Tình trạng trẻ sơ sinh bị ho có đờm gây ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe sau này của bé. Tuy vậy, vẫn còn nhiều bố mẹ không biết nên xử lý thế nào trong trường hợp này. Từ việc nhận biết các dấu hiệu, phương pháp điều trị, cách chăm sóc trẻ,… tất tần tật đều sẽ được đề cập trong bài viết sau.
Dấu hiệu nhận biết trẻ sơ sinh bị ho có đờm
Dưới đây là những dấu hiệu để nhận biết trẻ sơ sinh bị ho có đờm mà các bố mẹ nên lưu ý:
- Hơi thở khò khè, khó thở.
- Nghẹt mũi, nhảy mũi, nước mũi có màu vàng đặc.
- Ho khan, ho liên tục, âm thanh ho nghe rất nặng.
- Có hiện tượng khạc đờm, đờm có màu trắng hoặc vàng.
- Một vài trường hợp có thể gây sốt nhẹ.
Ngoài ra, trẻ sơ sinh bị ho có đờm cũng là một triệu chứng của nhiều bệnh lý khác nhau. Cụ thể:
- Cảm lạnh: Ho có đờm kèm theo các triệu chứng viêm họng, sổ mũi, chán ăn và không phát sốt.
- Ho gà: Trẻ sơ sinh thường xuyên ho có đờm về đêm, hơi thở rít lên, môi tái.
- Viêm tiểu phế quản: Gồm những triệu chứng như hơi thở khò khè, ho từng cơn về đêm. Ngoài ra, trẻ còn khóc nháo liên tục, không yên giấc.
- Đường hô hấp có dị vật: Vừa ho có đờm vừa nôn ói, và hơi thở khò khè do trào ngược thực quản, nhằm đào thải dị vật ra khỏi cổ họng.
Cách trị ho có đờm cho trẻ sơ sinh
Có nhiều cách để trị ho có đờm cho trẻ sơ sinh, nhưng tốt nhất vẫn là điều trị theo liệu trình của bác sĩ kết hợp chăm sóc bé tại nhà. Bố mẹ có thể tham khảo một vài biện pháp chữa trị sau đây:
– Thăm khám bác sĩ và uống thuốc: Để đảm bảo có những chẩn đoán chính xác nhất, bố mẹ nên đưa trẻ đến thăm khám bác sĩ. Ngoài những liều thuốc Tây y, người lớn có thể áp dụng những bài thuốc dân gian để đẩy nhanh quá trình hồi phục sức khỏe bé.
– Chăm sóc cơ thể bé: Để các phương thuốc mang lại hiệu quả tốt hơn, người lớn nên kết hợp các biện pháp chăm sóc sức khỏe bé theo hướng dẫn sau;
- Cho bé uống nhiều nước, đặc biệt với trường hợp gây sốt cao.
- Chú ý vệ sinh cơ thể bé và những vật dụng xung quanh. Hạn chế tình trạng bụi bám trên các đồ chơi của bé, sẽ khiến vi khuẩn tái xâm nhập.
- Áp dụng biện pháp vỗ lưng giúp lưu thông tuần hoàn máu ở phế quản, có tác dụng đào thải đờm ra khỏi cơ thể bé. Lưu ý rằng không nên thực hiện phương pháp này ngay khi mới ăn xong, dễ khiến bé bị sốc, nôn trớ.
- Trường hợp phát sốt, bố mẹ có thể chườm ấm cho trẻ và kiểm tra thân nhiệt bé thường xuyên. Ngoài ra, các liều thuốc hạ sốt cũng có thể được dùng trong lúc này.
- Thiết lập chế độ ăn dinh dưỡng: Bổ sung cho bé thực phẩm chứa nhiều khoáng chất, vitamin, đạm,… và hạn chế các món ăn đóng hộp, thức uống có gas. Ngoài ra, nên cho bé ăn những thức ăn dễ tiêu hóa như cháo, súp, bột loãng,… Đặc biệt, cần chia nhỏ những bữa ăn của bé, không nên cho bé ăn quá no trong một bữa.
Thuốc trị ho có đờm cho trẻ sơ sinh
– Thuốc Tây: Hiện nay có nhiều loại thuốc Tây trị ho được chế biến dưới dạng viên uống, viên ngậm, siro,.. với những thành phần kháng khuẩn, chống viêm, giúp giảm ho, tiêu đờm. Riêng đối với trẻ sơ sinh, siro trị ho là lựa chọn thích hợp hơn cả. Bởi siro có vị khá ngọt, dạng lỏng, dễ cho các bé uống. Những loại siro trị ho đang phổ biến hiện nay là Prospan, Bisolvon, Muhi, Doliprane,…
– Các bài thuốc nam: Điều trị bằng những bài thuốc nam tương đối an toàn hơn và không gây tác dụng phụ. Dưới đây là những phương thuốc phổ biến trong việc trị ho có đờm ở trẻ sơ sinh:
- Rau diếp cá: Người lớn đem rau diếp cá giã nát chung với nước vo gạo, sau đó bỏ bã, chắt lấy nước. Tiếp theo tiến hành đun sôi hỗn hợp này rồi cho bé uống 2-3 lần mỗi ngày.
- Lá hẹ: Hẹ có vị khá khó chịu đối với trẻ nhỏ nên các mẹ có thể chưng lá hẹ với đường phèn để trẻ dễ dùng hơn. Rửa sạch hẹ, đem hấp cách thủy với đường phèn trong vòng 20 phút, sau đó cho bé uống khi nước còn ấm.
- Củ cải: Củ cải chứa nhiều dưỡng chất trị ho, đau họng, tiêu đờm rất hiệu quả. Bố mẹ có thể cắt nhỏ củ cải rồi đem ép lấy nước cốt cho bé uống hằng ngày.
- Tỏi: Tỏi rất hữu hiệu trong việc trị ho có đờm cho trẻ sơ sinh. Bố mẹ có thể giã nát tỏi, hòa chung với mật ong, sau đó cho tất chưng cách thuỷ trong vòng 15 phút. Sau 2 ngày dùng món ăn này, các triệu chứng bệnh ở trẻ sẽ giảm đi rõ rệt
[Chia sẻ] Cách chọn siro trị ho có đờm cho bé an toàn hiệu quả
Trẻ sơ sinh ho có đờm phải làm sao
Ho có đờm ở trẻ sơ sinh có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm, chẳng hạn như viêm phổi. Một khi phát sinh những bệnh lý này thì quá trình điều trị khó khăn hơn nhiều, kéo theo những ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của bé sau này. Thế nên, các bố mẹ phải đưa bé đến trung tâm y tế gần nhất để thăm khám khi thấy những triệu chứng đáng ngờ. Đối với trường hợp ho kéo dài trên 1 tháng, trẻ cần được kiểm tra chuyên sâu bằng cách chụp x-quang, nội soi ngực,…
Các bố mẹ có thể tham khảo những thông tin trên đây để biết cách xử lý khi trẻ bị sơ sinh bị ho có đờm. Mong chúc rằng con bạn luôn có sức khỏe tốt và một đường hô hấp khỏe mạnh.
Theo : WHO Việt Nam