Gai đôi cột sống là một trong số những bệnh lý về xương khớp. Bệnh gây ảnh hưởng đáng kể đến khả năng vận động và chất lượng cuộc sống của chúng ta. Vậy gai đôi cột sống là gì? Nguyên nhân và dấu hiệu của bệnh lý này ra sao? Bạn đọc tìm hiểu vấn đề này ở phần dưới của bài viết sau.
Gai đôi cột sống là gì?
Gai đôi cột sống hay còn được gọi là tật nứt đốt sống. Đây vốn là một bệnh lý bẩm sinh xảy ra do phần ống sống của trẻ không được đóng một cách hoàn toàn trong quá trình hình thành nên bào thai.
Tùy thuộc vào vị trí và kích thước mà gai đôi cột sống thường có thể nhẹ đến nặng. Chính vì vậy, việc điều trị bệnh là điều vô cùng cần thiết. Để tránh nguy cơ bị tàn tật vĩnh viễn và các tổn thương hệ thần kinh, trẻ có thể được chỉ định phẫu thuật.
Các loại gai đôi cột sống
1. Thoát vị tủy – màng tủy
Đây là tình trạng các đốt sống bị nứt và có mức độ nghiêm trọng nhất. Khi ấy, phần bên ngoài lưng của trẻ sẽ hình thành 1 túi bao. Túi có thể được hình thành tại bất cứ phần nào của cột sống, túi thường chứa các dây thần kinh và tủy sống.
2. Thoát vị màng tủy
Thoát vị màng tủy vốn là một loại nứt đốt sống mà có một túi chất lỏng được hình thành ở bên ngoài của cột sống. Tuy nhiên, loại bao này lại không chứa bất cư một phần nào của tủy sống và không gây ra nhiều tổn thương ở hệ thần kinh.
3. Tật nứt đốt sống ẩn
Đây là dạng nứt đốt sống có mức độ nhẹ nhất và phổ biến nhất. Tật nứt đốt sống xảy ra khi một hoặc nhiều đốt sống không được hình thành đúng cách nhưng phần khoảng cách lại rất nhỏ. Chính vì vậy, rất khó để có thể chẩn đoán được tình trạng này.
4. Gai đôi cột sống ở người lớn
Bên cạnh 3 tật nứt đốt sống bẩm sinh, người lớn cũng có thể gặp phải tình trạng bị nứt đốt sống. Ở người lớn, những khuyết tật và triệu chứng vốn đã được hình thành. Tuy nhiên, bạn vẫn có thể khắc phục được bằng cách sử dụng thuốc hay thực hiện những biện pháp điều trị khác.
Dấu hiệu nhận biết gai đôi cột sống
1. Thoát vị tủy – màng tủy
Khi mắc chứng thoát vị màng tủy, bệnh nhân sẽ xuất hiện những triệu chứng như:
- Chân bị liệt hoặc yếu.
- Co giật.
- Bàn chân bị biến dạng.
- Cong vẹo vùng cột sống.
- Ruột và bàng quang có vấn đề.
2. Thoát vị màng tủy
Những triệu chứng điển hình khi người bệnh bị thoát vị màng tủy đó là:
- Sau vùng cột sống xuất hiện các lỗ nhỏ.
- Màng tủy bị đẩy ra bên ngoài thông qua phần lỗ nhỏ ở vùng cột sống.
- Tủy sống không bị tổn thương.
3. Tật nứt đốt sống ẩn
Những dấu hiệu điển hình cho biết bạn bị nứt đốt sống ẩn đó là:
- Giữa các đốt sống có khoảng trống nhỏ.
- Không có túi bao và bao chứa ở bên ngoài cơ thể.
- Trên lưng xuất hiện các cụm lông.
- Vùng lưng xuất hiện mỡ thừa.
4. Nứt đốt sống ở người lớn
Chứng gai đôi cột sống thường có những dấu hiệu như:
- Rối loạn tiêu hóa hoặc bị táo bón.
- Gặp những vấn đề về xương như viêm khớp, loãng xương, đau lưng.
- Dễ bị bầm tím, vết thương chậm lành.
- Huyết áp cao.
- Bị ngưng thở mỗi khi ngủ.
- Nguy cơ béo phì cao.
Nguyên nhân gây gai đôi cột sống
- Do cơ thể bị thiếu folate.
- Trong gia đình có người từng bị gai đôi cột sống.
- Do sử dụng một số loại thuốc, điển hình như thuốc chống động kinh.
- Phụ nữ bị béo phì trước thời điểm mang thai.
- Phụ nữ mắc phải căn bệnh tiểu đường.
- Nhiệt độ trong cơ thể của mẹ bầu bị tăng trong những tuần đầu thai kỳ.
Gai đôi cột sống có nguy hiểm không?
Tình trạng gai đôi cột sống nếu không được điều trị kịp thời sẽ dẫn đến những biến chứng nguy hiểm như:
- Bị yếu cơ, tê liệt chân, gây khó khăn khi đi bộ và di chuyển.
- Trẻ gặp các vấn đề về khuyết tật như trật khớp hông, cong vẹo vùng cột sống, biến dạng khớp và xương.
- Những dây thần kinh hỗ trợ hoạt động của bàng quang và ruột không được hoạt động bình thường.
- Dễ gây ra hiện tượng não úng thủy.
- Các mô xung quanh não bị nhiễm trùng.
- Trẻ bị rối loạn nhịp thở mỗi khi ngủ.
- Phần tủy sống xuất hiện các nếp gấp.
- Trẻ gặp các vấn đề về da.
- Trẻ có nguy cơ cao bị dị ứng các sản phẩm được làm từ cao su.
- Một số biến chứng khác: Rối loạn tiêu hóa, nhiễm trùng đường tiết niệu.
Chẩn đoán gai đôi cột sống
Để chẩn đoán gai cột sống, bệnh nhân có thể được chỉ định thực hiện các xét nghiệm như:
- Xét nghiệm máu.
- Thực hiện siêu âm.
- Xét nghiệm chọc dò ối.
Biện pháp điều trị gai đôi cột sống
1. Phẫu thuật trước khi sinh
Để thực hiện phẫu thuật, bác sĩ sẽ bóc phần tử cung của người mẹ và điều chỉnh ống tủy sống ở thai nhi. Ngoài ra, phương pháp này cũng có thể được thực hiện bằng phương pháp như sử dụng kính để soi thai trong tử cung.
2. Sinh mổ
Nếu nhận thấy trẻ sơ sinh bị thoát vị màng tủy – tủy hoặc xuất hiện túi nang lớn, bác sĩ sẽ chỉ định sinh mổ để giúp cho mẹ và bé được an toàn.
3. Phẫu thuật điều trị sau sinh
Sau sinh, bác sĩ sẽ đặt mô và tủy sống của trẻ vào trong cơ thể và được bao phủ bằng những mô da. Ngoài ra, để kiểm soát tình trạng não úng thủy, bác sĩ có thể sẽ đặt Shunt não.
4. Điều trị các biến chứng
Để điều trị các biến chứng, trẻ nhỏ có thể được chỉ định thực hiện những biện pháp điều trị như:
- Sử dụng các loại dụng cụ hỗ trợ.
- Thực hiện các xét nghiệm như siêu âm, quét thận, chụp X- quang, xét nghiệm máu.
- Phẫu thuật điều trị não úng thủy.
- Kiểm soát những biến chứng bằng việc cho trẻ sử dụng ghế đi lại, ghế tắm.
Phòng ngừa tật gai đôi cột sống
Để phòng ngừa gai đôi cột sống, bạn nên thực hiện các biện pháp như:
- Bổ sung đầy đủ lượng acid folic cho cơ thể.
- Nên thống báo với bác sĩ về những thuốc mà bạn đang dùng như thuốc không kê toa, thuốc kê toa, các loại vitamin.
- Không sử dụng bồn tắm chứa nước nóng.
- Kiểm soát béo phì và bệnh tiểu đường trong thai kỳ.
- Bổ sung các loại thực phẩm tốt cho cơ thể như các loại đậu, rau lá xanh, thực phẩm chứa nhiều folate.
Mọi vấn đề liên quan đến gai đôi cột sống đã được chúng tôi giải đáp cụ thể qua bài viết. Chính vì vậy, để tránh nguy cơ dẫn đến bệnh lý, mẹ bầu hãy chủ động thăm khám trong quá trình mang thai nhé.