1. Tổng quan về viêm phổi
1.1. Khái niệm và phân loại viêm phổi ở trẻ em
Viêm phổi là một tình trạng viêm nhiễm nhu mô phổi, bao gồm viêm phế nang, túi phế nang, ống phế nang, tổ chức liên kết khe kẽ và tiểu phế quản tận cùng. Có 4 nguyên nhân chính gây ra viêm phổi ở trẻ em: vi khuẩn, virus, nấm và hóa chất.
1.2. Nguyên nhân và đối tượng nguy cơ viêm phổi ở trẻ em
Viêm phổi do vi khuẩn thường xuất hiện ở trẻ suy giảm miễn dịch, viêm phổi do virus thường liên quan đến các loại virus như Sars-Covid2 và cúm, viêm phổi do nấm thường ảnh hưởng đến những trẻ sống trong môi trường ẩm ướt và mốc, còn viêm phổi do hóa chất thường hiếm gặp và liên quan đến tiếp xúc với các chất độc hại.
1.3. Dấu hiệu nhận biết
Triệu chứng của viêm phổi ở trẻ em bao gồm sốt, ho có đờm, khó thở, đau ngực khi thở hoặc ho, buồn nôn và nôn. Tuy nhiên, không phải tất cả các triệu chứng này luôn có mặt.
Ba mẹ có thể dễ dàng phát hiện dấu hiệu này ngay tại nhà bằng cách tính nhịp thở của trẻ:
- Trẻ dưới 2 tháng, thở nhanh khi nhịp thở từ 60 lần/phút trở lên.
- Trẻ từ 2 tháng đến dưới 12 tháng, thở nhanh với 50 lần/phút trở lên.
- Trẻ từ 12 tháng đến dưới 5 tuổi, thở nhanh khi 40 lần/phút trở lên.
Bên cạnh đó, các triệu chứng viêm phổi thường đa dạng và diễn tiến từ nhẹ đến nặng tùy vào tác nhân gây nhiễm trùng, độ tuổi và tình trạng sức khỏe. Phụ huynh có thể nhận biết các triệu chứng viêm phổi thường gặp như khi bị đau họng hoặc cảm lạnh:
- Sốt vừa đến cao;
- Ho, ban đầu có thể ho ít, dần tăng lên, có đờm;
- Thở khò khè, thở rít, rút lõm lồng ngực;
- Sổ mũi, chảy nước mũi;
- Đổ mồ hôi hoặc ớn lạnh;
- Cánh mũi phập phồng, ngưng thở;
- Môi và đầu ngón tay có màu tím xanh nhẹ;
- Mệt mỏi, quấy khóc;
- Bỏ ăn, bỏ bú.
Trẻ bị viêm phổi diễn tiến khá nhanh, dễ biến chứng nguy hiểm. Khi trẻ có các dấu hiệu cảnh báo bệnh
2. Biến chứng
Với người có sức khỏe tốt, viêm phổi có thể được điều trị khỏi trong vòng 1 – 2 tuần. Tuy nhiên, với trẻ nhỏ có hệ miễn dịch kém, đặc biệt trẻ sinh non, trẻ mắc bệnh nền như: hen suyễn, tim mạch,… thì viêm phổi thật sự là một căn bệnh rất đáng sợ khi dễ tái phát và để lại nhiều biến chứng viêm phổi ở trẻ em nặng nề:
Các biến chứng toàn thân
1. Nhiễm trùng huyết
Một trong những tác hại viêm phổi ở trẻ em là nhiễm trùng máu. Vi khuẩn gây viêm phổi có thể xâm nhập vào hệ tuần hoàn dẫn đến nhiễm trùng máu (bacteremia) và gây sốc nhiễm trùng (septic shock), thậm chí nhiễm khuẩn toàn thân khiến huyết áp giảm xuống mức nguy hiểm. Khi huyết áp quá thấp, tim sẽ không thể bơm đủ máu đến các cơ quan khác và có thể ngừng hoạt động. Biến chứng này điều trị rất khó gây mất thời gian, tốn kém chi phí, ảnh hưởng nặng nề đến sức khỏe và có thể dẫn đến tử vong.
2. Suy tim
Nghiên cứu cho thấy 20% người bệnh viêm phổi điều trị tại bệnh viện gặp vấn đề về tim. Nguyên nhân có thể do vi khuẩn xâm nhập vào tim, dẫn đến sự căng thẳng khi mắc bệnh hoặc tim không bơm đủ oxy đến các cơ quan. Bác sĩ có thể chẩn đoán suy tim bằng cách lắng nghe tim, xét nghiệm máu hoặc kiểm tra kết quả chụp X-quang (1), điện tâm đồ, siêu âm tim, CT scan (2) hoặc MRI (3).
3. Hội chứng suy giảm hô hấp cấp tính (ARDS)
Hội chứng suy hô hấp cấp tính (ARDS) sẽ xuất hiện ở các bệnh nhân bị viêm phổi ở cả 2 thùy, lượng oxy trong máu giảm. Hội chứng ARDS nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến thiếu oxy trầm trọng, ảnh hưởng đến hệ tuần hoàn, gây các tổn thương ở não, thậm chí đe dọa tính mạng người bệnh. Đây được xem là hậu quả viêm phổi ở trẻ em cực kỳ nguy hiểm.
4. Hội chứng tan máu
Một biến chứng viêm phổi ở trẻ em khác là Hội chứng tan máu (HUS), xảy ra khi trẻ bị viêm phổi do phế cầu khuẩn và HUS là một trong những nguyên nhân chính gây suy thận cấp ở trẻ em. Người bị HUS “không điển hình” có tỷ lệ mắc bệnh và tử vong cao hơn nhiều so với những trường hợp do các sinh vật (như Escherichia coli gây độc tố đường ruột). Biến chứng HUS luôn được nghi ngờ sớm trong các trường hợp viêm phổi cộng đồng ở trẻ em (CAP) kèm theo thiếu máu, giảm tiểu cầu và rối loạn chức năng thận (vô niệu) vì 75% các trường hợp này có khả năng phải lọc máu và can thiệp sớm để đảm bảo sức khỏe.
5. Đông máu rải rác nội mạch
Đông máu nội mạch lan tỏa (DIC) là một rối loạn đông máu xảy ra thứ phát sau khi trẻ bị viêm phổi do phế cầu khuẩn S. pneumoniae hoặc M. pneumoniae. Trình trạng DIC có thể để lại những hậu quả nghiêm trọng như: Chảy máu kéo dài; Tan máu do nghẽn mạch làm bít tắc lòng mạch; Suy đa phủ tạng,…
6. Tình trạng kháng thuốc
Khi bị viêm phổi nặng có thể xuất hiện các biến chứng, việc sử dụng kháng sinh mạnh để điều trị lâu dần sẽ có thể dẫn đến hiện tượng kháng kháng sinh. Đây là tình trạng rất nguy hiểm, gây khó khăn trong việc điều trị. Hơn nữa việc điều trị sẽ rất tốn kém, cần phải phối hợp nhiều loại thuốc và về lâu dài có thể dẫn đến tình trạng suy giảm hệ miễn dịch, suy giảm sức đề kháng của cơ thể
.
3. Chẩn đoán và điều trị
3.1. Chẩn đoán
Chẩn đoán viêm phổi cần dựa vào thăm khám lâm sàng, xét nghiệm máu, nuôi cấy đờm, chụp X-quang và các phương pháp khác.
3.2. Điều trị
Điều trị viêm phổi cần dựa vào nguyên nhân gây bệnh, bao gồm sử dụng kháng sinh cho viêm phổi do vi khuẩn, các thuốc hỗ trợ cho viêm phổi do virus và nấm, cũng như các biện pháp điều trị hóa chất.
Tóm tắt
Viêm phổi ở trẻ em có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Việc nhận biết sớm triệu chứng, chẩn đoán và điều trị đúng cách là rất quan trọng