1. Nhiễm trùng phổi có tính chất nguy hiểm không?
Nhiễm trùng phổi còn được gọi là viêm phổi, tình trạng này xảy ra khi vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể và gây tổn thương nhu mô phổi dẫn đến suy hô hấp do rối loạn trao đổi khí, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe tùy các mức độ khác nhau, hoặc cũng có thể đe dọa đến tính mạng người bệnh.
Dựa theo nguyên nhân mắc bệnh, viêm phổi còn được phân loại theo mỗi nhóm khác nhau:
Do vi khuẩn
Tình trạng không khí bị ô nhiễm, cơ thể hiện mắc phải các bệnh lý nền (tăng huyết áp, cao mỡ máu,…) hoặc không được hệ miễn dịch bảo vệ tốt (trẻ nhỏ, người cao tuổi,…) có thể trở thành cơ hội cho các loại vi khuẩn gây bệnh. Vi khuẩn gây nhiễm trùng phổi hầu hết đều liên quan đến Streptococcus (liên cầu khuẩn).
Hình ảnh minh họa vi khuẩn Streptococcus
Do virus
Virus cũng là một trong những tác nhân phổ biến gây nên bệnh viêm phổi, thường chiếm tỷ lệ cao trong số những ca mắc bệnh. Ở thể nhẹ, người bệnh chỉ mắc phải chứng cảm lạnh hoặc cảm cúm,… mặc dù không có thuốc đặc trị nhưng chỉ cần bổ sung dinh dưỡng, giữ ấm cơ thể có thể giúp tình trạng thuyên giảm.
Với trẻ nhỏ thường sẽ gặp phải virus cúm A và virus cúm B nếu mắc phải viêm phổi. Còn tác nhân gây bệnh ở người lớn chủ yếu là hantavirus, virus herpes,…
Do nấm
Các bào tử của nấm cũng có thể sinh trưởng và gây bệnh lý nhiễm trùng ở cơ quan hô hấp của con người, nhất là đối với những bệnh nhân có thể trạng yếu như vừa trải qua phẫu thuật, mắc các bệnh lý tự miễn (HIV, vảy nến,…).
Một số trường hợp mắc bệnh khác do tính chất công việc đặc thù, thường xuyên tiếp xúc với môi trường ô nhiễm nhưng không được bảo hộ kỹ càng, có thể kể đến như công nhân, nông dân, thợ xây, lao công,…
Do hóa chất
Nhóm nguyên nhân gây bệnh này có tính chất cực kỳ nguy hại, không những ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn có thể đe dọa đến tính mạng bệnh nhân. Thường mỗi hóa chất có tính nguy hiểm đặc thù, không những chỉ gây nhiễm trùng phổi mà còn có thể gây hại đến nhiều cơ quan khác nhau. Tùy theo thời gian, mức độ phơi nhiễm, chất lượng đồ bảo hộ, thể trạng của người bệnh,… mà sự tác động của hóa chất sẽ khác nhau.
2. Các triệu chứng thường gặp phải là gì?
Một số triệu chứng điển hình mà các bệnh nhân thường gặp phải còn tùy vào độ tuổi và thể trạng hiện tại.
Với trẻ em
-
Sốt: sốt vừa hoặc số cao, có thể đi kèm với ớn lạnh, mệt mỏi, nôn mửa,…
-
Ho: có thể là ho khan, hoặc ho có đờm, màu sắc đàm thường xanh, trắng, một số trường hợp có thể có màu đỏ.
-
Hô hấp: thở khò khè, thở nhanh hay gắng sức, nếu trẻ khó thở sẽ có dấu hiệu cánh mũi phập phồng, co kéo khoảng gian sườn, co kéo hõm ức, rút lõm lồng ngực.
-
Một số dấu hiệu khác: chán ăn, quấy khóc, vã mồ hôi,…
Với người lớn
-
Sốt: thông thường viêm phổi sẽ gây triệu chứng sốt cao ở người lớn, có thể lên đến 400C, kèm theo đó là đau đầu, chóng mặt, buồn nôn,… Nếu cơn sốt cao hơn mức vừa nói trên, bạn nên đến cơ sở y tế để được chữa trị phòng ngừa các biến chứng.
-
Ho: các cơn ho diễn ra thường xuyên và kéo dài trong nhiều ngày, xuất hiện đờm dãi màu trắng hoặc xanh có thể là triệu chứng của viêm phổi.
-
Đau cơ, nhức mỏi tay chân: bệnh nhân thường sẽ cảm thấy đau mỏi các cơ, tay chân,… khi mắc phải căn bệnh này.
-
Hô hấp: tình trạng khó thở có thể sẽ xuất hiện trong các hoạt động gắng sức. Nhưng khi diễn biến bệnh trở nên nghiêm trọng, bạn sẽ có cảm giác như không có đủ không khí để thở, phải cố gắng mới thở được mặc dù đang nghỉ ngơi.
-
Một số triệu chứng khác: môi tím, tái xanh, tiêu chảy, sụt cân, vã mồ hôi, chán ăn,…
Ho cũng là một trong số các triệu chứng của bệnh
3. Biện pháp nào có thể ngăn ngừa nhiễm trùng phổi?
Để có thể bảo vệ cơ thể tránh khỏi những mầm bệnh gây hại, ảnh hưởng đến sức khỏe. Bạn có thể áp dụng một số lời khuyên sau đây:
Giữ vệ sinh thân thể
Trẻ em là đối tượng dễ bị tác động bởi môi trường và các loại vi khuẩn, virus,… gây bệnh. Vì vậy, trẻ cần được chú ý vệ sinh thân thể thường xuyên, còn phải kể đến các vật dụng trẻ hay tiếp xúc như bình sữa, đồ chơi, chén, thìa,… để giảm bớt khả năng mắc bệnh cho trẻ.
Với người lớn, ngoài việc tắm rửa hằng ngày, bạn nên rửa tay thường xuyên với các loại dung dịch sát khuẩn, nhất là trước và sau khi chạm vào mũi, mắt, miệng, hoặc sử dụng, sờ nắm các vật dụng công cộng như nút bấm, tay nắm cửa, lan can,…
Giữ vệ sinh cá nhân bằng cách sử dụng dung dịch sát khuẩn
Với những người có tính chất công việc đặc thù, bạn nên tuân thủ nghiêm ngặt quy định về an toàn trong lao động, chú ý vệ sinh thân thể, rửa tay sau khi làm việc, trước khi ăn uống,…
Cân bằng dinh dưỡng
Bổ sung đầy đủ các thành phần dinh dưỡng, cân bằng chúng với mức độ hợp lý có thể giúp hệ miễn dịch của bạn được khỏe mạnh, ngăn ngừa các tác nhân gây hại ngay từ bên trong.
Việc cung cấp dinh dưỡng đặc biệt quan trọng với trẻ sơ sinh, cần phải cho bé uống sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu và chỉ bắt đầu ăn dặm vào những tháng tiếp theo, xen kẽ với việc bú sữa mẹ, có thể kéo dài đến 24 tháng.
Duy trì nếp sống lành mạnh
Thiết lập chế độ vận động thể thao sẽ giúp cho bạn có một cơ thể dẻo dai, chịu sức bền tốt, vừa nâng cao thể trạng và phòng ngừa mọi nguy cơ gây bệnh. Bên cạnh đó, bạn nên từ bỏ thói quen hút thuốc lá, thuốc lá điện tử,… sử dụng nhiều các thức uống có cồn, nước có gas,…
Kiểm tra sức khỏe
Thăm khám sức khỏe định kỳ, tối thiểu 6 tháng/lần sẽ giúp bạn phát hiện, đồng thời ngăn chặn các dấu hiệu bất thường trên cơ thể (nếu có) bằng các biện pháp chẩn đoán chính xác, đảm bảo an toàn và hiệu quả.