Nhắc đến quỹ nhi đồng Liên Hợp Quốc thì nhiều bạn đã nghe nói đến, nhưng khi nói đến UNICEF thì không phải ai cũng biết, và rất thắc mắc UNICEF là gì? Và hoạt động nhằm mục đích nào?
UNICEF là gì?
Quỹ nhi đồng Liên Hiệp Quốc được viết tắt là UNICEF, là một quỹ cứu tế được thành lập bởi Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc, vào ngày 11 tháng 12 năm 1946.
Đến năm 1953 Liên hiệp quốc thay tên thành quỹ khẩn cấp nhi đồng quốc tế Liên hợp quốc, được biết đến dưới tên là cơ quan cứu trợ nhi đồng Liên hiệp quốc.
Do vậy, với câu hỏi UNICEF là gì? Bạn đã có câu trả lời cho mình, cũng như biết được tổ chức UNICEF được thành lập để đảm bảo mọi trẻ em trên toàn thế giới đều được khỏe mạnh, được học tập và an toàn. Đồng thời UNICEF luôn nỗ lực cùng với chính phủ của các nước, đối tác và người dân vượt qua những trở ngại đói nghèo, bạo lực, bệnh tật, cũng như phân biệt đối xử trên con đường đời của một đứa trẻ.
Các hoạt động nổi bật của UNICEF là gì?
Sứ mệnh của UNICEF là gì? Thực tế quỹ nhi đồng Liên Hợp Quốc luôn thực hiện theo phương châm trẻ em có quyền được sống trong một xã hội công bằng, nơi mà tiếng nói của trẻ em được lắng nghe và nhu cầu của các em đều được đáp ứng.
UNICEF có uy tín trên toàn thế giới, và có ảnh hưởng tích cực đến các nhà lãnh đạo, đối tác, nhà hoạch định ở cấp cơ sở để biến những ý tưởng sáng tạo thành hiện thực.
Những hoạt động ấn tượng của UNICEF là gì?
Có thể kể đến như:
- 1946: Chiến dịch thực phẩm cho Châu Âu- sau thế chiến thứ hai trẻ em tại Châu Âu bị nạn đói, và bệnh tật lan tràn.
- 1953: UNICEF trở thành một bộ phận thường trực của Liên hợp quốc, bắt đầu chiến dịch bài trừ bệnh yaws, một chứng bệnh tàn phá cơ thể của rất nhiều trẻ em, nhưng có thể chữa khỏi bằng thuốc penicillin.
- 1959: Tuyên bố về “ Quyền trẻ em”- Liên hiệp quốc tuyên bố về “ Quyền trẻ em”- mọi trẻ em đều có quyền được bảo vệ, giáo dục, chăm lo sức khỏe, chỗ ở và dinh dưỡng.
- 1961: Giáo dục thúc đẩy và giúp đỡ các quốc gia về vấn đề giáo dục trẻ em.
- 1979: Năm quốc tế trẻ em.
- 1982: “ Cách mạng về sự sống còn và phát triển của trẻ em”.
- 1987: Cuộc khảo cứu” thay đổi bộ mặt kinh tế và bộ mặt nhân loại” khiến cho thế giới phải lưu tâm đến vấn đề bảo vệ phụ nữ, và trẻ em đối phó với các tác hại của thay đổi kinh tế tại các quốc gia nghèo.
- 1990: Hội nghị quốc tế về trẻ em.
- 1996: Chiến tranh và trẻ em.
- 2001: Chiến dịch nói “ đồng ý” cho trẻ em- một phong trào toàn cầu khuyến khích mọi người tạo thay đổi thế giới bằng cách lưu tâm đến trẻ em.