Viêm phế quản được cho là một trong số những bệnh lý đường hô hấp có khả năng xuất hiện nhiều nhất, chúng gây nên tình trạng ho kèm đờm, mệt mỏi, khó thở và nguy cơ tắc nghẽn phổi. Bệnh thường bị nhầm lẫn với các bệnh hô hấp khác nên rất dễ sinh tâm lý chủ quan cho người bệnh. Vậy viêm phế quản uống thuốc gì để mau khỏi? Mời bạn đọc cùng tham khảo thông tin từ bài viết dưới đây.
Viêm phế quản uống thuốc gì?
Căn bệnh này thường có biểu hiện tương tự với một số bệnh lý đường hô hấp khác, vì vậy mà có tình trạng người bệnh bị nhầm lẫn và có tâm lý chủ quan, tự ý điều trị dẫn tới các biến chứng ảnh hưởng đến sức khoẻ. Vậy bị viêm phế quản nên uống thuốc gì? Bạn đọc có thể tham khảo ý kiến bác sĩ cùng một số loại thuốc dưới đây để điều trị bệnh.
- Thuốc kháng viêm: Tuỳ vào mức độ bệnh khác nhau sẽ được bác sĩ chỉ định dùng các loại thuốc kháng viêm không giống nhau. Nhóm kháng viêm có chứa corticoid thường đem lại hiệu quả nhanh chóng, tuy nhiên chúng lại gây ra nhiều phản ứng phụ và làm tổn thương phần niêm mạc dạ dày. Còn với các dạng thuốc xịt thì thường được ưu tiên dùng nhiều hơn, đối với bệnh nhân viêm phế quản nặng có thể được chỉ định dùng thuốc bằng đường tiêm. Thế nhưng tất cả các loại thuốc kháng viêm trên đều phải được sự cho phép cũng như chỉ định về liều dùng, thời gian, cách dùng từ bác sĩ để hạn chế tối đa nhất các tác dụng nguy hại cho cơ thể.
- Thuốc kháng sinh: Đối với những bệnh nhân mắc viêm phế quản dạng thông thường sẽ không cần dùng đến kháng sinh. Thuốc chỉ được chỉ định dùng khi nguyên nhân gây bệnh là do vi khuẩn sinh viêm nhiễm để hạn chế tình trạng kháng thuốc. Dấu hiệu nhận biết thông thường của bệnh dạng nhiễm khuẩn là ho kèm đờm mủ kéo dài không có xu hướng thuyên giảm. Thời điểm này, bệnh nhân cần sử dụng amoxicillin, penicillin, beta lactam, ampicillin, quinolone, macrolide,…
- Thuốc long đờm, giảm ho: Mục tiêu khi sử dụng loại thuốc này là giúp bệnh nhân giảm dịch, tiêu đờm cùng các chất nhầy kích thích cơn ho tại niêm mạc, đồng thời giúp khai thông đường thở, không khi đi lại được dễ dàng hơn. Một số loại thuốc thường dùng phải kể đến như carbocystein, acetylcysteine, natri benzoat, dextromethorphan,… Đặc biệt, loại thuốc salbutamol nhằm giãn phế quản chỉ được chỉ định dùng đối với trường hợp bị tắc nghẽn phổi.
- Thuốc chống virus: Thuốc chống virus được chỉ định dùng cho các đối tượng bị viêm phế quản do căn nguyên là virus gây nên. Tuy nhiên, bệnh ở thể này thường có xu hướng điều trị khá khó khăn bởi virus thường sinh sống và tồn tại ở trong tế bào. Thế nhưng nếu như người bệnh có sức đề kháng và các đáp ứng tốt thì chỉ sau từ 7-10 ngày là bệnh sẽ khỏi.
Song song với quá trình điều trị bệnh bằng thuốc tây, bạn cần chú ý thường xuyên vệ sinh đường thở bằng các loại dung dịch vệ sinh hoặc nước muối, cùng với đó là chế độ ăn uống, tập luyện hợp lý nhằm nâng cao sức đề kháng cho cơ thể.
Thuốc nam trị viêm phế quản
Bên cạnh việc sử dụng thuốc tây y thì đã có rất nhiều người bệnh ưu tiên sử dụng các bài thuốc nam nhằm điều trị bệnh bởi chúng khá lành tính, có sẵn trong tự nhiên, dễ tìm kiếm mà chi phí lại vô cùng phải chăng. Hãy cùng chúng tôi điểm qua một vài cây thuốc nam được nhiều người sử dụng dưới đây.
- Hoa đu đủ đực trị viêm phế quản: Gồm 2 nguyên liệu chính cần chuẩn bị là 20 gram hoa đu đủ đực phơi khô và 50 gram đường phèn. Đem hoa đu đủ đi rửa sạch, để ráo nước rồi cho vào bát cùng đường phèn, sau đó đem đi hấp cách thuỷ trong khoảng 20-30 phút là được. Hỗn hợp dùng lúc còn ấm là hiệu quả nhất.
- Bài thuốc từ gừng, tía tô và cải xoong: Bài thuốc cần chuẩn bị 50 gram lá tía tô, 150 gram rau cải xoong và từ 3-5 lát gừng tươi. Cho tất cả nguyên liệu vào nồi đun cùng 3 bát con nước cho đến khi can chỉ còn 1 bát thì tắt bếp. Chia nước thuốc thánh 3 phần uống trong ngày và tốt nhất là vào lúc ấm.
- Bài thuốc trị viêm phế quản từ hoa cúc, lá bạc hà và dâu tằm: Nguyên liệu cần dùng gồm 12 gram mỗi loại dâu tằm, bạc hà, 8 gram lá canh và rau má, hoa cúc, lá hẹ mỗi loại 10 gram. Đem tất cả nguyên liệu đi sơ chế, rửa sạch để loại bỏ vi khuẩn rồi đổ vào ấm đun cùng 500-1000ml nước lọc. Sắc trên lửa nhỏ cho đến khi nước trong ấm chỉ còn ½ thì tắt bếp để nguội. Uống sau khi ăn, thuốc tốt hơn khi dùng ấm và uống 2 lần/ngày.
- Tỏi trắng chữa bệnh viêm phế quản: Bạn cần chuẩn bị 500 gram mỗi loại tỏi trắng và dấm, 200 gram đường đỏ. Đem tỏi sau khi bóc vỏ đi giã nát, đổ và bình thuỷ tinh rồi đổ đường và dấm vào lọ, dùng nắp đậy kín ủ trong 15-20 ngày. Bạn chỉ cần lấy khoảng 15-20ml cho mỗi lần sử dụng, ngày uống 3 lần.
Nhìn chung, có thể thấy rằng các bài thuốc nam điều trị bệnh viêm phế quản đều mang đến hiệu quả tốt nếu dùng đúng liều lượng, đúng đối tượng. Chính vì vậy, bạn nên tham khảo ý kiến từ bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn điều trị tốt nhất.
Thuốc đặc trị viêm phế quản
Nếu như các loại thuốc Tây y hoạt động theo cơ chế tiêu diệt triệu chứng biểu hiện ở phần ngọn thì với các bài thuốc Đông y là trái ngược hoàn toàn. Chúng thường đi sâu vào giải quyết tận gốc các căn nguyên gây bệnh dựa trên cơ chế hoá đàm, ôn phế. Phương pháp trên vừa giúp đẩy lùi các triệu chứng lại vừa ngăn chặn được các mầm mống sinh bệnh về lâu dài mà không lo đến các tác dụng phụ hay bệnh tái phát.
Chính bởi vậy mà hiện nay, có rất nhiều người bệnh đã quyết định sử dụng bài thuốc Đông y thay vì uống các loại thuốc Tây độc hại đến sức khoẻ. Đặc biệt, bạn có thể tham khảo bài thuốc Cao Bổ Phế từ nhà thuốc Tâm Minh Đường. Bài thuốc là thành quả của sự kế thừa những phương thuốc truyền thống cùng những nghiên cứu đổi mới sáng tạo của đội ngũ y bác sĩ trong 4 năm.
Theo đó, Cao bổ phế là bài thuốc phát minh nhằm đặc trị bệnh lý viêm phế quản, là kết tinh từ rất nhiều loại thảo dược quý hiếm mà cha ông ta đã áp dụng trị bệnh đường hô hấp từ xa xưa, cụ thể như:
- Cát cánh: Là vị dược liệu có tính ôn, vị đắng giúp trị đau họng, ho có đờm, viêm họng, khai thông phế khí, lợi yết, đẩy lùi tình trạng khàn tiếng.
- Trần bì: Trần bì có tính ấm, vị đắng cùng mùi thơm nhẹ có tác dụng tiêu đờm, điều hoà khí huyết, kiện tỳ, khu đàm, chống viêm, kháng khuẩn, giúp đường thở được thông thoáng.
- Kim ngân hoa: Đây là loại thảo dược Đông y này hoạt động như chất kháng sinh giúp kháng khuẩn từ tự nhiên, điều trị mẩn ngứa, mụn nhọt hiệu quả.
- Bách bộ: Được dùng với tác dụng tiêu diệt vi khuẩn, ký sinh trùng, kháng khuẩn, ức chế phản xạ ho, nhuận phế.
- Kinh giới: Rau kinh giới là thảo mộc có vị cay, hơi nồng và mùi thơm đặc trưng được dùng làm nguyên liệu trong các món ăn. Tuy nhiên, chúng còn được xem là vị thuốc giàu chất chống oxy hoá, tính kháng khuẩn cao giúp cân bằng nhiệt độ, ngăn ngừa tình trạng ho có đờm.
- Cải trời: Cải trời là loại thực vật mọc hoang dại ở nhiều nơi trên nước ta. Chúng được các nhà khoa học nghiên cứu chứng minh rằng có tác dụng tiêu viêm, giải độc, thanh can toả và giúp hạ sốt hiệu quả.
- Tang bạch bì: Vị thuốc còn có tên gọi khác là vỏ rễ cây dâu, chúng mang tính hàn, vị ngọt và không độc. Tác dụng chính là thanh nhiệt, dịu hen, đặc trị ho lâu ngày có đờm, phù thũng, hen, trướng bụng.
- La bạc tử: Thảo dược có vị ngọt, cay, tính bình, có công dụng trị ho, tiêu đờm, hỗ trợ hoạt động hệ tiêu hoá, lợi tiểu.
Nhờ vào sự kết hợp của các vị thảo dược quý mà Cao bổ phế của Tâm Minh Đường đem đến tác dụng đẩy lùi triệu chứng ho, sốt, mệt mỏi, thở khò khè cho người bệnh, đồng thời giúp tiêu diệt các vi khuẩn, nâng cao sức khoẻ, phục hồi tế bào phổi, từ đó ngăn ngừa tận gốc nguyên nhân gây bệnh.
Hy vọng rằng những thông tin bổ ích mà chúng tôi cung cấp ở trên đã phần nào giải đáp thắc mắc cho câu hỏi rằng bị viêm phế quản uống thuốc gì. Ngoài ra, người bệnh nên chủ động đến các cơ sở y tế uy tín để được thăm khám và đưa ra hướng điều trị, phòng ngừa bệnh hợp lý nhất.