, và báo chí. Tuy nhiên UNESCO là gì thì không phải ai cũng biết.
UNESCO là gì?
Khi nhắc đến tổ chức UNESCO thì nhiều bạn đã từng nghe nói, cũng như biết đến, nhưng khi hỏi đến UNESCO là gì thì nhiều người trong chúng ta không biết đến, và tổ chức này hoạt động nhằm mục đích gì?
UNESCO là tên viết tắt của từ United Nations Educationnal Scientific and Cultural Organization tức là tổ chức giáo dục, khoa học, và văn hóa của Liên hợp quốc.
Được biết đến là một tổ chức chuyên môn lớn của Liên hợp quốc, hoạt động với mục đích tạo sự gắn kết, hợp tác giữa các quốc gia về giáo dục, khoa học, văn hóa để đảm bảo sự tôn trọng công lý, pháp luật, nhân quyền và tự do cơ bản cho tất cả mọi người, không phân biệt giới tính, chủng tộc, tôn giáo.
Hiện nay UNESCO có 195 quốc gia và 9 quan sát viên, trụ sở chính của UNESCO được đặt tại Pari – Pháp, với hơn 50 văn phòng và các viện, trung tâm trực thuộc được đặt ở khắp nơi trên thế giới.
Các dự án nổi bật của UNESCO có thể nhắc đến như: Duy trì danh sách các di sản thế giới, khu dự trữ sinh quyển thế giới, di sản tư liệu thế giới, công viên địa chất toàn cầu, di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại…
Cơ cấu của UNESCO là gì?
NESCO hoạt động theo hệ thống phân quyền như sau: Cao nhất là Đại hội đồng, lãnh đạo Tổ chức giữa các Đại hội đồng chấp hành, Ban thư ký và Tổng giám đốc là cơ quan triển khai các hoạt động của tổ chức và các Ủy ban Quốc gia UNESCO tại các quốc gia thành viên là đầu mối quan hệ giữa UNESCO với các chính phủ thành viên. Cụ thể:
– Đại hội đồng: Đây là cơ quan quyền lực cao nhất, gồm đại biểu của các nước thành viên, họp hai năm một lần. Đại hội đồng sẽ quyết định đường lối, chính sách, kết nạp thành viên mới, bầu Hội đồng chấp hành và Tổng giám đốc, thông qua chương trình và biểu quyết ngân sách. Ngôn ngữ làm việc của đại hội đồng bao gồm: Tiếng Anh, tiếng Trung Quốc, tiếng Ả rập, tiếng Pháp, tiếng Nga và tiếng Tây Ban Nha.
– Hội đồng chấp hành: Là cơ quan thay mặt Đại hội đồng trong thời gian giữa hai kỳ họp của Đại hội đồng, giám sát sát việc thực hiện chương trình và quản lý ngân sách; duy trì quan hệ tham khảo ý kiến với Liên Hợp Quốc, Toà án quốc tế và các tổ chức quốc tế khác thuộc Liên Hợp Quốc; lập chương trình nghị sự và chuẩn bị cho Đại hội đồng; nghiên cứu dự thảo chương trình và ngân sách do Tổng giám đốc đệ trình và đưa dự thảo này ra Đại hội đồng với những ý kiến cần thiết; đề nghị kết nạp thành viên mới và giới thiệu người ứng cử vào chức vụ Tổng giám đốc. Hội đồng chấp hành gồm 58 ủy viên với nhiệm kỳ 4 năm.
– Ban thư ký: bao gồm Tổng Giám đốc và bộ máy công chức và nhân viên do Tổng Giám đốc tuyển dụng và bổ nhiệm. Là cơ quan thực hiện, bảo đảm hoạt động thường xuyên của UNESCO, thi hành nghị quyết của Đại hội đồng và hội đồng chấp hành nhất là việc thực hiện các chương trình đã được Đại hội đồng thông qua.
Tổng giám đốc được Đại hội đồng bầu cho một nhiệm kỳ 4 năm (trước đây nhiệm kỳ Tổng Giám đốc là 6 năm).
Chức năng, nhiệm vụ của UNESCO
Được thành lập vào ngày 16/11/1945, UNESCO hoạt động với mục đích “thắt chặt sự hợp tác giữa các quốc gia về giáo dục, khoa học và văn hóa để đảm bảo sự tôn trọng công lý, luật pháp, nhân quyền, tự do cơ bản cho tất cả mọi người không phân biệt chủng tộc, nam nữ, ngôn ngữ, tôn giáo mà Hiến chương Liên Hợp Quốc đã công nhận đối với tất cả các dân tộc”. Điều này được ghi rõ trong Công ước thành lập UNESCO.
UNESCO hoạt động với nhiều chức năng, nhiệm vụ. Trong đó, 3 chức năng chính bao gồm:
– Khuyến khích sự hiểu biết và thông cảm lẫn nhau giữa các dân tộc thông qua những phương tiện thông tin rộng rãi. Khuyến nghị những hiệp định quốc tế cần thiết để khuyến khích tự do giao lưu tư tưởng bằng ngôn ngữ và hình ảnh.
– Thúc đẩy việc giáo dục quần chúng và truyền bá văn hóa bằng cách:
+ Hợp tác với các nước thành viên trong việc phát triển các hoạt động giáo dục theo yêu cầu của từng nước.
+ Hợp tác giữa các quốc gia nhằm thực hiện từng bước lý tưởng bình đẳng về giáo dục cho mọi người, không phân biệt chủng tộc, nam nữ hoặc bất cứ sự khác biệt nào khác về kinh tế hay xã hội.
+ Đề xuất những phương pháp giáo dục thích hợp để luyện tập thiếu nhi toàn thế giới về trách nhiệm của con người tự do.
– Duy trì, tăng cường và truyền bá kiến thức bằng cách:
+ Bảo tồn và bảo vệ di sản thế giới về sách báo, tác phẩm nghệ thuật và các công trình lịch sử hay khoa học. Khuyến nghị với các nước hữu quan về các Công ước quốc tế cần thiết.
+ Khuyến khích hợp tác giữa các quốc gia về tất cả các ngành hoạt động trí óc. Trao đổi quốc tế những người có kinh nghiệm trong lĩnh vực giáo dục, khoa học và văn hóa kể cả trao đổi sách báo, tác phẩm nghệ thuật, dụng cụ thí nghiệm và mọi tư liệu có ích.
+ Tạo điều kiện thuận lợi cho các dân tộc tiếp xúc với các xuất bản phẩm của mỗi nước thông qua các phương pháp hợp tác quốc tế thích hợp.
Tổng kết:
Trên đây chúng tôi đã đưa tới Quý bạn đọc bài viết với chủ đề UNESCO là gì? Chúng tôi hy vọng với những thông tin này Quý vị đã phần nào hiểu hơn về tổ chức chuyên môn lớn này của Liên Hợp Quốc. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào liên quan, Quý vị đừng ngần ngại liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ và giải đáp.