Bệnh viêm phế quản dạng hen là gì, có nguy hiểm không? Có những cách điều trị nào? Chúng tôi đã tổng hợp toàn bộ thông tin bạn thắc mắc trong bài viết này!
Viêm phế quản dạng hen là gì?
Viêm phế quản dạng hen thực chất là bệnh lý biến chứng của viêm phế quản khi không được điều trị dứt điểm, kịp thời.
Khi mắc bệnh lý này, người bệnh đồng thời xảy ra cả hai tình trạng là viêm phế quản và hen phế quản. Không chỉ thấy ho kéo dài mà bệnh nhân còn xảy ra hiện tượng khó thở đột ngột. Dựa vào các biểu hiện, người ta chia viêm phế quản dạng hen làm 2 loại là:
- Viêm phế quản co thắt dạng hen: Đặc điểm của bệnh nhân mắc viêm phế quản co thắt dạng hen là ho theo chu kỳ, hơi thở của bệnh có tiếng khò khè như người bị hen suyễn. Khi giao mùa hoặc trong điều kiện thời tiết thay đổi đột ngột, người bệnh dễ mắc loại này.
- Viêm phế quản dạng suyễn: Người bệnh mắc loại này thường ho rất nhiều vào ban đêm kèm khó thở và đau thắt ở vùng ngực. Qua khám xét có thể thấy được tình trạng sưng, phù nề ở niêm mạc phế quản. Có thể nhận biết bệnh qua tình trạng cơ thể và lượng mồ hôi tiết ra.
Các triệu chứng của viêm phế quản dạng hen
- Ho nhiều, các cơn ho xuất hiện theo từng cơn và tăng dần theo tiến triển bệnh
- Đổ mồ hôi, đặc biệt là vào ban đêm
- Khó thở, thở thường phát ra tiếng khò khè kèm các cơn đau tức ngực do đường dẫn khí bị thu hẹp
- Có triệu chứng sốt nhẹ, tăng từ 1 đến 2 độ so với nhiệt độ của người bình thường
- Cơ thể mệt mỏi, chán ăn và có biểu hiện buồn nôn
Đối tượng của viêm phế quản dạng hen
Cả người lớn và trẻ em đều có nguy cơ mắc phải bệnh viêm phế quản dạng hen. Tuy nhiên, bệnh tương đối phổ biến đối với trẻ nhỏ. Bên cạnh những triệu chứng chung nêu ở bên trên, bạn nên kiểm tra cổ họng của trẻ xem có dịch nhầy không? Hơi thở của trẻ có nhanh, gấp không? Nếu có cả hai cùng một số triệu chứng đi kèm thì nên đưa trẻ đến bệnh viện khám để có phác đồ điều trị kịp thời.
Nguyên nhân gây viêm phế quản dạng hen
Viêm phế quản dạng hen do các loại vi khuẩn đường ho hấp gây nên mà điển hình là RSV, một loại hợp bào hô hấp. Các loại vi khuẩn Influenzae, liên cầu khuẩn, vi khuẩn tự cầu cũng là nguyên nhân chính dẫn đến bệnh.
Các nguyên nhân khác gây nên viêm phế quản dạng hen bạn cần lưu ý:
- Không chữa tận gốc viêm phế quản từ sớm, bỏ dở phác đồ điều trị viêm phế quản ngay khi hết triệu chứng
- Bệnh về tiêu hóa cũng sẽ gây ra viêm nhiễm phế quản
- Tình trạng căng thẳng, áp lực kéo dài
- Dị ứng với lông thú, phấn hoa hoặc mùi lạ sẽ rất dễ kích ứng gây ra viêm phế quản dạng hen, đặc biệt với những người có bệnh lý nền là viêm phế quản.
- Thường xuyên tiếp xúc với chất kích thích như khói thuốc lá
- Lạm dụng quá mức thuốc chống viêm, giảm đau Aspirin, thuốc giãn mạch Beta,…
Viêm phế quản dạng hen có nguy hiểm không
Viêm phế quản dạng hen sẽ không gây ra những biến chứng nguy hiểm nếu có phương pháp điều trị dứt điểm từ sớm. Ở giai đoạn nhẹ, bệnh có thể được điều trị dứt điểm hoàn toàn sau từ 1 đến 2 tuần. Ngược lại nếu để lâu, viêm phế quản dạng hen sẽ gây ra các biến chứng nguy hiểm sau:
- Gây xẹp phổi: Biến chứng này phổ biến ở trẻ nhỏ. Khi lên cơn hen suyễn, trẻ sẽ khó thở do hiện tượng dịch nhầy tích tụ ở đường ống phế quản. Xẹp phổi nếu không được điều trị từ sớm có thể gây bại não.
- Tràn khí màng phổi: Phế nang sẽ dễ rách hơn trong trường hợp bị giãn và mạch máu thưa thớt. Người bệnh sẽ cảm thấy đau tức ngực, chân tay tím tái kèm khó thể.
- Suy hô hấp mạn tính: Đây là biến chứng dễ gây ra khả năng tử vong nhất đặc biệt là ở trẻ nhỏ nếu không có can thiệp chữa trị kịp thời. Bệnh nhân mắc bệnh này thường lên các cơn khó thở đột ngột, người bệnh sẽ thở nhanh hơn để lấy oxy, chân tay sẽ tím tái.
Các xét nghiệm để chẩn đoán viêm phế quản dạng hen
3 xét nghiệm để chẩn đoán bạn có mắc viêm phế quản dạng hen bao gồm:
- Chụp X-quang ngực: Bác sĩ sẽ chỉ định bạn làm loại xét nghiệm này dựa trên những triệu chứng ban đầu về bệnh. Qua kết quả hình ảnh trực quan thực tế sau xét nghiệm, bác sĩ sẽ có phân tích và nhận định về tình trạng bệnh cũng như có phác đồ điều trị chính xác nhất.
- Đo lưu lượng thở: Kết quả của lưu lượng thở sẽ giúp bác sĩ biết được lực thở mạnh yếu của người bệnh. Kết hợp cùng với kết quả chụp X-quang để đánh giá mức độ tổn thương phế nang của bệnh nhân.
- Đo phế dung: Phế dung kiểm tra hoạt động của phổi khi bạn hít thở. Đây là loại xét nghiệm quan trọng để bác sĩ nhận định xem có xảy ra tình trạng tổn thương phổi nghiêm trọng hay không?
Cách điều trị viêm phế quản dạng hen
Thuốc Tây y
Với những loại bệnh do vi khuẩn hô hấp gây ra, điều trị bằng thuốc Tây y đem lại hiệu quả nhanh, bền vững. Tuy nhiên, nó cũng là phương pháp để lại nhiều tác dụng phụ với người bệnh, đặc biệt là khi sử dụng với trẻ nhỏ. Bởi vậy, phương pháp này cần tuân thủ tuyệt đối theo chỉ dẫn của bác sĩ điều trị.
Kháng sinh được sử dụng để diệt trừ vi khuẩn gây hại đồng thời tạo ra bức “rào chắn” ngăn chặn sự tấn công của vi khuẩn đến các cơ quan. Người bệnh có thể thấy được hiệu quả sau vài ngày sử dụng. Tuy nhiên, nếu sử dụng trong một thời gian dài rất dễ gây ra nhờn thuốc. Các loại thuốc kháng cũng được sử dụng để làm giãn phế quản như Albuterol, Corticosteroid, Cholinergic,…
Thuốc Nam
Thuốc Nam không gây ra tác dụng phụ nhưng hiệu quả điều trị của thuốc sẽ chậm hơn. Đáng lưu ý ở đây, bạn nên tìm hiểu thật kỹ trước khi dùng thuốc Nam điều trị tại nhà, đặc biệt khi sử dụng cho trẻ nhỏ. Tham khảo bài thuốc Nam sau:
- Lá tía tô: Giã nhuyễn 1 nắm tía tô và 5 quả táo tàu. Hỗn hợp trên vắt lấy nước đun ấm chia đều uống 2 lần/ngày. Hoặc bạn có thể cho vào bình, thêm 300g trà hãm uống thay nước.
- Mật ong chanh: Bài thuốc giúp tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể. Cách làm cũng tương đối đơn giản khi bạn chỉ cần pha đều 100ml mật ong, 3-5ml nước cốt chanh bỏ hạt và 500 ml nước ấm và uống.
Thuốc Đông y
Do chiết xuất từ 100% thảo dược thiên nhiên nên đây được coi là phương pháp điều trị an toàn và cho hiệu quả tương đối nhanh. Bạn có thể tham khảo bài thuốc Đông y sau:
- Chuẩn bị 15g Rẻ quạt, Tế tân, Mai hoàng, Khoản đông hoa + 10g Ngũ vị tử, Bán hạ, Tử uyển + 5 lát Sinh khưởng
- Đổ 1,5 lít nước lọc vào hỗn hợp trên
- Đun nhỏ lửa đến khi còn 2 chén, chia uống 2 lần/ ngày vào sáng và tối.
Bệnh viêm phế quản dạng hen không nguy hiểm nếu bạn có không chủ quan và có các biện pháp phòng ngừa, chữa trị từ sớm. Sức khỏe là tài sản quý giá của mỗi người nên hãy trân trọng nó. Chúc bạn luôn khỏe mạnh