Viêm gan B là bệnh lý do virus HBV gây ra. Bệnh có hai thời kỳ phát triển là viêm gan B cấp tính và viêm gan B mãn tính. Thời gian ủ bệnh trung bình từ 3 đến 6 tháng. Vượt qua được thời gian này, cơ thể bệnh nhân sẽ tạo ra được các kháng thể để chống lại virus, sau này không có khả năng tái nhiễm và lây truyền cho người khác nữa. Ngược lại, nếu không vượt qua được, viêm gan B sẽ chuyển từ cấp tính sang mãn tính và gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng.
Đối tượng mắc viêm gan B mạn tính
Bất kỳ ai cũng có thể là đối tượng bị lây nhiễm virus HBV, từ trẻ sợ sinh, trở nhỏ cho đến người trưởng thành. Tuy nhiên, mức độ phát triển bệnh và hồi phục ở mỗi đối tượng lại khác nhau. Cụ thể:
Ở trẻ sơ sinh, do sức đề kháng còn rất yếu lên chỉ có 10% số ca nhiễm bệnh có khả năng loại bỏ virus ra khỏi cơ thể và trở lại bình thường, còn lại 90% trường hợp mắc viêm gan B sẽ chuyển sang mãn tính.
Ở trẻ nhỏ trong độ tuổi từ 1 đến 5, tỷ lệ mắc viêm gan B mạn tính và hồi phục là 50/50.
Đối với người trưởng thành, 90% sẽ loại bỏ được virus ra khỏi cơ thể và hồi phục hoàn toàn, chỉ có 10% bệnh nhân là không có khả năng để loại bỏ virus này.
Triệu chứng của viêm gan B mãn tính
Viêm gan B được xem là căn bệnh phát triển một cách khá thầm lặng. Bệnh chỉ được phát hiện thông qua các xét nghiệm y tế chuyên biệt hoặc khi bệnh chuyển nặng với các triệu chứng biểu hiện rõ ràng. Người mắc bệnh có thể nhìn trong khỏe mạnh, nhưng thực chất là gan đang dần dần bị hủy hoại của loại virus này.
Các triệu chứng điển hình của người mắc viêm gan B mãn tính là:
- Khó chịu, mệt mỏi, chán ăn, sốt nhẹ kéo dài. Đây là những triệu chứng ban đầu của bệnh. Nhiều bệnh nhân cảm thấy những cơn đau tức từng đợt ở phần bụng trên, ngay dưới ngực, là vị trí của gan.
- Tiếp đó là việc chức năng của gan bị suy giảm, sinh ra nhiều tác động tới các cơ quan khác.
- Chức năng gan bị suy giảm khiến cho cơ thể người bệnh nổi mụn toàn thân, ở phụ nữ có thể là chậm kinh hoặc chấm dứt kinh.
- Da và mắt chuyển màu vàng do sự lưu thông của dịch mật sang gan bị chặn lại.
- Cơ thể cảm thấy nóng rát, ngứa ngáy, phát ban.
- Do chức năng gan không hoạt động tốt nên người bệnh cảm thấy chán ăn, bỏ ăn, hay có cảm giác buồn nôn, ói mửa.
- Nước tiểu có màu đậm hơn bình thường, phân có thể màu xám hoặc đen.
- Chức năng của phổi , thận, tuyến giáp bị ảnh hưởng và suy yếu.
- Khi gan bị tổn thương và chức năng bị suy giảm nghiêm trọng có thể dẫn đến tình trạng não gan hay hôn mê gan. Bệnh não gan có thể khiến bệnh nhân hôn mê và tử vong.
- Những biểu hiện tiêu biểu của não gan là suy nhược tinh thần, suy giảm trí nhớ, không giữ được cân bằng cơ thể, hay buồn ngủ, mất trí nhớ, hôn mê kéo dài.
- Mọi hoạt động của người bệnh lúc này đều cần phải có sự giúp đỡ của người khác, chức năng bị rối loạn và không kiểm soát được cảm xúc của bản thân mình.
Chẩn đoán viêm gan B mạn tính như thế nào?
Như đã nói, viêm gan B được chia làm 2 giai đoạn là viêm gan B cấp tính và viêm gan B mạn tính.
Ở giai đoạn cấp tính, các dấu hiệu của bệnh không được rõ ràng nên bệnh chỉ được phát hiện bằng việc thực hiện các xét nghiệm máu và xét nghiệm chuyên biệt khác.
Qua thời kỳ cấp tính, tức là qua 6 tháng kể từ khi phát hiện bệnh, nếu trong các xét nghiệm mà cơ thể bạn vẫn bị dương tính với kháng nguyên virus viêm gan B HBsAg+, thì có nghĩa là bạn đã mắc viêm gan B mạn tính, thậm chí là mắc suốt cả cuộc đời.
Con đường lây nhiễm viêm gan B
Phải khẳng định chắc chắn viêm gan B là căn bệnh rất dễ lây lan, đặc biệt là ở những khu vực có mật độ dân cư cao.
Cách thức lây bệnh đơn giản nhất là sự tiếp xúc của người bình thường với dịch tiết của người bệnh. Các con đường lây nhiễm viêm gan B phổ biến là:
- Truyền từ mẹ sang con khi mang thai.
- Quan hệ tình dục với người bệnh không sử dụng bao cao su.
- Sử dụng chung bơm kim tiêm.
- Sử dụng chung các vật dụng sinh hoạt cá nhân như bàn chải, dao cạo râu…với người bệnh.
- Truyền máu.
Tuy nhiên, người bệnh cũng như người nhà bệnh nhân cũng cần biết được rằng, viêm gan B không thể lây truyền qua các con đường:
- Tiếp xúc ôm, ho.
- Qua vết côn trùng đốt.
- Dùng chung nhà tắm, bơi chung một hồ bơi.
- Trẻ đã tiêm vắc xin không bị lây truyền khi bú mẹ.
Viêm gan B mạn tính có nguy hiểm không?
Viêm gan B là căn bệnh rất nguy hiểm, đặc biệt khi đã chuyển sang giai đoạn mãn tính. Theo các số liệu thống kê có từ 12 đến 16 triệu người Việt Nam mắc bệnh, con số này chiếm từ 10 đến 20% dân số.
Viêm gan B mãn tính nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách có thể chuyển sang xơ gan, ung thư gan và dẫn tới tử vong.
Xơ gan
Các virus viêm gan B tấn công gan gây ra các tổn thương cho gan và hình thành các mô sẹo. Số lượng các mô sẹo càng nhiều thì chức năng của gan càng bị suy giảm. Giai đoạn cuối của bệnh tình này là xơ gan cổ trướng. Đặc điểm của bệnh nhân ở giai đoạn này là cơ thể mệt mỏi, bụng trương phình, rối loạn tiêu hóa, chán ăn, sút cân…
Khi đã tới giai đoạn này thì bệnh nhân hoàn toàn không có khả năng hồi phục. Việc điều trị lúc này chỉ kéo dài sự sống. Bệnh nhân có thể tử vong do nhiễm khuẩn, chảy máu hệ tiêu hóa hoặc não gan.
Ung thư gan
Là một biến chứng khác của viêm gan B mạn tính. Đây là bệnh nguy hiểm, diễn biến nhanh, điều trị khó khăn, tỉ lệ tử vong cao. Khi bệnh nhân phát hiện được bệnh cũng là giai đoạn muộn màng.
Viêm gan B mãn tính có chữa được không?
Hiện nay chưa có phương pháp nào có thể điều trị dứt điểm viêm gan B mãn tính cả. Bệnh nhân mắc bệnh sẽ phải sống chung và điều trị bệnh suốt đời. Tuy nhiên, nếu biết cách bảo vệ gan tốt, họ có thể sống lâu, khỏe mạnh và ngăn ngừa việc lây nhiễm cho những người xung quanh.
Điều trị viêm gan B mạn tính
Hiện nay, có nhiều cách để điều trị viêm gan B mạn tính, trong đó phổ biến nhất vẫn là dùng thuốc. Các loại thuốc chống virus như entecavir (Baraclude), tenofovir (Viread), lamivudine (Epivir), adefovir (Hepsera) và telbivudine (Tyzeka) giúp kiểm soát tình trạng bệnh và làm giảm sự tổn thương cho gan.
Khi mức độ tổn thương trở nên nặng nề, nếu trong điều kiện đầy đủ thì có thể tiến hành các ca ghép gan, thay thế gan bị tổn thương bằng gan từ người hiến tặng.
Viêm gan B mạn tính là bệnh nguy hiểm, có thể đe dọa tới tính mạng của người bệnh. Do đó, cần đi khám thường bệnh thường xuyên để sớm phát hiện bệnh, đồng thời thực hiện nghiêm túc việc điều trị và phòng ngừa bệnh.