Yếu cơ, liệt cơ khiến người bệnh lo lắng không biết sức khỏe có sao không? Nguyên nhân dẫn tới tình trạng này là gì? Cách điều trị bệnh như thế nào? Tất cả sẽ được giải đáp chi tiết trong thông tin bài viết bên dưới!
Yếu cơ, liệt cơ là gì?
Yếu cơ, liệt cơ thực chất là một biến chứng thần kinh do nhiều nguyên nhân gây ra, thường xuất hiện khi người bệnh bị tê bì chân tay. Ban đầu, khi bệnh mới khởi phát, người mắc có cảm giác tê bì nhẹ như châm chích. Sau một thời gian, triệu chứng dần nặng hơn, dẫn tới tình trạng liệt cơ, yếu cơ.
Liệt cơ, yếu cơ có thể xảy ra ở một vị trí cơ nào đó hoặc toàn thân, nhất là các ngón tay, cẳng tay, mông, cơ đùi hoặc cẳng chân kèm theo các biểu hiện khác.
Bên cạnh đó, hiện tượng tê bì của tình trạng liệt yếu cơ cũng có thể diễn ra ở bộ phận như một bên đầu, đỉnh đầu, ngực, lưng, xung quanh bộ phận sinh dục,… Tóm lại, hiện tượng này có bắt gặp tại bất kỳ vị trí nào có sự phân bố dây thần kinh.
Yếu liệt cơ có thể xảy ra ở nhiều đối tượng khác nhau. Thậm chí từng có trường hợp ghi nhận dân văn phòng trẻ tuổi bị yếu cơ do lười vận động, giữ nguyên tư thế làm việc quá lâu. Tuy nhiên tỷ lệ mắc bệnh cao nhất thường là ở người trung niên hoặc cao tuổi, người nghiện rượu bia trong thời gian dài.
Dấu hiệu yếu cơ, liệt cơ
Dấu hiệu yếu cơ, liệt cơ khá rõ ràng. Người bệnh thường nhận thấy cơ thể xuất hiện những triệu chứng điển hình dưới đây:
- Đau nhức, mỏi vùng vai gáy hoặc từ cổ lan xuống lưng, kèm theo biểu hiện tê một bên.
- Mặt trong cánh tay của người bệnh tê, cơn tê bì có thể tiếp tục kéo xuống cả những đầu ngón tay. Nhất là khi người bệnh để tay tại một vị trí cố định quá lâu mà không thay đổi tư thế.
- Cơn tê bì nóng rát, có cảm giác châm chích giống như triệu chứng của bệnh viêm đa dây thần kinh ở người bị tổn thương đa rễ thần kinh hoặc bệnh nhân bị tiểu đường.
- Cơn tê bì, yếu cơ diễn ra kèm theo nhiều thay đổi về cảm giác.
- Phản xạ của người bệnh kém linh hoạt hẳn đi so với lúc khỏe mạnh.
- Việc cử động khó khăn, thậm chí người bệnh khó có thể cầm, nắm và di chuyển nếu không có sự giúp đỡ của người thân.
Nếu bạn nhận thấy bản thân có những dấu hiệu nêu trên và nghi ngờ bị yếu cơ, liệt cơ thì hãy tới bệnh viện để bác sĩ chẩn đoán và có hướng điều trị sớm nhất.
Nguyên nhân yếu cơ, liệt cơ
Nguyên nhân gây yếu liệt cơ đa dạng. Tình trạng liên quan mật thiết tới cả tư thế ngồi, chấn thương, thói quen sinh hoạt và các bệnh lý. Cụ thể nguyên nhân chính gây bệnh như sau:
Chấn thương
Những chấn thương tại cột sống, chấn thương dây thần kinh do tai nạn giao thông, té ngã khi chơi thể thao hoặc tai nạn lao động rất dễ khiến tình trạng tê bì cơ diễn ra. Lâu ngày có thể dẫn tới tình trạng yếu cơ, liệt cơ.
Tính chất công việc
Nhân viên văn phòng sử dụng máy tính liên tục, những công nhân thường xuyên làm việc nặng nhọc, tài xế phải lái xe ở một tư thế trong thời gian dài hay những người thường xuyên phải dùng lực cổ tay như chặt thịt, mổ cá,…đều có nguy cơ cao bị yếu liệt cơ.
Thói quen sinh hoạt
Những thói quen xấu trong sinh hoạt luôn là “hung thủ” ngầm gây ra nhiều căn bệnh. Những người hút thuốc lá lâu năm, sử dụng chất kích thích, rượu bia nhiều hoặc lười vận động đều có khả năng bị yếu cơ, liệt cơ.
Nguyên nhân bệnh lý
Những bệnh lý có thể dẫn tới hiện tượng cơ yếu, liệt cơ bao gồm:
- Bệnh về xương khớp: Thoái hóa cột sống, thoát vị đĩa đệm, viêm khớp, hội chứng ống cổ tay
- Bệnh rối loạn chuyển hóa: Xơ vữa động mạch, tăng mỡ máu, tiểu đường
- Bệnh lý về hệ thần kinh, nhiễm trùng, đột quỵ, bệnh về tủy sống,….
Những nguyên nhân bệnh lý gây yếu cơ, liệt cơ bên trên đều có tính phức tạp. Vì vậy người bệnh không nên chủ quan khi mắc bất kỳ căn bệnh nào.
>> Ngoài yếu cơ, liệt cơ, đau cách hồi cũng là một biến chứng do thoát vị, thoái hóa cột sống gây ra. Tìm hiểu thêm: Đau cách hồi là gì? Nguyên nhân và cách điều trị
Chẩn đoán yếu cơ, liệt cơ
Việc chẩn đoán tình trạng yếu liệt cơ cần kết hợp thăm khám lâm sàng và kết quả các xét nghiệm chuyên sâu. Trong đó các phương pháp chẩn đoán bệnh phổ biến là:
- Nghiệm pháp zoly: Bác sĩ sẽ yêu cầu người bệnh nháy mắt liên tục 15 lần rồi mở ra. Trường hợp người bệnh không mở to mắt được là một căn cứ liên quan tới tình trạng nhược cơ.
- Phản ứng điện cơ: Đây là xét nghiệm đánh giá độ nhạy của cơ.
- Test prostigmin: Test prostigmin dương tính chứng tỏ người bệnh khả năng cao là yếu cơ, liệt cơ.
- Định lượng kháng thể kháng acetylcholin: Người bệnh thường có kháng thể kháng acetylcholin ở mức cao hơn bình thường.
- Chụp X-quang ngược, MRI ngực và CT scan để phát hiện bất thường ở tuyến ức.
Điều trị yếu cơ, liệt cơ
Việc xác định phương pháp chữa yếu liệt cơ còn phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh. Cho tới thời điểm hiện tại, y học vẫn chưa có biện pháp y tế can thiệp chính xác để chữa trị bệnh hoàn toàn. Điều quan trọng nhất trong việc trị bệnh là phát hiện và nhanh chóng xử lý cơn yếu cơ và cấp cứu suy hô hấp, hôn mê.
Tuy nhiên bạn hoàn toàn có thể phòng tránh và kiểm soát yếu cơ, liệt cơ bằng cách xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học, hợp lý:
- Bổ sung thêm rau xanh, trái cây trong thực đơn
- Uống nhiều nước
- Bổ sung thêm thực phẩm chứa kali để tăng sức khỏe cho cơ
Ngoài ra, người bệnh cần xây dựng chế độ sinh hoạt, làm việc và nghỉ ngơi hợp lý. Tăng cường tập thể dục thể thao cũng là một cách cải thiện bệnh hữu hiệu. Song song, người bệnh nên tái khám định kỳ để bảo vệ sức khỏe bản thân, tránh tình trạng bệnh tiến triển nghiêm trọng hơn.
Trên đây là toàn bộ thông tin liên quan tới bệnh yếu cơ, liệt cơ. Bạn hãy lưu lại ngay tất cả thông tin trên để sử dụng khi cần thiết nhé. Đừng quên thường xuyên ghé qua website của chúng tôi để cập nhật những kiến thức bổ ích hàng ngày!