Viêm phế quản là bệnh về đường hô hấp thường gặp ở mọi lứa tuổi. Bệnh ảnh hưởng đến sức khỏe và sinh hoạt của người bệnh. Để điều trị viêm phế quản có nhiều cách, trong đó chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng. Vậy, viêm phế quản nên ăn gì và kiêng ăn gì để tốt cho bệnh?
Viêm phế quản nên ăn gì?
Một chế độ dinh dưỡng tốt giúp hỗ trợ kiểm soát và điều trị viêm phế quản tốt. Nếu bạn đang tìm hiểu viêm phế quản nên ăn gì, hãy tham khảo một số thực phẩm tốt dưới đây:
Trái cây giàu vitamin C
Vitamin C rất tốt cho cơ thể con người bởi khả năng kháng khuẩn và sản xuất interferon ngăn ngừa vi khuẩn tấn công. Chính vì vậy, người bị viêm phế quản được khuyên bổ sung nhiều thực phẩm giàu vitamin C như các loại trái cây cam, chanh, bưởi, ổi… để chống lại tác động xấu từ môi trường bên ngoài.
Các loại rau xanh
Các loại rau xanh được chứng minh chứa nhiều khoáng chất và vitamin tốt cho hệ miễn dịch cũng như sức đề kháng của con người. Hơn nữa, rau xanh còn giúp phòng ngừa và hạn chế các bệnh lý về hô hấp hiệu quả. Do đó, những người bị viêm phế quản được khuyến nghị nên bổ sung rau xanh vào chế độ dinh dưỡng hàng ngày.
Các loại rau xanh tốt cho sức khỏe nói chung và bệnh viêm phế quản nói riêng là: Rau bina, cải xoong, bông cải xanh, ớt chuông… Người bệnh nên chế biến rau xanh dưới dạng hấp, luộc, hạn chế chiên xào ảnh hưởng đến sức khỏe.
Gia vị tính cay có lợi
Các gia vị cay có lợi như tiêu, ớt, mù tạt… được đánh giá là tốt cho người bệnh viêm phế quản. Bởi các thực phẩm này có chứa capsaicin có tác dụng làm loãng các chất nhầy trong phổi để cải thiện tình trạng ho có đờm khi bị viêm phế quản. Tuy nhiên, người bệnh chỉ nên bổ sung một lượng hợp lý để tránh gây tình trạng nóng trong và khó chịu.
Uống đủ nước
Nước rất tốt cho người bị viêm phế quản bởi nó giúp làm giảm chất nhầy trong cơ thể tống chất nhầy này ra ngoài một cách dễ dàng hơn. Thêm vào đó, uống nhiều nước giúp phòng ngừa tình trạng mất nước do sốt của bệnh viêm phế quản.
Người bị viêm phế quản nên uống ít nhất 2 lít nước mỗi ngày và tốt nhất là nước ấm để tránh gây kích ứng khu vực phế quản sưng, viêm. Ngoài nước lọc, người bệnh có thể bổ sung các loại nước ép rau củ tốt cho sức khỏe.
Sử dụng mật ong
Mật ong được xem là một dược liệu tự nhiên có tính kháng sinh tốt. Chính vì vậy, sử dụng mật ong giúp tăng cường sức khỏe cơ thể và phòng ngừa các tác nhân gây bệnh hiệu quả. Trong mật ong, có chất kháng viêm tự nhiên giúp làm dịu sự kích thích của các chất nhầy từ đó cải thiện tình trạng viêm phế quản khá tốt.
Khi bị viêm phế quản, người bệnh có thể sử dụng mật ong pha chanh ấm, trà gừng hoặc các loại thảo dược khác để uống mỗi ngày. Lưu ý các bài thuốc từ mật ong thường có hiệu quả chậm hơn thuốc tây do đó người bệnh cần kiên trì trong quá trình sử dụng.
Thực phẩm có tính kháng sinh
Các thực phẩm có tính kháng sinh tự nhiên như tỏi, hành tây đều rất tốt cho người bị viêm phế quản. Trong đó, tỏi giúp làm chậm quá trình sản xuất lipoxygenase – một tác nhân gây viêm trong mô phổi đồng thời tỏi giúp đẩy nhanh quá trình phục hồi phế quản bị viêm. Thêm vào đó, tỏi còn chứa các hợp chất lưu huỳnh và allicin rất có lợi cho sức khỏe, giúp ngăn ngừa nhiễm trùng xảy ra vì cảm lạnh hoặc cúm.
Hành tây cũng được đánh giá cao bởi khả năng kháng sinh tự nhiên giúp chống lại các loại nhiễm trùng ảnh hưởng đến đường hô hấp và phổi. Chính vì vậy người bệnh viêm phế quản có thể sử dụng để giảm các triệu chứng bệnh hiệu quả.
Viêm phế quản kiêng ăn gì?
Ngoài những thực phẩm tốt nên bổ sung cho người bị viêm phế quản, người bệnh cũng cần chú ý tìm hiểu và tránh các loại thực phẩm không tốt như:
Thực phẩm chứa nhiều đường
Các loại thực phẩm chứa nhiều đường như bánh kẹo, mứt, nước ngọt có ga…sẽ làm lượng đường trong máu tăng cao đặc biệt có chỉ số HFCS (high-fructose corn syrup) có thể khiến tình trạng viêm phế quản của người bệnh không được cải thiện mà còn gây tắc nghẽn, khó thở hơn. Do đó, những người bị viêm phế quản cần chú ý để hạn chế nhóm thực phẩm này trong khẩu phần ăn.
Hạn chế các loại thịt đỏ và thịt chế biến sẵn
Các loại thịt đỏ như thịt bò, thịt cừu và thịt chế biến sẵn như thịt xông khói, xúc xích, dăm bông… đều không tốt và cần hạn chế ở người bị viêm phế quản. Bởi lẽ những thực phẩm này có đặc tính tăng viêm và làm tình trạng bệnh hô hấp tiến triển nặng hơn.
Thực phẩm có tính chua
Thực phẩm có tính chua khiến niêm mạc họng bị kích thích gây ho nhiều hơn. Thêm vào đó, tình trạng kích ứng ở niêm mạc họng kéo dài dẫn đến viêm loét, nhiễm trùng và các biến chứng viêm phế quản cực kỳ nguy hiểm.
Những thực phẩm có tính chua cao còn khiến người bệnh gặp vấn đề đờm đặc quánh, kết dính, khó chịu ở cổ họng. Do đó, người bị viêm phế quản cần tránh những thực phẩm mang tính chua hoặc lạm dụng chúng trong khẩu phần ăn.
Đồ ăn nhiều ăn dầu mỡ
Các loại đồ ăn nhiều dầu mỡ sẽ làm nghiêm trọng hơn triệu chứng bệnh viêm phế quản bởi chúng chứa nhiều chất béo bão hòa và chất oxy hóa. Chính vì vậy, người bệnh viêm phế quản được khuyến nghị hạn chế thực phẩm chiên rán, đồ ăn nhanh để giảm áp lực lên vùng phế quản.
Trên đây là tổng hợp danh sách viêm phế quản nên ăn gì và kiêng ăn gì. Nhìn chung, viêm phế quản là một bệnh cần điều trị kiên trì, do đó ngoài chế độ dinh dưỡng người bệnh cần chú ý tập luyện kết hợp với điều trị theo chỉ định của bác sĩ để bệnh thuyên giảm nhanh.