Đa số các căn bệnh có tính truyền nhiễm thường có đặc trưng điển hình là diễn biến thầm lặng rồi gây nên nhiều biến chứng nguy hiểm cho cơ thể. Viêm phổi có lây không và nếu có lây thì qua đường nào chính là thắc mắc của rất nhiều bệnh nhân hiện nay. Để có câu trả lời chính xác nhất thì hãy tham khảo ngay bài viết dưới đây của chúng tôi nhé!
Viêm phổi có lây không?
Trước khi đi tìm hiểu thực hư căn bệnh này có lây không thì ta cần phải biết chính xác bệnh là gì? Cụ thể đây là hiện tượng các phế nang nằm trong phổi bị viêm do một yếu tố nào đó tác động gây nên, điển hình là vi khuẩn và virus. Bệnh có thể xuất hiện tại vị trí cố định, một số vùng hay toàn bộ phổi và thường xảy ra ở mọi lứa tuổi, không phân biệt giới tính, đặc biệt là người già và trẻ nhỏ vì có sức đề kháng yếu.
Đa số bệnh chỉ nhiễm được có một vài ngày là cơ thể sẽ bắt đầu xuất hiện các triệu chứng đặc trưng. Đặc biệt hoạt động hô hấp cũng bị ảnh hưởng rất nghiêm trọng. Nếu như không được phát hiện và chữa trị kịp thời thì chắc chắn gây ảnh hưởng đến tính mạng.
Vậy rốt cuộc viêm phổi có lây không? Câu trả lời là có, điều này đã được khoa học chứng minh rõ ràng bệnh có thể được lây từ người sang người nhanh chóng bằng nhiều hình thức khác nhau. Đáng chú ý, bệnh ở thể hít là dạng có khả năng lây nhiễm ít nhất còn 04 lại còn lại thì khả năng lây nhiễm cực kỳ cao.
Viêm phổi lây qua đường nào?
Các con đường lây nhiễm của viêm phổi tương đối đa dạng. Nhưng nhìn chung thì chúng sẽ thông qua 2 con đường chính sau:
Lây lan qua đường hô hấp
Ban đầu những tác nhân gây bệnh như vi khuẩn và virus sẽ tồn tại tập trung chủ yếu ở đường thở, tuyến nước bọt cũng như khoang miệng. Cụ thể liên cầu khuẩn hay tìm thấy tại khu vực hầu họng còn nhóm Mycoplasma thì lại tập trung ở niêm mạc họng, miệng cùng với cơ quan sinh dục, tự cầu khuẩn Staphylococcus tồn tại ở đường hô hấp và trong mũi. Bên cạnh đó một vài chủng virus như cúm hay virus RSV hợp bào,…. được tìm thấy trong dịch cơ thể, giọt bắn của bệnh nhân.
Mỗi khi bệnh nhân nói chuyện hay giao tiếp thì có thể lây dễ dàng cho những người đang khỏe mạnh. Điều này hoàn toàn đúng vì được khoa học chúng mình. Bằng giọt bắn khi người mắc bệnh khi ho, hắt hơi thì lượng vi khuẩn, virus hay nấm sẽ xuất hiện lơ lửng ngoài không khí, có cơ hội được tiếp xúc rồi xâm nhập vào bên trong cơ thể người bình thường rất dễ dàng.
Lây lan qua con đường gián tiếp
Ngoài đường hô hấp thì viêm phổi còn có lây lan bằng con đường gián tiếp chính là khi người bệnh cùng người bình thường tiếp xúc hay dùng chung các đồ vật như điện thoại, nắm cửa, tay cầm,… thì có thể sẽ lây truyền được bệnh sang cho nhau.
Nhưng bạn cần nhớ không phải cứ tiếp xúc hay giao tiếp gần cùng người bệnh thì bất cứ ai cũng bị mắc bệnh vì khi vi khuẩn, virus hoặc là nấm tiến hành xâm nhập thì hệ miễn dịch cơ thể bắt đầu thực hiện một cuộc tấn công để ngăn chặn và loại bỏ tác nhân này.
Với người mang sức đề kháng tốt thì chắc chắn độc tính của tác nhân gây hại không đủ mạnh làm cho họ nhiễm bệnh và ngược lại. Bên cạnh đó việc viêm phổi có lây được hay không còn phù thuộc khá nhiều vào tình hình sức khỏe hiện tại của họ nữa.
Viêm phổi có lây qua đường máu không?
Để xác định được chính xác căn bệnh này thường phát sinh từ hoạt động của vi khuẩn có hại ở trong môi trường, một khi đã xâm nhập thành công vào trong phổi thì tất nhiên chúng sẽ gây viêm cũng như làm cho hệ hô hấp suy yếu. Đó là qua đường hô hấp, còn liệu có lây lan được qua đường máu hay không thì các chuyên gia trong ngành vẫn chưa có đủ căn cứ chứng minh.
Mặc dù như vậy nhưng viêm phổi mà lây lan được qua đường máu thì cũng chính là một trong số những căn bệnh cơ hội của người nhiễm HIV vì con đường lây nhiễm của bệnh là thông qua đường máu. Vì thế bằng con đường này thì bệnh hoàn toàn mang khả năng lây nhiễm với các biểu hiện của bệnh như:
- Ho: Là một trong các dấu hiệu điển hình nhận biết bệnh lây lan bằng đường máu. Theo đó cơn ho này thường kéo dài nhiều giờ, có thể kết hợp thêm ho có đờm hoặc ho ra máu.
- Sốt: Các cơn ho xuất hiện từng đợt hoặc kéo dài liên tục. Khi có dấu hiệu trên thì người bệnh phải nhanh chóng di chuyển đến các cơ sở y tế để được thăm khám và chữa trị kịp thời.
- Cơn đau tức ngực: Tùy theo cơ địa từng người mà cơn đau tức ngực này sẽ xuất hiện theo tần suất nhiều hoặc ít. Bên cạnh đó còn hay cảm thấy mệt mỏi, người không có sức lực hoặc bị khó thở.
- Buồn nôn hoặc nôn: Mức độ nghiêm trọng nhất của người bị viêm phổi sẽ là nôn ra máu. Khi đó nhìn chung bệnh đã nặng và có nguy cơ chuyển thành ung thư phổi.
- Ngoài ra bệnh nhân còn cảm thấy mình hay bị ớn lạnh, chán ăn, ăn không ngon miệng, người đổ mồ hôi nhiều,…
Những người có nguy cơ lây nhiễm cao
Bên cạnh việc quan tâm đến vấn đề viêm phổi có lây không, bạn cũng cần biết những đối tượng nào có nguy cơ lây nhiễm cao nhất. Bởi nếu bạn đang nằm trong nhóm nguy cơ này thì nên thận trọng hoặc thăm khám bác sĩ để kiểm tra sức khỏe hiện tại của mình. Những điều kiện khiến bệnh tăng nguy cơ lây nhiễm bao gồm:
- Người sống trong những khu dân cư đông, nhiều người tụ tập và sinh sống.
- Người sinh hoạt trong môi trường có không khí ô nhiễm, ẩm thấp.
- Người đang nằm viện hoặc hoạt động nhiều trong bệnh viện, là đối tượng tiếp xúc nhiều với nguồn lây từ bệnh viện.
- Người khỏe mạnh nhưng ăn uống, sử dụng chung đồ cá nhân với người bệnh.
- Người không có thói quen rửa tay sau khi ra ngoài hoặc hắt hơi, xì mũi. Thói quen này sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn dễ dàng xâm nhập vào cơ thể.
Biện pháp phòng ngừa bệnh viêm phổi lây lan
Để phòng tránh nguy cơ lây nhiễm viêm phổi, bạn cần thực hiện đầy đủ những lưu ý sau:
- Hạn chế hoặc tránh hoàn toàn việc tiếp xúc gần với người bệnh mà không có khẩu trang, đồ bảo hộ. Hãy giữ khoảng cách nhất định khi nói chuyện để đảm bảo an toàn cho bản thân.
- Thường xuyên rửa tay sạch sẽ bằng xà phòng, nhất là khi ra ngoài về hay chạm vào những vật dụng cá nhân.
- Tuyệt đối không dùng chung đồ dùng cá nhân với người bệnh như bát đũa, khăn lau mặt, chậu rửa, chăn gối….
- Chủ động tiêm các loại vacxin phòng bệnh.
- Không khạc nhổ bừa bãi.
- Chỉ sử dụng thực phẩm có nguồn gốc, kiểm định rõ ràng, ăn chín uống sôi.
- Tuân thủ tuyệt đối chỉ định của bác sĩ để bảo vệ sức khỏe và cải thiện triệu chứng bệnh.
- Có chế độ, thực đơn ăn uống khoa học, cân bằng các nhóm chất để tăng cường sức đề kháng, phòng tránh bệnh tật.
- Không sử dụng rượu bia và các chất kích thích, tránh xa khói thuốc, khói bụi ô nhiễm.
- Luyện tập thể dục thể thao thường xuyên để nâng cao thể lực và sức khỏe.
- Luôn vệ sinh môi trường sống sạch sẽ, loại bỏ những yếu tố có thể gây bệnh như vi khuẩn, nấm mốc, virus… không cho chúng có điều kiện sinh sôi và phát triển.
Như vậy, bài viết đã chia sẻ những thông tin hữu ích xung quanh vấn đề viêm phổi có lây không. Hy vọng với những kiến thức này sẽ giúp bạn có cách phòng tránh bệnh cho bản thân và gia đình. Chúc bạn đọc sức khỏe và thành công!