Viêm thanh khí phế quản là một bệnh lý hô hấp thường xảy ra phổ biến ở trẻ nhỏ. Bệnh phát triển mạnh vào thời điểm giao mùa, đặc biệt vào mùa đông với các triệu chứng như sốt, ho, khản tiếng. Để tìm hiểu kỹ hơn về bệnh, bạn đừng bỏ qua thông tin trong bài viết dưới đây.
Viêm thanh khí phế quản là gì?
Viêm thanh khí phế quản hay còn gọi là bệnh Croup. Đây là bệnh gây ra tình trạng viêm ở vùng khí quản, thanh quản, phế quản. Căn bệnh này có thể xuất hiện ở bất kỳ độ tuổi nào. Tuy nhiên, ở người trưởng thành và người lớn tuổi thì khả năng mắc bệnh thường không cao. Căn bệnh chủ yếu xuất hiện ở trẻ nhỏ khoảng 2,3 tháng tuổi đến 5,6 tuổi.
Thời điểm thuận lợi nhất để bệnh phát triển đã là vào lúc giao mùa. Bệnh khó điều trị và có thể tái phát nhiều lần, đặc biệt ở trẻ nhỏ.Viêm thanh khí quản xảy ra với rất nhiều biểu hiện với mức độ nặng nề. Một số triệu chứng thường gặp của bệnh như sốt nhẹ hoặc sốt cao, khó thở, thở khò khè, ho nhiều, giọng nói bị thay đổi, đau cổ… Các biểu hiện của bệnh gần giống như bệnh cảm lạnh thông thường nên rất khó phân biệt.
Viêm thanh khí phế quản là một bệnh lý khá nguy hiểm và chuyển biến nặng trong thời gian ngắn. Các triệu chứng của bệnh khiến người bệnh cảm thấy khó chịu, mệt mỏi và khó tập trung trong công việc.
Chẩn đoán viêm thanh khí phế quản
Khi phát hiện các triệu chứng như trên, bạn cần đến bác sĩ chuyên khoa để thăm khám và điều trị bệnh sớm. Tránh để bệnh tiến triển nặng nề thì mới đi khám và chữa bệnh. Bệnh được chẩn đoán dựa trên các dấu hiệu lâm sàng và các xét nghiệm như chụp X quang ngực, quan sát hơi thở, kiểm tra vùng cổ họng và ngực.
Các dấu hiệu thăm khám lâm sàng
Triệu chứng thăm khám lâm sàng để nhận biết bệnh là người bệnh ho nhiều, ho khan, đặc biệt xảy ra ở trẻ nhỏ. Đây là một trong những dấu hiệu đầu tiên nhận biết căn bệnh này.
Bên cạnh đó, nếu nhận thấy một số triệu chứng như chảy nước mũi, cổ họng đau, khan tiếng, thở rít, khó thở thì bác sĩ có thể nghi ngờ bạn mắc phải bệnh viêm thanh khí phế quản. Tuy nhiên, cần phải thực hiện xét nghiệm cận lâm sàng thì mới có thể đưa ra kết quả cuối cùng.
Bệnh tiến triển nặng có thể gây ra một số triệu chứng như đau tức vùng ngực, đau xương sườn… Triệu chứng bệnh xảy ra nhiều vào ban đêm và kéo dài trong nhiều tuần. Tình trạng này khiến bạn khó ăn, khó ngủ và không thể tập trung vào công việc.
Các dấu hiệu xét nghiệm cận lâm sàng
Để tránh nhầm lẫn với một số căn bệnh cảm lạnh thông thường, bác sĩ sẽ yêu cầu người bệnh thực hiện các xét nghiệm lâm sàng để đưa ra chẩn đoán chính xác nhất. Bác sĩ sẽ chỉ định bạn thực hiện xét nghiệm ở vùng ngực, cổ họng. Dựa vào các hình ảnh thu được, bác sĩ sẽ đưa ra kết quả cuối cùng bạn có bị viêm thanh khí phế quản không và lập phác đồ điều trị bệnh phù hợp.
Khi phát hiện người bệnh bị hẹp hạ thanh môn thì có nguy cơ mắc bệnh. Ngoài ra, bác sĩ cũng sẽ chẩn đoán loại trừ một số tình trạng như dị vật trong đường thở, bạch hầu…
Phác đồ điều trị viêm thanh khí phế quản
Căn bệnh này rất khó điều trị khỏi và có thể tái đi tái lại nhiều lần. Mục đích chính chữa trị bệnh là giúp người bệnh phục hồi chức năng thở, hơi thở lưu thông dễ dàng hơn và cung cấp đủ oxy cho cơ thể. Bên cạnh đó, các loại thuốc chữa bệnh sẽ khắc phục các tác nhân gây bệnh.
Phác đồ điều trị đối với từng trường hợp bệnh như sau:
Bệnh ở mức độ nhẹ
Ở mức độ bệnh nhẹ, người bệnh viêm thanh khí phế quản chưa có các biểu hiện nặng nề như khó thở, tức ngực… Lúc này, các triệu chứng thường gặp như ho ít, sốt nhẹ, hơi khan tiếng… Nếu biết cách chăm sóc và giữ gìn sức khỏe ngay tại nhà thì các triệu chứng này có thể thuyên giảm sau một vài ngày mà không cần điều trị bằng các biện pháp y tế.
Người bệnh nên bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể qua các bữa ăn hàng ngày. Đồng thời uống các loại thuốc bổ theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.
Bệnh mức độ trung bình
Ở mức độ trung bình, bạn không nên tự điều trị ở nhà mà cần đến bệnh viện thăm khám sớm nhất. Bác sĩ sẽ kê toa một số loại thuốc có tác dụng hạ sốt, giảm đau, giảm ho cho bệnh nhân. Đồng thời, người bệnh sẽ uống các thuốc hỗ trợ cải thiện đường thở.
Tùy vào trường hợp, bác sĩ sẽ yêu cầu bạn nhập viện hoặc chỉ thăm khám và về nhà. Nếu theo dõi sức khỏe tại nhà thì bạn cần tuân thủ theo các hướng dẫn của bác sĩ. Trong trường hợp xuất hiện các dấu hiệu bất thường thì bạn cần nhanh chóng đến bệnh viện để xử lý kịp thời.
Bệnh mức độ nặng
Mức độ nặng bệnh viêm thanh khí phế quản diễn biến khá phức tạp như khiến bạn khó thở, cơ thể mệt mỏi, tím tái… Bạn không nên chần chừ mà cần đến bệnh viện điều trị càng sớm càng tốt. Đối với tình trạng này, phác đồ điều trị của bác sĩ như sau:
- Cung cấp oxy cho người bệnh bằng việc dùng adrenalin khí 0,1%.
- Người bệnh được chỉ định tiêm hoặc uống các loại thuốc như Dexamethason, Ceftriaxone…
- Trong trường hợp bệnh diễn biến nặng, bệnh nhân có nguy cơ dừng thở thì bác sĩ cho thở oxy nội khí quản. Nếu cơ thể ổn định trở lại thì người bệnh được chỉ định tiêm các loại thuốc điều trị như trên.
Tùy vào từng trường hợp cụ thể, thông qua thăm khám, bác sĩ sẽ đưa ra các phác đồ điều trị phù hợp nhất.
Bài viết trên đã chia sẻ cho bạn các thông tin cần biết về bệnh viêm thanh khí phế quản. Nếu bệnh ở mức độ nhẹ thì bệnh có thể tự chăm sóc cơ thể tại nhà. Tuy nhiên, bạn không nên chủ quan với căn bệnh này mà cần đến bệnh viện thăm khám sớm nhất để điều trị kịp thời và ngăn ngừa bệnh tiến triển nặng hơn.