Thuốc trưởng thành phổi thường được sử dụng cho những mẹ bầu có nguy cơ sinh con sớm hơn thời gian dự kiến. Vậy cụ thể loại thuốc này đem đến tác dụng gì và cơ chế hoạt động ra sao? Bạn đọc hãy theo dõi phần nội dung ở dưới bài viết sau để được giải đáp cụ thể.
Thuốc trưởng thành phổi là gì?
Thuốc trưởng thành phổi hay còn có tên gọi là thuốc trợ phổi. Loại thuốc này thường được tiêm để dự phòng phòng ngừa các biến chứng suy hô hấp ở trẻ bị suy dinh dưỡng, trẻ sinh non. Thuốc có tác dụng giảm nhiễm trùng hệ thống, viêm phổi, bệnh phổi khác, viêm ruột hoại tử và nguy cơ tử vong ở những trẻ nhỏ bị sinh non.
Có thể nói rằng, hiện nay thuốc trưởng thành phổi chủ yếu thuộc nhóm thuốc corticosteroid. Phổ biến nhất chính là thuốc Betamethasone và Dexamethasone. Theo đó, ưu điểm mà loại thuốc này đem lại đó là:
- Cho tác dụng kéo dài hơn so với hydrocortison.
- Thuốc tác dụng qua nhau thai tốt.
- Thuốc không hề tồn tại lâu ở trong hệ tuần hoàn trẻ nhỏ.
Theo một số nghiên cứu cho thấy, thai phụ khi sử dụng thuốc corticoid sẽ làm giảm 50% nguy cơ bị suy hô hấp ở những trẻ bị sinh non. Không những vậy, Hội thảo về Hiệu lực điều trị corticoid năm 2020 cũng đã khẳng định được vai trò của việc tiêm thuốc trưởng thành phổi. Từ đó cho biết bệnh nhân sẽ được làm giảm nguy cơ tử vong, suy hô hấp cấp và một số bệnh lý khác.
Cơ chế hoạt động của thuốc trưởng thành phổi
Phụ nữ trong quá trình mang thai sau khi tiêm trưởng thành phổi thì các dược tính có trong thuốc sẽ được truyền qua mạch máu rồi tác động và gây ảnh hưởng đến phổi của trẻ. Loại thuốc này giúp kích thích sự sản sinh ra hoạt chất surfactant. Đây vốn dĩ là hoạt chất thường xuất hiện khi thai nhi mới được 32 tuần tuổi.
Surfactant đem đến khả năng làm thuyên giảm sức căng bề mặt ở lớp dịch thể nang, đồng thời giúp chống lại sự đàn hồi của phổi. Đây là nguyên nhân lý giải vì sao khi cơ thể bị thiếu Surfactant thì nguy cơ phổi bị xẹp sẽ cao hơn, từ đó sẽ gây ra triệu chứng suy hô hấp cấp.
Không chỉ vậy, thuốc trưởng thành phổi sẽ giúp kích thích thể tích của phổi được tăng lên, đồng thời giúp cho lượng chất lỏng ở phổi giảm.
Sau thời gian 12 giờ kể từ khi tiêm thuốc, lượng đường huyết của thai phụ sẽ được tăng nhẹ và tình trạng này sẽ kéo dài trong thời gian khoảng 5 ngày. Chính vì vậy, mẹ bầu cần phải kiểm soát được căn bệnh tiểu đường trước và sau khi tiêm để hạn chế những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.
Tiêm trưởng thành phổi khi nào?
Thông thường, việc tiêm thuốc trưởng thành phổi chỉ có thể được thực hiện nếu như mẹ bầu có những dấu hiệu của việc sinh non. Trong đó, một số dấu hiệu điển hình đó là:
- Có những đau đau gò ở tử cung, tần suất xảy ra khá thường xuyên.
- Âm đạo bị ra chất nhầy hoặc ra máu.
- Đau tức tại vùng thắt lưng, có cảm giác nặng bụng.
- Khi thực hiện việc thăm khám, bác sĩ thấy cổ tử cung có sự biến đổi khác biệt.
- Vùng xương chậu bị đau tức, vỡ ối.
Theo số liệu thống kê, có đến hơn 50% những trường hợp mẹ bầu bị sinh non là do không thể xác định được rõ nguyên nhân. Chính vì vậy, mẹ bầu cần phải đi khám thai theo đúng định kỳ để các bác sĩ có thể theo dõi được sát sao tình trạng sức khỏe, đồng thời có thể tiến hành việc tiêm thuốc trưởng thành nếu thực sự thấy cần thiết.
Tiêm thuốc trưởng thành phổi vào thời điểm nào?
Thời điểm tiêm thuốc trưởng thành phổi nên được thực hiện trong khoảng thời gian từ tuần thứ 24 đến tuần thứ 34. Trong trường hợp nếu như bệnh nhân đã tiêm thuốc sau 7 ngày nhưng thai phụ vẫn chưa thể sinh con hoặc có những dấu hiệu bị sinh non ở 7 ngày tiếp theo thì bắt buộc mẹ bầu phải tiêm lại thêm 1 đợt nữa.
Theo đó, liều lượng tiêm ở mỗi một đợt ở mức như sau:
- Dexamethasone: Sử dụng với liều lượng là 6mg/liều, mẹ bầu nên tiêm 4 liều và mỗi liều cần phải cách nhau 12 giờ.
- Betamethasone: Sử dụng với liều lượng là 12mg/liều, mẹ bầu nên tiêm làm 2 liều và thời điểm cách nhau của mỗi liều đó là 24 giờ.
Việc tiêm thuốc trưởng thành thường không được khuyến cáo tiêm theo định kỳ hoặc tiêm theo thành từng đợt. Nếu như thai nhi đã được 34 tuần, mẹ bầu không cần thiết phải tiêm thuốc trưởng thành phổi. Bởi lẽ, việc tiêm thuốc lúc này sẽ không đem đến tác dụng gì.
Biến chứng khi tiêm thuốc trưởng thành phổi
Bên cạnh những ích lợi mà thuốc trưởng thành phổi mang lại, việc sử dụng thuốc corticosteroid cũng có thể gây ra một số tác dụng phụ đối với cơ thể như:
- Khiến cho mẹ bầu bị suy thượng thận. Trong một số trường hợp, tình trạng suy thượng thận còn xảy ra ở trẻ sơ sinh nhưng rất hiếm gặp.
- Mẹ bầu có thể gặp phải các vấn đề như dị ứng, sốc phản vệ, hạ huyết áp, có khả năng cao bị nhiễm trùng khi dùng thuốc trưởng thành phổi.
- Có thể khiến cho đường huyết bị tăng cao ngay từ mũi tiêm đầu. Tình trạng này có thể kéo dài trong thời gian khoảng 5 ngày. Chính vì vậy, mẹ bầu cần phải kiểm soát chứng đái tháo đường để phòng tránh những nguy cơ không thể kiểm soát được đường huyết.
- Có thể dùng hơn 3 liều Betamethason nếu như có sự liên quan tới chứng tăng động của trẻ. Nếu như sử dụng quá liều dexamethasone thì thai nhi sẽ có khả năng cao bị nhiễm độc thần kinh.
Chính bởi do nhiều nguy cơ nên việc tiêm thuốc trưởng thành phổi cần phải được thực hiện theo sự hướng dẫn và chỉ định của các bác sĩ. Sau khi tiêm, thai phụ sẽ được y tế theo dõi chặt chẽ để phòng ngừa những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.
Nếu như mẹ bầu có các dấu hiệu sinh non hoặc đã từng bị sinh non thì cách tốt nhất đó là nên khám thai theo định kỳ. Bên cạnh đó, mẹ bầu cần phải lựa chọn những phương pháp chăm sóc thai theo từng gói để các bác sĩ có thể nắm rõ được tiền sử bệnh lý để đưa ra hướng điều trị kịp thời. Từ đó sẽ hạn chế nguy cơ mắc phải một số bệnh lý gây ảnh hưởng tới mẹ và thai nhi.
Tiêm trưởng thành phổi có đắt không?
Tiêm thuốc trưởng thành phổi hay thuốc trợ phổi có chi phí dao động từ 250.000 – 300.000 đồng/mũi tiêm. Liều chuẩn là tiêm hai mũi và tiêm cách nhau 24 tiếng.
Việc tiêm thuốc trưởng thành phổi sẽ hạn chế những rủi ro không đáng có cho mẹ và trẻ. Tuy nhiên bạn cần phải có hướng sử dụng đúng đắn và phù hợp để không gây ảnh hưởng đến sức khỏe nhé.