Viêm tiểu phế quản là một trong những bệnh lý phổ biến ở trẻ nhỏ, ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình hô hấp và có thể gây nên những biến chứng nguy hiểm, khó kiểm soát. Để hiểu rõ hơn về bệnh lý này, hãy cùng khám phá bài viết ngay sau đây.
Viêm tiểu phế quản là gì?
Đây là bệnh lý quen thuộc khi trẻ bị các loại virus tấn công và gây nên những biểu hiện như khó thở, thở khò khè, ho khan, rối loạn ăn uống,… Tùy theo từng tình trạng và nguyên nhân của bệnh mà có thể chia thành hai loại là thể cấp tinh và thể bội nhiễm.
Viêm tiểu phế quản cấp
Bệnh thể cấp tính thường gặp ở đối tượng trẻ dưới 1 tuổi với nguyên nhân trực tiếp là do virus hợp bào hô hấp RSV gây nên. Đây là loại virus có khả năng lây lan rất nhanh và có thể bùng phát thành dịch cúm ở cả trẻ nhỏ và người trưởng thành.
Trẻ nhỏ với sức đề kháng kém rất thường mắc bệnh cấp tính, nhất là những trẻ không được bú đầy đủ sữa mẹ hoặc những đối tượng trước đó đã mắc các bệnh lý như viêm amidan, viêm mũi, viêm họng, viêm VA,.. trong những điều kiện sống bị ô nhiễm thì rất dễ mắc bệnh lý này.
Những triệu chứng của viêm tiểu phế quản có thể kể đến như tuần hoàn hô hấp kém, thiếu oxy, chảy nước mũi, ho kéo dài, thở nhanh, lồng ngực có dấu hiệu căng phồng, thông khí của phổi giảm và mạch đập nhanh. Tình trạng bệnh thể cấp tính sẽ có thời gian phát bệnh và kéo dài trong khoảng 3-4 tuần.
Nếu không được kịp thời chẩn đoán và điều trị thì bệnh sẽ gây nên rât nhiều biến chứng nguy hiểm và phức tạp cho trẻ nhỏ như rối loạn chức năng hô hấp, suy hô hấp, tràn khí màng phổi, viêm phổi, xẹp phổi, thậm chí là tử vong.
Viêm tiểu phế quản bội nhiễm
Cũng giống như tình trạng cấp tính, thể bội nhiễm là tình trạng tiểu phế quản được hiểu là phần đường ống dẫn khí nhỏ bên trong khu vực phổi bị viêm cấp tính do virus RSV. Tuy nhiên, bên cạnh nguyên nhân chính là virus RSV, viêm tiểu phế quản bội nhiễm còn do các vi khuẩn như tiểu phế cầu, hemophilus influenzae, vi khuẩn liên cầu,.. gây nên.
Thông thường, bệnh viêm tiểu phế quản bội nhiễm có thể được kiểm soát từ 10-14 ngày điều trị. Ở một số trường hợp đặc biệt, nếu xảy ra tình trạng bội nhiễm thì thời gian và phương pháp điều trị sẽ phức tạp và kéo dài hơn rất nhiều.
Những biến chứng ở tình trạng bệnh thể bội nhiễm thường đa dạng và nguy hiểm hơn so với cấp tính như co giật, tổn thương não, viêm màng não, tràn khí trung thất,…
Viêm tiểu phế quản có nguy hiểm không?
Bệnh lý này không quá nguy hiểm, tuy nhiên cần phải theo dõi để chẩn đoán và điều trị kịp thời để tránh gây nên những biến chứng nguy hiểm, đồng thời rút ngắn thời gian điều trị bệnh một cách tối đa.
Đối với những đối tượng trẻ nhỏ sinh non với hệ miễn dịch non yếu thì rất dễ mắc phải các bệnh lý liên quan tới phế quảng. Chính vì thế, các bậc phụ huynh cần chú ý quan sát để kịp thời phát hiện bệnh.
Viêm tiểu phế quản có tự khỏi được không?
Bệnh không thể tự khỏi khi chưa được chẩn đoán và có liệu trình điều trị phù hợp. Bệnh ở thời gian đầu thường xuất hiện các triệu chứng tương tự như các bệnh lý cảm cúm kèm ho, hắt hơi, sổ mũi, sốt,…Khi bệnh nặng hơn thì tình trạng ho liên tục kéo dài, thở nhanh, tuần hoàn hô hấp kém, có thể xuất hiện tình trạng thở rút lõm vùng lồng ngực.
Nếu được phát hiện và điều trị kịp thời thì bệnh có thể khỏi sau 1-2 tuần điều trị, tình trạng bệnh lý sẽ thuyên giảm sau khoảng 2 tuần.
Phác đồ điều trị viêm tiểu phế quản
Để có phác đồ điều trị bệnh phù hợp, các bác sĩ sẽ cần phải thực hiện một số xét nghiệm và chẩn đoán cơ bản như xét nghiệm máu, chụp Xquang phổi,… để xác định loại vi khuẩn nào là nguyên nhân trực tiếp gây ra bệnh. Sau đó, các bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng thuốc với các nhóm thuốc như sau:
- Thuốc kháng sinh: Thuốc kháng sinh có thể được kê đơn sử dụng trong khoảng 10 ngày, kéo dài tối đa đến 14 ngày đối với những tình trạng bệnh nặng. Một số nhóm thuốc kháng sinh có thể được sử dụng như cephalosporin, penicilin, quinolone,.. các bạn nên lưu ý chỉ sử dụng khi được các bác sĩ chỉ định để tránh gây nên các biến chứng nguy hiểm đối với sức khỏe người bệnh.
- Thuốc điều trị theo các triệu chứng: bao gồm các nhóm thuốc như thuốc hạ sốt, thuốc giảm ho, thuốc nhỏ mũi, thuốc làm loãng đờm, thuốc giãn phế quản,… Tùy theo từng tình trạng bệnh mà các bác sĩ sẽ thực hiện chỉ định các loại thuốc khác nhau.
Bên cạnh phác đồ điều trị bằng thuốc Tây y, các bạn hoàn toàn có thể tham khảo thêm những bài thuốc Đông Y để hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả và an toàn. Dưới đây là 3 bài thuốc Đông Y với thành phần 100% đến từ thiên nhiên mà bạn có thể lựa chọn sử dụng.
Bài thuốc 1: Hoa đu đủ đực
Hoa đu đủ đực có chứa rất nhiều hoạt chất beta carotene, acid gallic, phenol cùng nhiều hợp chất chống oxy hóa có tác dụng ngăn ngừa một số triệu chứng ho, hô hấp kém, làm tan đờm và cải thiện các chức năng tuần hoàn cho cơ thể. Để sử dụng bài thuốc hoa đu đủ đực, các bạn cần chuẩn bị hoa đu đủ đực và đường phèn, hấp cách thủy từ 20-30 phút.
Sau đó, sử dụng trực tiếp hỗn hợp này khi còn ấm nóng bằng cách uống nước và ăn cả phần hoa. Kiên trì sử dụng từ 1-2 tuần để đạt hiệu quả điều trị bệnh tối đa.
Bài thuốc 2:Gừng và mật ong chữa viêm tiểu phế quản
Mật ong với công dụng kháng khuẩn, tiêu viêm kết hợp cùng gừng với tính ấm nóng sẽ giúp tan đờm, hạn chế ho một cách tối đa. Bạn cần chuẩn bị 1 củ gừng già, rửa sạch và cắt lát mỏng, sau đó sẽ ngâm cùng mật ong từ 6-8 giờ đồng hồ.
Gừng sau khi ngâm với mật ong sẽ được ngậm trực tiếp, việc này sẽ hỗ trợ rất nhiều trong quá trình điều trị bệnh bệnh.
Bài thuốc 3: Mơ hầm
Quả mơ vốn được biết đến là thứ quả quen thuộc, được sử dụng nhiều trong cuộc sống hàng ngày. Đặc biệt, mơ còn có thành phần đặc biệt để thanh nhiệt, trị ho, tiêu đờm và điều trị các bệnh về hô hấp. Để làm mơ ngâm, các bạn cần chuẩn bị mơ tươi, chanh, cam thảo và mật ong.
Mơ sau khi làm sạch sẽ được cho vào nồi cùng nước chanh, cam thảo và mật ong trong khoảng 30 phút đến khi hỗn hợp được cô đặc. Lưu ý khi mơ đã mềm nhừ thì sử dụng thìa để nghiền nát, có thể lọc qua rây để loại bỏ xơ. Sử dụng mỗi ngày 2 lần liên tục trong 2 tuần để đạt kết quả tối đa.
Mong rằng với những thông tin trên, các bạn sẽ có thêm cho mình thật nhiều kiến thức bổ ích trong phòng ngừa và điều trị viêm tiểu phế quản. Hy vọng, với những thông tin trên sẽ giúp bạn hiểu hơn về căn bệnh này.