Đau lưng là một triệu chứng phổ biến mà ai cũng có thể gặp phải trong cuộc sống hàng ngày. Nếu đau lưng không nghiêm trọng và không đi kèm với các triệu chứng nguy hiểm, bạn có thể thử một số phương pháp chữa đau lưng tại nhà để giảm bớt khó chịu. Tuy nhiên, nếu triệu chứng đau lưng kéo dài hoặc trở nên nghiêm trọng, bạn nên tìm kiếm sự tư vấn từ bác sĩ.
Nguyên nhân gây đau lưng thường gặp
Cơn đau dọc sống lưng bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Cách chữa đau lưng mà bạn đang áp dụng không mang lại kết quả như mong đợi có thể là do chưa tác động được đến nguồn gốc của cơn đau, bao gồm:
-
Căng cơ hoặc giãn dây chằng: Việc bạn nâng vật nặng lặp đi lặp lại hoặc thay đổi chuyển động đột ngột có thể làm căng cơ lưng và giãn dây chằng cột sống. Khi gặp phải những vấn đề này, bạn sẽ cảm thấy đau nhức ở lưng.
-
Đĩa đệm bị tổn thương (rạn nứt hoặc vỡ): Đĩa đệm nào đó cột sống bị nứt hoặc vỡ khiến nhân nhầy bên trong đĩa đệm tràn ra và đè lên dây thần kinh gây đau.
-
Thoái hóa cột sống: Dưới tác động của quá trình viêm, sụn và xương dưới sụn dần bị phá hủy, dẫn đến hiện tượng hẹp ống sống cùng sự hình thành của các gai xương. Đây là lý do khiến bạn phải gánh chịu những cơn đau lưng dữ dội và dai dẳng.
-
Bệnh loãng xương: Mật độ xương suy giảm do loãng xương khiến các đốt sống xốp, giòn và yếu đi. Vì vậy, bạn sẽ cảm thấy lưng bị đau mỏi khi vận động, nhất là cử động mạnh.
Ngoài ra, chúng ta không thể bỏ qua những yếu tố được cho là kích thích và làm tăng nặng hơn cơn đau lưng, có thể kể đến như:
-
Hạn chế hoặc ít vận động.
-
Thừa cân – béo phì.
-
Một số bệnh lý khác như viêm khớp dạng thấp, ung thư xương…
-
Nâng đỡ đồ vật không đúng cách, đột ngột hoặc quá nặng (>5kg).
-
Tâm lý thường xuyên căng thẳng, lo lắng và chứng trầm cảm.
-
Hút thuốc lá.
-
Tuổi tác (thường bắt đầu khi bước qua độ tuổi 30 do thoái hóa khớp).
Thường xuyên khuân vác đồ nặng khiến bạn dễ bị cơn đau lưng tìm gặp
Việc xác định cụ thể nguyên nhân cũng như yếu tố nguy cơ sẽ giúp bạn lựa chọn được cách giảm đau lưng phù hợp, hiệu quả và kịp thời. Nếu để cơn đau lưng âm ỉ kéo dài, sinh hoạt hàng ngày và công việc của bạn sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Ảnh hưởng của đau lưng đối với cuộc sống hằng ngày
Đau lưng dù cấp tính hay mạn tính đều ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống của người bệnh, cả thể chất lẫn tinh thần. Và những tác động này sẽ ngày một nghiêm trọng hơn nếu không chữa trị đau lưng đúng cách.
-
Hạn chế vận động: Cảm giác đau đớn đeo bám từng bước chân khiến những người bị đau lưng e ngại mỗi khi di chuyển. Việc hạn chế vận động dường như làm đảo lộn mọi sinh hoạt và nhu cầu vui chơi, giải trí của người bệnh.
-
Gặp rắc rối về tâm lý: Cơn đau lưng “dày vò” ngày đêm gây ra hàng loạt các vấn đề về tâm lý như tức giận, lo lắng và căng thẳng, thậm chí là trầm cảm.
-
Hiệu suất công việc giảm sút: Đau lưng là trở ngại lớn, khiến bạn khó hoàn thành công việc. Khi kết quả và hiệu suất công việc giảm sút, bạn vừa cảm thấy ngại ngùng với cấp trên, đồng nghiệp vừa “gánh” thêm nỗi lo kinh tế.
-
Xáo trộn các mối quan hệ gia đình và bạn bè: Mệt mỏi và căng thẳng kéo dài do đau lưng khiến người bệnh có xu hướng thu mình lại và không có hứng thú gặp gỡ người thân, bạn bè. Nhiều người còn mất đi động lực xây dựng và phát triển các mối quan hệ xung quanh, dần dần trở nên sống khép kín hơn.
-
Tiêu tốn tiền bạc: Để có thể nói lời “tạm biệt” với cơn đau lưng, người bệnh không tiếc “đổ” tiền bạc vào công cuộc chữa trị, từ Đông y sang Tây y. Trường hợp đau lưng mạn tính, việc điều trị kéo dài là một áp lực lớn đối với khả năng tài chính.
Chưa kể, đau lưng là dấu hiệu cảnh báo những bệnh lý xương khớp mạn tính, điển hình là thoái hóa cột sống. Căn bệnh này nếu không được điều trị kịp thời có thể làm biến dạng cột sống, dẫn đến nguy cơ tàn phế.
16 cách chữa đau lưng tại nhà bạn nên tham khảo
Hầu hết các cơn đau lưng sẽ dần được cải thiện trong vòng vài tuần nếu được chữa trị tích cực và đúng hướng. Dưới đây là những cách giảm đau lưng hiệu quả tại nhà mà bạn có thể tham khảo:
Sử dụng thuốc giảm đau
Thuốc giảm đau có thể giải tỏa tình trạng căng cứng và co thắt cơ giúp xoa dịu cơn đau nhanh. Tuy nhiên, khi dùng thuốc giảm đau (bao gồm cả không kê đơn và kê đơn), bạn luôn phải tham khảo ý kiến của dược sĩ/ bác sĩ và nhất định phải sử dụng theo đúng hướng dẫn để tránh tác dụng phụ không mong muốn như đau đầu, buồn nôn, chóng mặt, đau dạ dày…
Bổ sung tinh chất cho xương cột sống vững chắc
Hầu hết chứng đau lưng âm ỉ kéo dài được gây ra do thoái hóa khớp, trong đó tuổi tác là nguyên nhân hàng đầu. Những phát hiện mới đây về vai trò của sụn khớp và xương dưới sụn đã mang đến cái nhìn toàn diện hơn trong cơ chế bệnh sinh của quá trình thoái hóa xương khớp, đồng thời mở ra cơ hội ngăn ngừa, chữa trị bệnh đau lưng hiệu quả, an toàn từ gốc giúp người bệnh sống vui khỏe hơn.
Theo chuyên gia Tăng Hà Nam Anh chia sẻ: Các phương pháp điều trị bệnh xương khớp trước đây được ví như xây lâu đài trên cát – xây rồi lại vỡ, khi việc tái tạo không đi đôi với bảo vệ, chỉ giải quyết phần ngọn là giảm đau mà không tác động tận gốc là các yếu tố gây viêm, phá huỷ sụn khớp và xương dưới sụn.
Công thức mới đột phá từ Eggshell Membrane , Collagen Type 2 không biến tính & Collagen Peptide thủy phân, Turmeric Root, Chondroitin Sulfate tạo ra cơ chế tác động kép trực tiếp vào cơ chế bệnh sinh – hỗ trợ ức chế quá trình viêm đồng thời với kích thích sản sinh chất căn bản cho sụn khớp. Với cơ chế tác động như vậy đã tạo nên bộ 3 hiệu quả toàn diện giúp hỗ trợ giảm đau, bảo vệ và tái tạo sụn khớp hiệu quả.
JEX thế hệ mới là sản phẩm hỗ trợ giảm đau, tái tạo và bảo vệ xương khớp được chuyên gia khuyên dùng
Chính vì vậy, chủ động bổ sung những tinh chất này thông qua việc uống JEX thế hệ mới là cách hỗ trợ giảm đau lưng hiệu quả. JEX thế hệ mới là sản phẩm hoàn toàn từ thiên nhiên, an toàn cho người bệnh sử dụng lâu dài.
Thực hiện các bài tập chữa đau lưng
Người bị đau lưng nên tập các bài tập tăng cường cơ bụng và cơ lưng – đây là 2 loại cơ hỗ trợ tốt nhất cho quá trình chữa trị đau lưng. Khi các bó cơ dọc lưng được gia tăng sức mạnh và độ linh hoạt sẽ giúp bạn giảm đau và hạn chế nguy cơ tái phát cơn đau.
Không chỉ các bộ môn yêu cầu kỹ thuật cao như Pilates, yoga hay thái cực quyền, mà ngay cả những bài tập thể dục nhẹ nhàng thường ngày cũng giúp bạn tăng sức mạnh cơ bắp và thư giãn cột sống rất tốt. Vì vậy, mỗi ngày hãy dành khoảng 30 phút đi bộ, đạp xe hoặc tập một vài động tác thể dục nhịp điệu… để củng cố hệ thống cơ bụng và cơ lưng bạn nhé!
Áp dụng vật lý trị liệu
Chuyên gia vật lý trị liệu sẽ chỉ dẫn cho bạn cách ngồi, đứng và di chuyển sao cho cột sống luôn được giữ thẳng để giảm bớt căng thẳng cho lưng. Cùng với đó, họ sẽ dạy bạn bài tập chuyên biệt để gia tăng độ bền của các nhóm cơ quan trọng (cơ vùng bụng và lưng) giúp giảm nhẹ cơn đau lưng.
Kiên trì tập vật lý trị có thể hỗ trợ chữa đau lưng hiệu quả hơn. Do đó, sau khi thành thục các động tác trị liệu chuyên gia hướng dẫn, bạn nên chủ động tập luyện tại nhà hàng ngày để đạt được kết quả cao nhất.
Thư giãn lưng
Thư giãn lưng không đồng nghĩa với việc nằm trên giường nghỉ ngơi hoàn toàn mà là giảm cường độ hoạt động và lực tác động lên vai, lưng và hông như không mang vác nặng, hạn chế chơi những môn thể thao cần nhiều sức lực… Làm như vậy sẽ giúp sống lưng có thời gian phục hồi và những cơn đau ở lưng cũng trở nên nhẹ nhàng hơn.
Duy trì vận động liên tục
Khi bị đau lưng, chúng ta sẽ có tâm lý “lười” vận động, nhưng theo ông Salman Hemani – một trợ lý giáo sư khoa chỉnh hình tại Trường Y Đại học Emory ở Atlanta cho hay: Ít vận động khiến các cơ xung quanh cột sống và ở lưng yếu đi và điều này càng khiến cho cơn đau lưng trở nên dữ dội và dai dẳng hơn.
Do đó, dù đau đớn, bạn vẫn nên đứng dậy và đi lại, tập thể dục đều đặn (kể cả chỉ đi quanh nhà). Đây được xem là một trong những cách chữa đau lưng tại nhà hiệu quả, giúp giảm đau lưng nhanh chóng.
Điều chỉnh tư thế ngồi
Ngồi sai tư thế (ngồi khom lưng, cúi gập lưng) làm cho cơn đau lưng trở nên tồi tệ hơn, nhất là khi bạn phải ngồi trong thời gian dài. Để cải thiện tình trạng này, bạn cần điều chỉnh lại tư thế ngồi của mình: Ngồi thẳng lưng, thả lỏng vai và giữ bàn chân trên sàn nhà hoặc đặt trên kệ gác chân (nếu ghế cao quá và không điều chỉnh được).
Bạn có thể đặt một chiếc gối tựa vào giữa lưng dưới và ghế ngồi, nó sẽ giúp giảm bớt áp lực cho thắt lưng. Trong thời gian làm việc, cứ mỗi 30 phút, bạn hãy đứng dậy khỏi ghế, vươn vai hoặc đi bộ khoảng 2 phút.
Ngủ ngon là cách chữa đau lưng hiệu quả
Ngủ có thể chữa bệnh đau lưng nghe kỳ lạ nhưng thực sự, một đêm ngủ ngon giấc sẽ giúp bạn “hạ nhiệt” cơn đau lưng hữu hiệu. Giấc ngủ sâu là điều kiện để cơ bắp và xương khớp hồi phục, làm dịu đi cảm giác nhức mỏi cho lưng.
Một giấc ngủ ngon lành không chỉ giúp tinh thần tỉnh táo mà xương khớp cũng khỏe khoắn hơn
Để giảm căng thẳng và áp lực cho thắt lưng khi ngủ, bạn có thể đặt một chiếc gối dưới đầu gối (kheo/nhượng chân) hoặc một chiếc khăn mềm mỏng ngay dưới thắt lưng. Và người bị đau lưng nên ngủ trên giường cứng hoặc nệm mỏng chắc để tạo cảm giác thư thái, thoải mái vì nệm dày, xốp (lún nhiều) sẽ gây đau lưng nhiều hơn. Khi ngồi dậy, trước hết nghiêng sang bên mép giường, dùng tay chống xuống giường để nâng vai đồng thời hạ chân xuống đất, giữ cho lưng thẳng để ngồi dậy. Không nằm ngửa và bật ngồi dậy.
Giảm cân
Cân nặng vượt chuẩn làm tăng tải trọng lên lưng, khiến lưng đau mỏi hơn. Nếu trọng lượng cơ thể không còn nằm trong phạm vi an toàn (tức chỉ số BMI đã quá ngưỡng tiêu chuẩn 18,5 – 24,9), bạn cần ngay lập tức xây dựng một chế độ ăn uống và kế hoạch tập thể dục khoa học để loại bỏ số cân nặng dư thừa, từ đó giảm lực đè nén lên lưng.
Bỏ hút thuốc lá
Nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng, người hút thuốc lá có nguy cơ mắc bệnh thoát vị đĩa đệm và các vấn đề cột sống khác cao gấp 4 lần so với những người không hút thuốc. Do vậy, để giữ cột sống khỏe mạnh, linh hoạt và không gây đau nhức lưng, bạn nên bỏ thuốc lá càng sớm càng tốt.
Chườm nóng và chườm lạnh
Chườm đá có tác dụng giảm sưng hoặc viêm khi mới bị chấn thương, trong khi chườm nóng chủ yếu giúp thư giãn các cơ bị căng cứng hoặc căng khi bị đau lưng mạn tính. Do đó, bạn có thể luân phiên thực hiện chườm lạnh và chườm đá để giảm đau lưng tối ưu.
Đầu tiên, bạn hãy chườm lạnh bằng cách cho túi đá vào một chiếc khăn mỏng và lăn nhẹ khắp sống lưng để giảm sưng viêm. Sau một vài ngày, bạn dùng túi nhiệt để chườm nóng nhằm thư giãn cơ và tăng lưu lượng máu đến vùng chịu ảnh hưởng bởi cơn đau lưng.
Lưu ý: Bạn chỉ nên chườm đá hoặc chườm nóng trong khoảng 20 phút mỗi lần. Và nếu bạn đang bôi kem hoặc thuốc mỡ giảm đau thì không sử dụng cách giảm đau lưng này.
Massage lưng
Massage lưng đặc biệt có tác dụng đối với cơn đau lưng do cơ bắp căng thẳng hoặc làm việc quá sức. Động tác xoa bóp nhẹ nhàng sẽ thúc đẩy lưu thông máu và kéo giãn bó cơ bị căng cứng, cải thiện tình trạng đau lưng và tăng khả năng cử động cho cột sống.
Châm cứu
Châm cứu là một liệu pháp chữa trị cổ truyền, đã được công nhận là hữu ích trong điều trị đau lưng. Tuy nhiên, phương pháp này chỉ giúp giảm bớt mức độ đau nhức, không thể điều trị tận gốc chứng đau lưng của bạn.
Tập thiền
Thiền là một cách tuyệt vời để cải thiện sự tập trung, kích thích giải phóng hormone “hạnh phúc” endorphin, tạo cảm giác dễ chịu, giảm lo lắng và căng thẳng. Nhờ đó, cơ thể cảm nhận cơn đau nhẹ hơn mức độ đau thật sự.
Thiền giúp cơ thể phản ứng với cơn đau lưng nhẹ nhàng, đồng thời giảm âu lo và căng thẳng tâm lý
Bạn hãy tìm đến một không gian yên tĩnh và ngồi thiền từ 5 đến 10 phút vào mỗi buổi sáng. hoặc trước khi đi ngủ. Thậm chí, bạn có thể tận dụng thời gian nghỉ ngơi tại nơi làm việc để thiền. Chú ý không bất động quá 1 tiếng.
Đi giày vừa vặn với chân
Đi giày quá cao hoặc giày quá chật hay quá rộng đều làm cơn đau lưng trở nên nặng nề hơn. Việc lựa chọn một đôi giày vừa vặn và độ cao hợp lý giúp đi lại thoải mái là một trong những cách chữa đau lưng, đặc biệt là đau thắt lưng thiết thực nhất.
Thoa kem, thuốc mỡ hoặc dùng miếng dán
Không đóng vai trò chủ chốt trong chữa đau lưng, nhưng thoa (bôi) kem, thuốc mỡ hoặc dùng miếng dán giảm đau có thể phần nào làm dịu đi sự khó chịu ở sống lưng. Bởi vì, các sản phẩm này chứa thành phần như tinh dầu bạc hà, tinh dầu long não… có thể làm mát, làm nóng và làm tê tại chỗ.
Mỗi cách trị đau lưng tại nhà sẽ mang lại hiệu quả giảm đau nhất định, tùy vào nguyên nhân và mức độ đau lưng của bạn. Riêng trường hợp đau lưng do thoái hóa cột sống hoặc thoát vị đĩa đệm, bên cạnh việc áp dụng phương pháp giảm đau tại nhà, bạn cần đến bệnh viện thăm khám để được bác sĩ thăm khám và tư vấn giải pháp điều trị y khoa phù hợp, ngăn không để bệnh chuyển nặng gây ra những biến chứng nguy hiểm.
Cách phòng ngừa đau lưng sớm, nâng cao chất lượng cuộc sống
Bạn có thể giảm nhẹ nguy cơ bị đau lưng và phần nào ngăn ngừa sự tái phát của chứng đau lưng bằng cách nâng cao sức khỏe xương khớp từ bên trong, kết hợp cải thiện thể chất và chú ý vận động đúng cách, cụ thể:
-
Chăm sóc và nuôi dưỡng xương khớp từ sớm
Mọi bộ phận trên cơ thể đều cần được chăm sóc cẩn thận. Giống như làn da, nếu chăm chút kỹ càng từ sớm sẽ căng mọng và tươi trẻ dài lâu thì xương khớp cũng vậy! Bạn cần đảm bảo cung cấp đầy đủ dưỡng chất thiết yếu cho quá trình phục hồi và tái tạo sụn, xương dưới sụn.
Nguồn dưỡng chất tốt cho xương khớp đến từ chế độ ăn uống hàng ngày và các sản phẩm chuyên biệt như JEX thế hệ mới. Khi xương khớp khỏe mạnh, các vấn đề như đau nhức lưng, thoát vị đĩa đệm hay thoái hóa khớp… sẽ được cải thiện.
-
Xây dựng lối sống và thói quen sinh hoạt khoa học
Song song với việc bổ sung tinh chất nuôi dưỡng xương khớp, bạn cần thay đổi thói quen sinh hoạt chưa tốt và xây dựng lối sống lành mạnh, khoa học bao gồm: Tập thể dục đều đặn mỗi ngày (tập trung vào các bài tập tăng cường sức mạnh cho cơ bụng và cơ lưng), duy trì cân nặng hợp lý, đi đứng và nằm đúng tư thế, không hút thuốc, tránh nâng vật nặng, không xoay người đột ngột và vặn lưng quá mạnh…
Nói không với thuốc lá sẽ góp phần ngăn ngừa đau lưng và bảo vệ sức khỏe của bạn
Lưu Ý:
- Nếu triệu chứng đau lưng kéo dài hoặc trở nên nghiêm trọng, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để được tư vấn và điều trị chính xác.
- Không nên tự ý dùng các loại thuốc mà không có sự hướng dẫn của bác sĩ.
Lời Kết:
Việc tự chữa đau lưng tại nhà có thể giúp giảm bớt khó chịu và cải thiện tình trạng. Tuy nhiên, hãy luôn lắng nghe cơ thể và tìm kiếm sự tư vấn từ các chuyên gia y tế nếu cần thiết để đảm bảo sức khỏe của bạn.