Trẻ sơ sinh có sức đề kháng suy yếu nên rất hay gặp phải các bệnh liên quan đến đường hô hấp nếu như không chăm sóc đúng cách. Trong đó điển hình là viêm phế quản ở trẻ sơ sinh. Bệnh khi không được phát hiện và chữa trị kịp thời thì rất dễ hình thành lên những biến chứng nguy hiểm cho cơ thể. Chính vì vậy nếu gia đình nào đang có trẻ nhỏ thì phải nắm được các thông tin tổng quan của bệnh để từ đó có hướng khắc phục và phòng ngừa hiệu quả.
Dấu hiệu viêm phế quản ở trẻ sơ sinh
Viêm phế quản ở trẻ sơ sinh hay còn được gọi là sưng cuống phổi. Xét về cơ bản thì căn bệnh chính là hiện tượng niêm mạc phế quản bị viêm cấp tính nhưng chưa gây tổn thương xuống đến phổi. Theo đó chúng thường có các dạng phổ biến thường gặp là:
- Viêm thanh khí phế quản
- Viêm tiểu phế quản
- Viêm phế quản cấp
- Viêm phế quản bội nhiễm
Ngay khi mới bắt đầu khởi phát thì trẻ sơ sinh thường xuất hiện các dấu hiệu điển hình như sổ mũi, hắt hơi, ho và sốt nhẹ. Cộng với đó con có thể bỏ bú, nôn trớ hoặc thở khò khè. Sau khoảng 3 ngày thì bệnh bắt đầu chuyển sang đoạn bệnh toàn phát. Tại thời điểm này trẻ bắt đầu bị sốt cao trên 38.5°C kèm ho có đờm. Ngoài ra cũng có thêm chứng bỏ bú, khó thở, thở khò khè, không chơi đùa và mệt mỏi.
Sau đây là một vài dấu hiệu bệnh ở trẻ sơ sinh diễn biến nặng theo chiều hướng đi xuống nếu như không được chữa trị đúng lúc và dứt điểm.
- Sốt cao: Có thể sốt lên đến 40°C, sốt kiểu li bì đến mức đã uống thuốc hạ sốt rồi vẫn mà cơ thể vẫn không hạ nhiều mà thậm chí còn xuất hiện thêm chứng co giật.
- Khó thở: Bé thở khò khè kiểu rất khó thở, lồng ngực co thắt cũng như hình thành hiện tượng rút lõm dưới xương ức.
- Sổ mũi, ho co thắt, ho có đờm: Nước mũi có màu vàng hoặc xanh trông rất đặc. Kết hợp với đó bé có thể bị nôn trớ, chán ăn, rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy,…
- Một khi bệnh chuyển nặng và nguy hiểm thì phụ huynh sẽ thấy đầu lưỡi, quanh môi hoặc toàn thân,… trẻ tím tái.
Nguyên nhân viêm phế quản ở trẻ sơ sinh
Có rất nhiều nguyên nhân tác động khiến cho hình thành lên căn bệnh ở trẻ sơ sinh. Dưới đây có một vài tác nhân chính phổ biến gồm:
- Bị nhiễm khuẩn: Đường hô hấp bị nhiễm khuẩn chính là một trong những nguyên nhân phổ biến hình thành bệnh trẻ sơ sinh. Điển hình là các loại vi khuẩn luôn luôn có ở họng và khoang mũi như liên cầu khuẩn, tụ cầu khuẩn, phế cầu khuẩn,… Thời điểm 6 tháng đầu trẻ bú mẹ, các kháng thể từ sữa của mẹ sẽ giúp cho bé ngăn chặn được vi khuẩn gây bệnh. Nhưng một khi sức đề kháng suy yếu thì gặp bệnh chỉ là chuyện sớm muộn mà thôi.
- Ô nhiễm bầu không khí: Nếu trẻ sống bên trong môi trường thường xuyên bị ô nhiễm không khí, hít phải khói thuốc lá, chất bụi bẩn và mùi hóa chất từ sơn bàn ghế, sơn tường,… thì nó cũng là một tác nhân góp phần phát sinh viêm phế quản trẻ sơ sinh.
- Thời tiết thay đổi: Trẻ sơ sinh mới sinh ra sẽ có sức đề kháng chưa hoàn thiện và còn yếu nên chỉ cần thay đổi thời tiết đột ngột từ lạnh sang nóng hoặc ngược lại là sẽ khiến cho cơ thể không kịp thích nghi và hình thành bệnh.
Cách trị viêm phế quản cho trẻ sơ sinh
Như đã đề cập trẻ sơ sinh có sức đề kháng bị suy yếu và là đối tượng dễ bị mắc phải các bệnh liên quan đến đường hô hấp nhất nên phụ huynh tuyệt đối không được tự ý cho con dùng kháng sinh. Đặc biệt ngay khi nhận biết còn bị bệnh thì cần phải chú ý một số vấn đề quan trọng sau:
- Giữ ấm và tăng cường cho con bú sữa mẹ, dùng nước ấm để cho đường khí quản được ấm hơn và tránh cho con nằm trong phòng điều hòa bật nhiệt độ chênh lệch nhiều so với mức nhiệt bên ngoài.
- Vệ sinh mũi cho trẻ sạch sẽ bằng nước muối sinh lý, dùng tăm bông để thấm hết nước muối trên trong hoặc mẹ có thể dùng nước muối sinh lý dạng nhỏ.
- Nếu trẻ sơ sinh bị sốt thì mẹ hãy hạ sốt bằng thuốc theo đúng chỉ định từ bác sĩ hoặc là chườm ấm cơ thể để giúp hạ thân nhiệt. Ngoài ra cần dùng kết hợp với thuốc loãng đờm để cho đường dẫn khí được thông thoáng hơn.
Đáng nói căn bệnh này nếu không được chữa trị đúng lúc và kịp thời thì chắc chắn sẽ gây ra nhiều nguy hiểm đến với bé. Hơn nữa khi để quá lâu còn gây khó khăn khi chữa trị, bệnh hay tái phát đi tái phát lại. Chính vì thế hãy nhanh chóng đưa con yêu đi gặp bác sĩ chuyên khoa ngay nếu nhận thấy các dấu hiệu đã đề cập ở trên.
Vậy có những cách nào để giúp cho con yêu không gặp phải triệu chứng viêm phế quản? Cách mẹ nên thực hiện một số phương pháp sau:
- Cho con bú sữa mẹ hoàn bộ trong 6 tháng đầu để chúng có được sức đề kháng và hệ miễn dịch tốt nhất.
- Giữ ấm cho cơ thể, hạn chế nằm trong phòng điều hòa có nền nhiệt chênh lệch cao so với bên ngoài. Tốt nhất chỉ chênh khoảng 2 – 3° mà thôi.
- Thường xuyên vệ sinh tai – mũi – họng thường xuyên cho bé để hỗ trợ ngăn ngừa các loại vi khuẩn gây hại tấn công. Đồng thời vệ sinh sạch sẽ chăn gối bé dùng, đảm bảo cho phòng ngủ luôn được khô thoáng và mát mẻ.
- Tránh cho trẻ tiếp xúc nhiều với bụi bẩn, lông thú, phấn hóa hay các khu vực hay có mùi thuốc lá, khói bụi và hóa chất.
Trên đây là những thông tin chia sẻ về căn bệnh viêm phế quản ở trẻ sơ sinh mà chúng tôi muốn gửi đến cho bạn đọc tham khảo. Mong rằng bài viết đã giúp ích rất nhiều cho các gia đình có trẻ nhỏ cái nhìn rõ ràng nhất bệnh căn bệnh này. Từ đó biết cách nhận biết, hướng xử lý và cách phòng ngừa phù hợp để đảm bảo cho con yêu có một sức khỏe tốt nhất. Hãy duy trì việc thăm khám sức khỏe định kỳ để kịp thời phát hiện và chữa trị ngay từ khi bệnh mới có dấu hiệu khởi phát. Cảm ơn bạn đã quan tâm và đón đọc bài viết.