Viêm phổi cộng đồng đã không còn là một căn bệnh quá hiếm gặp mà hiện nay xuất hiện phổ biến ở mọi lứa tuổi nếu như chăm sóc sức khỏe không khoa học. Do vậy việc nắm bắt được các nguyên nhân, triệu chứng và tiêu chuẩn chẩn đoán sẽ giúp mỗi người có cách phòng ngừa phù hợp. Bài viết dưới đây sẽ giới thiệu đến bạn đầy đủ mọi thông tin liên quan đến căn bệnh này, cùng tham khảo ngay nhé!
Viêm phổi mắc phải ở cộng đồng là gì?
Đây nói chung là tình trạng nhu mô phổi bị tổn thương do nhiễm trùng gây ra. Nó bao gồm có phế nang, phế tiểu tận cùng và các tổ chức liên kết kẽ với nguyên nhân do virus, vi khuẩn, nấm, vi sinh vật hay tiếp xúc thường xuyên với các loại hóa chất độc hại,…
Trong đó viêm phổi cộng đồng là tình trạng hình thành bên ngoài bệnh viện/các cơ sở y tế. Ngay khi phổi bị viêm thì hồng cầu, bạch cầu, xác vi khuẩn cùng các chất nhầy,… sẽ đọng lại gây đông đặc tại phế nang khiến cho khả năng trao đổi khí trong cơ thể bị ảnh hưởng và từ đó chức năng hô hấp cũng ảnh hưởng theo.
Nguyên nhân mắc phải tại cộng đồng còn tùy thuộc theo từng vùng địa lý. Tuy nhiên chính Streptococcus Pneumoniae là tác nhân thường gặp nhất trên toàn thế giới. Tỷ lệ số người mắc ở cộng đồng chiếm 5,16 – 6,11/1000 người và sẽ tăng dần theo các năm. Nam giới bị nhiều hơn nữ giới và mùa dễ mắc nhất là mùa đông.
Việc nhận biết dấu hiệu gây bệnh viêm phổi mắc phải ở cộng đồng là điều cần thiết phải để từ đó có hướng khắc phục phù hợp. Trong đó bao gồm:
- Sốt và ớn lạnh: Khi sức đề kháng suy yếu sẽ là thời điểm thuận lợi để vi khuẩn tấn công vào trong cơ thể, gây ra phản ứng viêm nhiễm. Chúng biểu hiện nên những cơn sốt cao làm cho cơ thể chán ăn, mệt mỏi. Đặc biệt trẻ nhỏ là đối tượng hay gặp nhất, dễ ảnh hưởng đến cả hệ thống thần kinh nên cha mẹ cần phải đặc biệt lưu tâm.
- Khó thở: Đây là dấu hiệu thường gặp nhất khi mắc phải căn bệnh viêm phổi cộng đồng. Chính hồng cầu, bạch cầu, xác vi khuẩn cùng các chất nhầy,… đọng lại ở phế nang rồi cản trở khí lưu thông ở phổi và làm cho người bệnh ngày càng cảm thấy khó thở, thở khó khăn.
- Ho có đờm: Biểu hiện chung của bệnh này là ho xuất hiện nhiều đờm màu vàng, xanh lá cây hoặc có kèm thêm máu. Bên cạnh đó thì bệnh nhân bị viêm phổi cộng đồng còn biểu hiện nhịp tim, hơi thở đập nhanh hơn mức bình thường, đau vùng bụng và ngực mỗi khi ho hoặc hít thở.
Tiêu chuẩn chẩn đoán viêm phổi cộng đồng
Thường để có thể chẩn đoán được chính xác người bệnh có đang mắc bệnh hay không thì đội ngũ bác sĩ sẽ căn cứ theo 03 yếu tố chẩn đoán gồm tiền sử bệnh, triệu chứng lâm sàng, kết quả xét nghiệm lâm sàng.
Tiền sử bệnh
Tiền sử bệnh hay bệnh sử là những bệnh lý hỗ trợ thêm cho công việc chẩn đoán ngoài bệnh lý hiện tại cộng thêm diễn biến bệnh theo thời gian tính từ dấu hiệu ban đầu đến lúc được thăm khám. Theo như chuyên gia đánh giá thì viêm phổi cộng đồng thường xảy ra khi trong người đã có tiền sử bị chấn thương sọ não, suy tim, bệnh lý ung thư, hồng cầu hình liềm,…
Thêm vào còn có thêm những bệnh nằm viện lâu ngày làm hệ miễn dịch suy yếu, tiếp xúc môi trường bên ngoài cũng dễ lây nhiễm bệnh,… Tùy theo mức độ mà bác sĩ sẽ cân nhắc sắp xếp người bệnh vào nhóm tương ứng.
Triệu chứng lâm sàng
Thực tế các tác nhân gây bệnh xâm nhập vào trong cơ thể cần thời gian để ủ bệnh. Đối với người bệnh thì khoảng thời gian ủ bệnh sẽ không xuất hiện triệu chứng cho người bệnh nhận biết. Chỉ đến khi nào bộc phát thời mới biểu hiện rõ rệt bên ngoài. Tại thời điểm bộc phát của bệnh thì người bệnh đột ngột gặp phải cơn rét run rồi bắt đầu sốt 39 – 40°, có khi tím tái và khó thở.
Sốt làm mạch tăng nhanh, đau tức ngực từ nhẹ đến dữ dội. Đáng chú ý thông qua một vài thủ thuật thăm khám thì bác sĩ có thể nhận thấy hội chứng đông đặc nữa. Tiếp đến sẽ là triệu chứng khô môi, lưỡi bẩn kết hợp nôn mửa tùy trường hợp. Có thể xuất hiện cơn ho ra máu, ho đờm xanh – vàng – nâu sẫm,…
Kết quả xét nghiệm lâm sàng viêm phổi cộng đồng
Đầu tiên phải làm chụp X quang thường quy phổi, biểu hiện bằng các đám mờ trên phổi hoặc nhìn thấy hình tam giác trên những đốm trắng ấy và có trường hợp thấy rõ cả vùng dịch trong phổi. Tuy nhiên cũng có trường hợp triệu chứng lâm sàng thường không rõ ràng mà X quang cũng không thể hiện rõ thì bác sĩ sẽ yêu cầu bệnh nhân chụp CT. Chính kết quả CT sẽ xác định chính xác khu vực phổi người bệnh đang tổn thương.
Liều Amoxicillin trong viêm phổi cộng đồng
Khi đã có kết luận chẩn đoán chính xác bệnh nhân mắc bệnh thì bác sĩ sẽ kê đơn kháng sinh sớm mục đích để ngăn chặn cũng như loại trừ các loại vi khuẩn ra ngoài cơ thể. Và loại kháng sinh phổ biến hay dùng là Amoxicillin. Tùy theo mức độ nặng nhẹ mà liều dùng được phân chia khác nhau. Cụ thể bao gồm:
- Mức độ nhẹ: Ngày uống 3 lần, mỗi lần 1g Amoxicillin 500mg. Thêm vào đó bác sĩ cũng có thể kê đơn kết hợp cùng Clarithromycin 500mg ngày uống 2 lần.
- Mức độ trung bình: Bên cạnh Amoxicillin 500mg uống ngày 3 lần thì người bệnh viêm phổi cộng đồng có thể được bác sĩ có thể cho dùng kết hợp thêm cả nhóm Macrolid bằng một loại nào đó.
- Mức độ nặng: Người bệnh được yêu cầu dùng Amoxicillin 500mg – Acid Clavulanic dạng tiêm ngày 3 lần, hoặc kết hợp cả với levofloxacin ngày 750mg.
Trên đây là một số thông tin chia sẻ về bệnh viêm phổi cộng đồng mà chúng tôi muốn gửi đến cho bạn đọc tham khảo. Mong rằng bài viết đã cung cấp đến bạn nhiều kiến thức hữu ích nhất, đáp ứng mọi thắc mắc đang tìm kiếm. Qua đó hiểu rõ hơn về căn bệnh này cũng như đưa ra được biện pháp phòng ngừa bệnh cho chính mình và người thân hiệu quả nhất. Chúc bạn luôn luôn khỏe mạnh!